Thùng lưu trữ không chỉ tiện ích mà còn giúp tôi nhận ra sai lầm khi mua sắm đồ đạc
Bằng cách này, các bạn có thể hạn chế và điều chỉnh được thói quen mua sắm của mình.
* Bài viết này được viết bởi Marlen Komar - Một nhà văn, đồng thời là cây viết có tiếng với sở thích tích trữ đồ đạc trong nhà ở Chicago (Hoa Kỳ):
Tôi thích việc tổ chức, sắp xếp đồ đạc trong nhà và tôi cũng yêu cả những chiếc thùng lưu trữ. Nhưng đó không phải vì tôi là người có tính ngăn nắp bẩm sinh giống Marie Kondo. Hoàn toàn ngược lại: Tôi là "chúa lộn xộn".
Vì vậy, để giữ cho cuộc sống của mình đi đúng hướng, tôi đã kiềm chế sự luộm thuộm dai dẳng của mình bằng những chiếc thùng lưu trữ.
Với những thứ có sẵn vị trí của riêng nó, tôi sẽ luôn đặt nó vào đúng vị trí ngay khi dùng xong. Nếu không, có tới 110% khả năng là nó sẽ nằm trên sàn hoặc bị dồn ứ vào một góc.
Những chiếc thùng lưu trữ cũng giúp tôi nhận thức rõ về hành vi mua sắm bốc đồng của mình. (Ảnh minh họa)
Nhưng khi căn hộ của tôi bắt đầu xuất hiện nhiều loại thùng, giỏ và hộp đựng khác nhau, tôi đã có một khám phá thú vị (và bất ngờ). Tôi nhận ra xu hướng mua sắm quá mức của mình.
Tôi sẽ phân bổ một thùng cho một mặt hàng cụ thể, chẳng hạn như những chiếc cốc, và sau đó tôi phải vật lộn để nhét 12 chiếc cốc vào một hộp. Khi tôi nhanh chóng nhận ra điều đó là không thể, tôi cũng nhanh chóng cảm thấy khá thất vọng với bản thân vì đã mua quá nhiều.
Điều này cũng khiến tôi nhận ra rằng tôi có một điểm yếu nhất định đối với các vật dụng nhà bếp thẩm mỹ vì tôi thích khung cảnh mà chúng tạo ra trên bàn cà phê hoặc bàn làm việc của tôi. Điều này có nghĩa là tôi mua chúng vì chúng đẹp chứ không phải vì tôi thực sự cần chúng.
Điều tương tự cũng xảy ra khi tôi bắt đầu sắp xếp tủ quần áo của mình. Và tôi đã phải vật lộn mới có thể nhét vừa đống áo len leo núi vào giữa các ngăn của chúng. Tôi chỉ mặc một phần nhỏ trong số đó mỗi mùa. Lúc này tôi mới tự hỏi, vậy tại sao tôi lại có nhu cầu bắt buộc phải mua thêm một chiếc áo len hoặc áo cổ lọ khác nếu nó không thể vừa với tủ quần áo của tôi?
Cho phép mình được hoàn toàn trung thực, tôi thừa nhận có lẽ là do tôi đã đi mua sắm khi cảm thấy buồn chán. Khi cất số quần áo không dùng tới vào túi đồ quyên góp của mình, tôi đã tự hứa với bản thân rằng lần sau, tôi sẽ hỏi một câu đơn giản khi xem xét một thứ gì đó tại cửa hàng: “Chiếc áo len này có khác nhiều so với những chiếc tôi đã sở hữu không, hoặc nó có khác không?..."
Tôi đã mua bốn chiếc thùng lớn cho tủ đựng đồ trong phòng khách của mình với ý tưởng dự trữ những món đồ trang trí của mình vào đó. Bằng cách đó, khi tôi cảm thấy nhàm chán với một họa tiết nào đó hoặc quyết định thay đổi không gian nào đó trong nhà, tôi sẽ có nhiều tùy chọn cho riêng mình.
Ý tưởng này trở nên buồn cười khi tôi nhận ra rằng tôi sẽ cần ít nhất 8 chiếc thùng lưu trữ để chứa tất cả những món đồ mà tôi đã tích lũy được trong nhiều năm. Điều này khiến tôi nhận ra rằng tôi đã mua sắm quá nhiều và có lẽ tôi coi nó như một sở thích hơn bất kỳ thứ gì khác.
Trước khi sắp xếp đồ đạc vào các thùng, mọi thứ đã được nhét đầy vào các tủ, kệ và ngăn kéo để tôi có thể cất nhiều đồ nhất có thể vào những không gian đó.
Nhưng bây giờ, khi tôi đang cố gắng sắp xếp và trưng bày mọi thứ một cách ngăn nắp, tôi đã đi đến một kết luận rằng tôi đã mua quá nhiều thứ.
Tôi có thể mua sắm vì sở thích tìm kiếm thứ gì đó mới mẻ chứ không phải vì tôi thực sự cần nó. Tôi cần làm điều gì đó khiến tôi hạnh phúc và mãn nguyện.
Như vậy, những chiếc thùng lưu trữ không chỉ giúp tôi bớt bừa bộn và tặng nhiều đồ mà còn khiến tôi ý thức hơn nhiều khi đi mua sắm.
Và nếu điều đó không hiệu quả và sự ham muốn nhất thời đơn thuần vẫn thôi thúc tôi mua những món đồ không cần thiết, tôi sẽ tự hỏi mình: “Làm cách nào tôi có thể nhét cái này vào thùng đây?”. Đương nhiên, câu trả lời thường là: “Không”. Khi này, tôi sẽ có thể kiềm chế cảm giác mua sắm 1 cách bốc đồng.
Bạn có thể tham khảo mua các thùng lưu trữ như tác giả bài viết đã đưa ra ở đây.