Thực phẩm ngon, bổ dưỡng này còn là thuốc bổ gan mật được Đông y vô cùng coi trọng
Không đơn giản là thực phẩm ăn hàng ngày, Atisô còn là nguyên liệu trong nhà bếp không thể thiếu trong những dịp đầu xuân năm mới bởi công dụng bổ gan mật hiếm có.
Atisô – Thực phẩm là thuốc quý không thể thiếu mỗi dịp đầu năm
Thời điểm mùa xuân, khi những nhánh cây Atisô đâm chồi nảy lộc, người ta thường tận dụng để làm thức ăn ngay vào đầu năm mới. Atisô (tên khoa học: cynara scolymus) là loại câu lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại trồng để lấy hoa làm rau ăn. Atisô có thể cao lên tới 1,5 đến 2m, lá cây dài từ 50-80cm.
Thời điểm mùa xuân, khi những nhánh cây Atisô đâm chồi nảy lộc, người ta thường tận dụng để làm thức ăn đồ uống ngay vào đầu năm mới.
Atisô được trồng đầu tiên ở quanh Naples vào giữa thế kỷ XV, tới nước Pháp trong thế kỷ 16, sau đó, người Hà Lan mang nó đến Anh. Atisô tiếp tục được mang tới Mỹ trong thế kỷ XIX bởi những người nhập cư. Ngày nay, atisô được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Mỹ và các nước Mỹ La tinh.
Atisô du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ XX, được trồng ở Sapa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt. Tên gọi của nó là sự phiên âm sang tiếng Việt của từ tiếng Pháp artichaut.
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền), trong Đông y, lá cây Atisô có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu và được dùng đề điều trị bệnh phù và thấp khớp. Ngoài việc dùng đế cụm hoa và lá để ăn, Atisô còn được dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, chữa các bệnh suy gan thận, viêm thận cấp và mạn tính, sưng khớp xương. Người ta còn dùng thân và rễ Atisô thái mỏng, phơi khô, công dụng như lá.
"Trong Đông y, hoa Atisô dùng trong các trường hợp đau gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường, thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể… Lá Atisô vị đắng, có tác dụng lợi tiểu (được dùng trong điều trị bệnh phù và thấp khớp), tiêu độc, thông mật, thanh nhiệt, trừ mụn. Dùng trị phong ngứa, nổi mề đay, dị ứng, táo bón, đinh nhọt, nóng nhiệt, các chứng viêm gan, vàng da, nổi mề đay, mụn nhọt, mẩn ngứa, khó tiểu, phù thũng…", lương y cho hay.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, Atisô có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, các vitamin: A , B1, B2, C, cung cấp 50-75 calori. Bông Atisô khi nấu chín có tác dụng bổ dưỡng tăng lực, kích thích tiêu hóa làm ngon miệng, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, chống độc, tăng tiết sữa cho sản phụ (khi hầm với chân giò).
Atisô có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, các vitamin: A , B1, B2, C, cung cấp 50-75 calori.
Vào những ngày đầu xuân năm mới, chế độ ăn uống kém lành mạnh, việc ăn uống thiếu điều độ có thể khiến tình trạng sức khỏe của bạn suy sụp, nhất là việc gan thận bị yếu do chế độ ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn… Atisô lúc này chính là một giải pháp tuyệt vời giúp thanh lọc cơ thể, gan thận khỏe mạnh hơn để vui khỏe hơn vào dịp Tết.
Những món ăn, bài thuốc từ Atisô giúp chữa bệnh, giải độc cơ thể, tăng cường sức khỏe
Theo lương y Vũ Quốc Trung, mỗi gia đình nên dự trữ sẵn atisô để nấu thêm những món ăn cổ truyền, đem lại cái Tết ấm áp cho mọi thành viên trong gia đình. Đồng thời, những món ăn này còn có công dụng làm mát gan, giải độc cơ thể, giúp gan mật khỏe mạnh hơn. Bạn sẽ giảm đi nỗi lo phần nào bị quá tải do ăn uống vào năm nay.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, mỗi gia đình nên dự trữ sẵn atisô để nấu thêm những món ăn cổ truyền, đem lại cái Tết ấm áp cho mọi thành viên trong gia đình.
Dưới đây là một số món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ atisô mà bạn có thể tận dụng làm cho cả gia đình ngày dịp năm mới:
- Thanh lọc cơ thể, giúp gan mật hoạt động tốt hơn, hỗ trợ điều trị bệnh nhân tiểu đường: Lá và hoa Atisô luộc như rau ăn thường ngày.
- Hạ đường huyết, cực tốt cho người mỡ máu cao có bệnh tình thêm nặng nề vào dịp Tết: Hoa Atisô phơi hoặt sấy khô, đem tán bột và pha như trà uống hàng ngày.
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, thường xuyên mất ngủ, ăn uống không ngon, thần sắc kém: 100g lá Atisô, 50g ý dĩ, 100g gan lợn đem hầm làm thức ăn. Thực hiện mỗi liệu trình 5 ngày.
Lương y Vũ Quốc Trung cảnh báo không được lạm dụng Atisô.
Lưu ý: Lương y Vũ Quốc Trung cảnh báo không được lạm dụng Atisô. Nếu uống quá 2 lít trà Atisô mỗi ngày có thể gây trướng bụng, suy thận, hại gan, gây chán ăn. Một ngày chỉ nên dùng 10-20 gr sắc với nước nếu dùng tươi, 5-10 gr nếu dùng khô. Tốt nhất chỉ nên uống liền trong 10 ngày rồi nghỉ trước khi sang một đợt khác, không nên uống liên tục.