Thương quá ánh mắt, nụ cười của các con ở nơi mà máu còn quý hơn cơm ăn áo mặc
Đằng sau sự vô tư, nụ cười hồn nhiên khi chơi đùa, khi đánh bạn với đám trẻ cùng bệnh viện là nỗi ám ảnh của mẹ cha, là hàng ngày, hàng giờ đau đớn chống chọi với bệnh tật mà không biết ngày mai có đến...
Hồn nhiên, ngộ nghĩnh đúng với lứa tuổi của mình, cũng như những đứa trẻ đang sống bên ngoài bệnh viện, những em bé phải chống chọi bền bỉ với bệnh máu, nhất là những bé mắc ung thư máu, sở hữu những nụ cười ngọt ngào nhất thế gian. Nào ai biết đằng sau sự vô tư, nụ cười hồn nhiên ấy là những đợt hóa trị, những cơn đau giày vò, những giọt nước mắt của mẹ cha khi hai chữ "ung thư" rơi xuống gia đình họ, quật ngã những đứa trẻ hồn nhiên còn chưa kịp vướng bụi trần...
ThS. BS Trần Thu Thủy xót xa chia sẻ, trong số 211 bệnh nhi đang điều trị tại Khoa Bệnh máu trẻ em, Viện Huyết học và truyền máu trung ương hiện tại, có đến hơn 60% là các bé mắc ung thư máu. Có trẻ mới được phát hiện và trong đợt điều trị đầu tiên, cũng có trẻ đã “từng trải” qua vài đợt truyền hóa chất, tóc trên đầu rụng hết hoặc chỉ còn vài ba cái lơ thơ.
Cuộc sống của chúng, không gian của chúng, gắn bó với bệnh viện nhiều hơn ở nhà, ở lớp; gặp bệnh nhân, y bác sĩ còn thường hơn người nhà; và trò chơi thơ trẻ, đều gắn bó với những kim truyền, những bịch máu, chai dịch hơn là những nhà bóng, cầu trượt, sân chơi…
Mang trong mình bệnh máu, bất kể là nhóm lành tính hay ác tính, cuộc sống của những bệnh nhi đang điều trị bệnh máu ở Viện Huyết học truyền máu trung ương là những đợt điều trị dài ngày, dai dẳng.
Giấc ngủ ngon lành hiếm hoi của bé Minh Thư, 23 tháng tuổi, bị bệnh bạch cầu (một dạng ung thư máu). Thư nằm viện từ trước Tết, và thi thoảng mới được nghỉ truyền để về nhà. Em còn quá nhỏ, lại truyền nhiều nên ven bị “ẩn”, rất khó lấy. Nhân viên y tế phải đặt buồng truyền trong ngực em, để tiện thao tác.
Bố mẹ còn bận đi làm, mẹ tranh thủ vào với Thư vào giữa trưa và chiều tối rồi ngủ với em đến sáng; còn giờ hành chính, em ở với bác. Vừa nhìn thấy túi tiểu cầu “phần” mình, cô bé đã rơm rớm nước mắt; rồi khi bóng áo blouse vừa tiến lại gần mình để thao tác, Thư sợ đau, òa khóc nức nở gọi mẹ, trớ hết phần sữa bác vừa dỗ em ăn.
“Thuốc an thần” hữu hiệu nhất của Minh là ti mẹ, và cu cậu yêu ti mẹ nhất những lúc cắm kim truyền dịch, hoặc lấy máu.
Một em bé khác, có lẽ mới vài tháng tuổi, đang chơi đùa với bố ở hành lang bệnh viện. Để tránh em tò mò, giật kim truyền trên tay ra, bố mẹ phải lấy khăn xô bọc kín lại.
Hai bệnh nhi cùng chia sẻ một giường bệnh và cọc treo dịch truyền.
Thời gian gần đây, bệnh nhi phải nằm điều trị có xu hướng tăng lên. Cao
điểm, có khi 5 bệnh nhi phải chung nhau 2 giường bệnh.
Máu và các chế phẩm từ máu, với những đứa trẻ này, đặc biệt là trẻ mắc ung thư máu, quý hơn cơm ăn, áo mặc.
Phải tạm dừng việc học tập, tạm xa sách vở, bạn bè, thú vui phổ biến nhất của những bạn nhỏ đang chống chọi với bệnh máu là nghịch điện thoại thông minh.
Không gian sống của chúng quanh quẩn ở bệnh viện, trong phòng, trên hàng lang, ở thư viện, và “bạn thân nhất” của chúng, là chiếc cọc treo và những ống truyền.
Hầu hết các bạn nhỏ mắc K máu đều lười ăn. Để con ăn nhiều thêm một chút, cho đi rong ngoài hàng lang ngắm người qua lại là cách mà các bà mẹ áp dụng triệt để. Mỗi ngày, các cha mẹ vẫn cố gắng chăm sóc, giữ gìn sức khỏe và nụ cười cho con. Dù chẳng biết rằng "ngày mai" có đến, ngày mai mọi thứ sẽ tốt hơn, hay sẽ tệ đi...
Phút hồn nhiên của cậu bé lỡ tè dầm vì không kịp gọi mẹ dẫn ra nhà vệ sinh.
“Cũng như các dạng ung thư
khác, ung thư máu là do đột biến gene. Ung thư máu có thể xảy ra ở bất
cứ độ tuổi nào, không loại trừ trường hợp có trẻ mắc từ sơ sinh. Những
đột biến có thể xảy ra từ trong bụng mẹ, có thể sau khi ra đời hoặc
trong quá trình sinh sống. Trường hợp nhỏ tuổi nhất bị K máu chúng tôi
từng được điều trị là bé 45 ngày tuổi” – bác sĩ Thủy cho hay.
... có lẽ là sự xót xa và niềm hy vọng vào phép màu của bố mẹ các em.
Ở viện triền miên, những bệnh nhi tự làm thân với nhau, yêu mến nhau và những người chăm bệnh như những người nhà. Với những em bé trong tuổi nhũ nhi, hành lang bệnh viện là vừa là phòng ăn, vừa là phòng tập đi...
... còn với trẻ lớn hơn, đó là sân chơi rộng rãi, miễn phí và được yêu thích nhất.
Trong ký ức tuổi thơ của chúng, có lẽ vẫn còn chỗ cho những niềm vui, cho sự hân hoan thơ trẻ, như mọi đứa bé cùng trang lứa ở ngoài kia phòng bệnh.
Cô bé 4 tuổi này đã đi mẫu giáo, nhưng bé chỉ có thể học bập bõm, vì thời gian nằm viện dài hơn ở nhà. Mẹ đang “dụ” bé đọc cho mẹ nghe những bài thơ đã học ở lớp, đổi lại, mẹ sẽ quạt cho bé lâu thật lâu.
Cuộc sống của chúng, không gian của chúng, gắn bó với bệnh viện nhiều hơn ở nhà, ở lớp; gặp bệnh nhân, y bác sĩ còn thường hơn người nhà; và trò chơi thơ trẻ, đều gắn bó với những kim truyền, những bịch máu, chai dịch hơn là những nhà bóng, cầu trượt, sân chơi…
Bố mẹ còn bận đi làm, mẹ tranh thủ vào với Thư vào giữa trưa và chiều tối rồi ngủ với em đến sáng; còn giờ hành chính, em ở với bác. Vừa nhìn thấy túi tiểu cầu “phần” mình, cô bé đã rơm rớm nước mắt; rồi khi bóng áo blouse vừa tiến lại gần mình để thao tác, Thư sợ đau, òa khóc nức nở gọi mẹ, trớ hết phần sữa bác vừa dỗ em ăn.
Bạn cùng phòng của Thư, bé Minh, cũng tương tự. Minh phải lấy ven ở đầu và cả ven tay nữa. Minh mới 24 tháng tuổi và đã chống chọi với bệnh hiểm nghèo 13 tháng nay. Mẹ của em, một giáo viên mầm non đã quyết định nghỉ dạy để chăm sóc con. Minh rất lanh lợi và thân thiện, nhưng mẹ hơi buồn một tí vì cậu bé chưa nói được nhiều từ, “có lẽ ốm, rồi thuốc vào người nhiều quá, nó chậm hơn trẻ khác chăng?”.
“Thuốc an thần” hữu hiệu nhất của Minh là ti mẹ, và cu cậu yêu ti mẹ nhất những lúc cắm kim truyền dịch, hoặc lấy máu.
Một em bé khác, có lẽ mới vài tháng tuổi, đang chơi đùa với bố ở hành lang bệnh viện. Để tránh em tò mò, giật kim truyền trên tay ra, bố mẹ phải lấy khăn xô bọc kín lại.
Ung thư máu là bệnh thuộc nhóm ác tính, có tiên lượng xấu, và ngoài việc dùng hóa chất tấn công tế bào ung thư cũng như tạo điều kiện cho tế bào lành phát triển trở lại, việc bổ sung các thành phần máu bị thiếu hụt sau hóa trị cũng cực kỳ quan trọng.
Máu và các chế phẩm từ máu, với những đứa trẻ này, đặc biệt là trẻ mắc ung thư máu, quý hơn cơm ăn, áo mặc.
Dấu vết rõ rệt nhất của những đợt điều trị ung thư, đó là những cái đầu trọc hếu, tóc được cạo sạch, hoặc tự rụng dần theo thời gian. Cũng vì thế, nếu chỉ nhìn qua, không dễ để phân biệt giới tính của những bệnh nhi này.
Phải tạm dừng việc học tập, tạm xa sách vở, bạn bè, thú vui phổ biến nhất của những bạn nhỏ đang chống chọi với bệnh máu là nghịch điện thoại thông minh.
Không gian sống của chúng quanh quẩn ở bệnh viện, trong phòng, trên hàng lang, ở thư viện, và “bạn thân nhất” của chúng, là chiếc cọc treo và những ống truyền.
Hầu hết các bạn nhỏ mắc K máu đều lười ăn. Để con ăn nhiều thêm một chút, cho đi rong ngoài hàng lang ngắm người qua lại là cách mà các bà mẹ áp dụng triệt để. Mỗi ngày, các cha mẹ vẫn cố gắng chăm sóc, giữ gìn sức khỏe và nụ cười cho con. Dù chẳng biết rằng "ngày mai" có đến, ngày mai mọi thứ sẽ tốt hơn, hay sẽ tệ đi...
Phút hồn nhiên của cậu bé lỡ tè dầm vì không kịp gọi mẹ dẫn ra nhà vệ sinh.
Đằng sau những ánh mắt khắc khoải này...
Ở viện triền miên, những bệnh nhi tự làm thân với nhau, yêu mến nhau và những người chăm bệnh như những người nhà. Với những em bé trong tuổi nhũ nhi, hành lang bệnh viện là vừa là phòng ăn, vừa là phòng tập đi...
... còn với trẻ lớn hơn, đó là sân chơi rộng rãi, miễn phí và được yêu thích nhất.
Trong ký ức tuổi thơ của chúng, có lẽ vẫn còn chỗ cho những niềm vui, cho sự hân hoan thơ trẻ, như mọi đứa bé cùng trang lứa ở ngoài kia phòng bệnh.