Tiết kiệm 13-14 triệu/tháng, bảng chi tiêu khiến nhiều người phải trầm trồ vì 1 chi tiết

Ngọc Linh,
Chia sẻ

Vì muốn tiết kiệm nên mỗi tháng chỉ chi 1,2 triệu tiền tiêu vặt, mua sắm. Việc này đúng là không phải ai cũng làm được.

Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính cá nhân, tâm sự của một chàng trai trẻ mới lấy vợ đã khiến nhiều người phải nể. Hiện tại, vợ chồng anh đang sống cùng bố mẹ, nhưng vì muốn xây nhà ở riêng, nên hàng tháng, các khoản chi đều tiết kiệm tối đa. Thu nhập của vợ chồng ở mức 25-26 triệu nhưng tháng nào cũng tiết kiệm được một nửa.

Tiết kiệm 13-14 triệu/tháng, bảng chi tiêu khiến nhiều người phải trầm trồ vì 1 chi tiết- Ảnh 1.

Nguyên văn chia sẻ của chàng trai mới lấy vợ

Các khoản chi của cặp vợ chồng son này trong 1 tháng có thể tóm tắt như sau:

- Tiền ăn gửi bố mẹ chồng: 5 triệu

- Tiền ăn sáng của 2 vợ chồng: 1,2 triệu đồng. Tính ra trung bình chỉ 20.000đ/người/bữa sáng

- Tiền xăng xe 2 vợ chồng: 800.000đ

- Tiền tiêu vặt 2 vợ chồng: 2,5 triệu đồng. Tính ra trung bình chỉ 1,25 triệu đồng/người/tháng

- Tiền góp để dành biếu bố mẹ vợ: 1 triệu/tháng

Trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người phải khen cách chi tiêu tiết kiệm đến mức tối đa của gia đình này. Vợ chồng trẻ, mà tiền tiêu vặt của cả 2 người chỉ dừng ở mức 2,5 triệu đồng/tháng, có tháng còn không tiêu hết, cộng thêm khoản tiền ăn sáng chỉ quanh quẩn đâu đó 20k/bữa/người, chứng tỏ, vợ chồng đều đồng lòng tiết kiệm vì mục tiêu có tiền xây nhà, ở riêng.

Tiết kiệm 13-14 triệu/tháng, bảng chi tiêu khiến nhiều người phải trầm trồ vì 1 chi tiết- Ảnh 2.

“Bạn là đàn ông mà suy nghĩ chỉn chu quá”

Tiết kiệm 13-14 triệu/tháng, bảng chi tiêu khiến nhiều người phải trầm trồ vì 1 chi tiết- Ảnh 3.

Nhiều người phải khen cách quản lý chi tiêu, tiết kiệm của cặp vợ chồng này

Phân bổ tiền tiết kiệm ra sao cho tối ưu?

Nếu bạn cũng đang có dự định tiết kiệm 1 số tiền nhất định mỗi tháng, và quyết tâm duy trì việc tiết kiệm này trong thời gian dài, dù vì bất kỳ mục đích nào, bạn có thể cân nhắc phân bổ tiền tiết kiệm theo phương án dưới đây, để vừa giúp tiền sinh lời, vừa hạn chế tối đa rủi ro mất tiền do không có kiến thức đầu tư: Mỗi tháng, mua nửa phân vàng, số tiền còn lại, mang gửi tiết kiệm!

Với những người chưa có kiến thức đầu tư và cũng không nghĩ tới chuyện đầu tư để dòng tiền sinh lời tối đa, gửi tiết kiệm, mua vàng và giữ vàng trong dài hạn chính là 2 phương án gần như an toàn nhất.

"Khi nền kinh tế gặp bất ổn, khủng hoảng, nhiều người sẽ mua vàng để bảo toàn giá trị tài sản của mình. Nếu bạn có một khoản tiền và đang không biết làm gì với nó, bạn có thể mua vàng và quên nó đi, nghĩa là bạn giữ vàng qua nhiều đợt biến động thì tài sản của bạn vẫn còn nguyên, bảo toàn được giá trị.

Nhưng nếu bạn mua vàng với tư duy đợi giá vàng lên rồi đem bán, tôi cho rằng đây là suy nghĩ rất tai hại, vì không có thị trường nào bền vững đi lên mà không đi xuống, đặc biệt là giá vàng đã tăng quá cao dạo gần đây càng làm cho thị trường này rủi ro hơn với các khoản đầu cơ ngắn hạn" - Chuyên gia đầu tư Gerard Do từng nhận định và đưa ra lời khuyên với việc mua vàng tích sản.

Tiết kiệm 13-14 triệu/tháng, bảng chi tiêu khiến nhiều người phải trầm trồ vì 1 chi tiết- Ảnh 4.

Anh Gerard Do

Còn với việc gửi tiết kiệm, nếu duy trì việc gửi đều đặn hàng tháng và tái tục khoản tiết kiệm, kỳ quan lãi kép có thể giúp số tiền của bạn sinh lời đáng để, mà rủi ro mất tiền lại không quá lớn.

Nếu bạn chưa biết: Lãi kép ngân hàng, hay còn gọi là lãi suất kép, phát sinh khi khách hàng tái tục toàn bộ số tiền gốc và lãi nhận được sau một kỳ tiết kiệm.

Sau một kỳ hạn gửi tiết kiệm, khách hàng sẽ nhận được một khoản tiền lãi ngoài khoản tiền gốc. Nếu cộng số tiền lãi này vào số tiền gốc ban đầu để tiếp tục gửi tiết kiệm, tiền lãi của kỳ hạn tiếp theo được gọi là lãi kép. Chu kỳ này lặp lại càng nhiều thì số tiền lãi càng cao.

Ví dụ: Bạn gửi tiết kiệm 100 triệu đồng với lãi suất 6%/năm trong vòng 10 năm.

Theo công thức tính lãi kép, số tiền bạn nhận được sau 10 năm là: 100.000.000 x (1 + 6%)^10 = 179.084.770 (VND)

Trong khi đó, nếu tính theo phương pháp lãi đơn thì sau 10 năm tổng số tiền khách hàng nhận được là: (100.000.000 × 6% × 10) + 100.000.000 = 160.000.000 (VND)

Qua đó, có thể thấy, khi áp dụng lãi kép ngân hàng, khách hàng sẽ nhận được nhiều tiền lời hơn so với lãi đơn thông thường. Đặc biệt, thời gian gửi càng dài (chu kỳ gửi tiết kiệm càng lớn) thì tiền lợi nhuận mà khách hàng nhận được từ lãi kép sẽ càng cao.

Chia sẻ