Thực hư những tin đồn làm đẹp quá "kinh dị"
Gần đây, trên các diễn đàn xuất hiện nhiều lời đồn thổi của chị em về những bí quyết đặc trị mụn, nám làm đẹp da nghe mà "sởn gai ốc": nhớt ốc sên sống, thậm chí bằng... máu kinh nguyệt.
Xôn xao trị mụn, đẹp da bằng ốc sên sống
Không khó để tìm những topic làm đẹp lạ lùng này ở khắp các diễn đàn mạng. Thậm chí chỉ cần gõ từ khóa “trị mụn nám bằng ốc sên” trong 0,23 giây trên google đã hiện lên 44.700 kết quả.
Trên các trang web này đầy ắp những bài viết, comment từ lời rỉ tai cho đến có chứng thực đàng hoàng về cách trị mụn đơn giản mà cực hiệu nghiệm bằng nhớt ốc sên sống. Nhiều khách hàng kinh doanh mỹ phẩm còn lợi dụng sự quan tâm này để tung ra những loại kem trị mụn, nám chiết xuất từ dịch nhớt ốc sên.
Những comment bàn luận về cách trị mụn bằng nhớt ốc sên sống
Trên một diễn đàn, nickname có tên Mebe... chia sẻ: “Ốc sên trị mụn, làm mịn da thì mình có biết. Mình có chị bạn da mặt xấu lắm, mụn rất nhiều. Chị ấy cũng chữa khắp nơi, lên cả bệnh Viện Da liễu nhưng kết quả không khá lên tí nào. Thế mà khi chị ấy dùng ốc sên giã nhuyễn, đắp lên mặt hiệu quả thấy rõ, da mặt hết mụn và mịn màng trông thấy. Có điều chắc ít ai dám đắp mặt bằng cái thứ ấy lắm. Nghe đã thấy sợ rùi”.
Một nickname Brown... cũng viết: “Một lần em đọc trên tạp chí Mỹ Phẩm cách đây lâu lâu rồi, thấy có người truyền đạt kinh nghiệm là lấy con ốc sên, băm nát ruột của nó rồi lấy chất nhờn đấy bôi lên mặt. Điều này sẽ có tác dụng làm da hết mụn, trắng trẻo mịn màng. Bản thân người ta đã dùng và có kết quả rất tốt. Tuy nhiên, em vẫn thấy ghê, chưa thử bao giờ”.
"Bản thân người ta đã dùng và có kết quả rất tốt. Tuy nhiên, em vẫn thấy ghê, chưa thử bao giờ”.
Tò mò với công dụng làm đẹp của ốc sên, nick Atula147 xem ra muốn hỏi cặn kẽ hơn: “Các chị ơi ốc sên mua ở đâu ạ? Mà chế biến như thế nào? Cứ thế băm nhuyễn thôi ạ? Băm nguyên con hay băm ruột ốc thôi? Mà cái ruột nó ở khúc nào ạ? Hic hic em chả biết gì cả”.
Nhiều người lần đầu tiên biết đến biện pháp này như nick Congchuaizzi thì đều thốt lên: “Eo nghe mất vệ sinh chết được ý, khéo bôi lên lại bị nhiễm khuẩn!!!”.
Tò mò với công dụng làm đẹp của ốc sên, nhiều chị em thi nhau hỏi cặn kẽ
Cứ thế, những lời bàn luận về biện pháp trị mụn này lên tới gần chục trang. Ngoài bàn luận về dịch ốc sên trị mụn, các chị em còn gửi cho nhau nhiều link bài viết chia sẻ đã trị mụn bằng phương pháp ốc sên. Một số người còn khoe áp dụng kem trị mụn chiết xuất từ ốc sên để đỡ có cảm giác "ghê ghê". Với biện pháp nào, họ cũng đều khen có hiệu quả!
Và… trị mụn bằng máu kinh nguyệt
Hôm qua, trên một diễn đàn dành cho chị em lại rộ lên tin đồn trị mụn bằng... máu kinh nguyệt. Dẫu bị quản lý diễn đàn xóa sau nửa ngày lên trang, nhưng topic cũng gây tâm lý bán tín bán nghi cho các chị em chăm chỉ làm đẹp, và khiến phái đẹp nơi công sở ồn ào bàn tán về phương pháp trị mụn nghe mà "sởn gai ốc".
Topic thành viên hỏi han về cách làm đẹp "kinh dị": máu kinh nguyệt
Đây là băn khoăn của một sinh viên bị mụn bọc. Cô gái này dù đã chăm chỉ trị mụn bằng nhiều biện pháp tự nhiên hoặc thuốc thang nhưng đều không thấy cải thiện. Được một chị đồng hương mách nước dùng... máu kinh nguyệt hàng tháng bôi lên mặt sẽ hết mụn và đẹp da, do quá kinh hãi và nghi ngờ biện pháp này nên bạn gái lên diễn đàn lập topic để chị em nào có kinh nghiệm thì tư vấn giúp.
Trước thông tin đồn thổi về những biện pháp trị mụn, nám và làm đẹp “khác người” thời gian vừa qua, chúng tôi đã tìm gặp bác sĩ Phan Hồng Lãnh (Chuyên khoa Da liễu - Bệnh viện Da liễu Trung Ương). Khi hỏi về các biện pháp làm đẹp này, bác sĩ nói: “Đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy những biện pháp làm đẹp kỳ quặc như thế”.
Bác sĩ Lãnh cũng khẳng định: "Các biện pháp làm đẹp này không thể chấp nhận được và tuyệt đối người dùng không nên áp dụng". Theo bác sĩ Lãnh, thực tế ốc sên là loại động vật thân mềm có nhiều ấu trùng sống kí sinh, nên dịch của chúng bẩn và chứa nhiều chất độc của cỏ cây mà ốc ăn phải. Vì thế đắp ốc sên sống trên mặt sẽ có hại cho làn da và sức khỏe. Bên cạnh đó, máu kinh nguyệt chính là máu đã bị thoái hóa nên thoa lên mặt ngoài không có tác dụng còn khiến mặt bị viêm nhiễm nặng hơn. Thực tế, môi trường máu là môi trường nuôi cấy vi khuẩn. Do đó, các biện pháp này rất nguy hiểm.
Bác sĩ Lãnh khuyến cáo thêm, khi làm đẹp hay điều trị bệnh lý về da nào đó như nám, mụn, trắng da, chị em không nên áp dụng các biện pháp làm đẹp dạng "truyền mồm", chỉ qua đồn đại, vì rất có thể sẽ càng khiến làn da rơi vào tình trạng trầm trọng.
Không khó để tìm những topic làm đẹp lạ lùng này ở khắp các diễn đàn mạng. Thậm chí chỉ cần gõ từ khóa “trị mụn nám bằng ốc sên” trong 0,23 giây trên google đã hiện lên 44.700 kết quả.
Trên các trang web này đầy ắp những bài viết, comment từ lời rỉ tai cho đến có chứng thực đàng hoàng về cách trị mụn đơn giản mà cực hiệu nghiệm bằng nhớt ốc sên sống. Nhiều khách hàng kinh doanh mỹ phẩm còn lợi dụng sự quan tâm này để tung ra những loại kem trị mụn, nám chiết xuất từ dịch nhớt ốc sên.
Những comment bàn luận về cách trị mụn bằng nhớt ốc sên sống
Trên một diễn đàn, nickname có tên Mebe... chia sẻ: “Ốc sên trị mụn, làm mịn da thì mình có biết. Mình có chị bạn da mặt xấu lắm, mụn rất nhiều. Chị ấy cũng chữa khắp nơi, lên cả bệnh Viện Da liễu nhưng kết quả không khá lên tí nào. Thế mà khi chị ấy dùng ốc sên giã nhuyễn, đắp lên mặt hiệu quả thấy rõ, da mặt hết mụn và mịn màng trông thấy. Có điều chắc ít ai dám đắp mặt bằng cái thứ ấy lắm. Nghe đã thấy sợ rùi”.
Một nickname Brown... cũng viết: “Một lần em đọc trên tạp chí Mỹ Phẩm cách đây lâu lâu rồi, thấy có người truyền đạt kinh nghiệm là lấy con ốc sên, băm nát ruột của nó rồi lấy chất nhờn đấy bôi lên mặt. Điều này sẽ có tác dụng làm da hết mụn, trắng trẻo mịn màng. Bản thân người ta đã dùng và có kết quả rất tốt. Tuy nhiên, em vẫn thấy ghê, chưa thử bao giờ”.
"Bản thân người ta đã dùng và có kết quả rất tốt. Tuy nhiên, em vẫn thấy ghê, chưa thử bao giờ”.
Tò mò với công dụng làm đẹp của ốc sên, nick Atula147 xem ra muốn hỏi cặn kẽ hơn: “Các chị ơi ốc sên mua ở đâu ạ? Mà chế biến như thế nào? Cứ thế băm nhuyễn thôi ạ? Băm nguyên con hay băm ruột ốc thôi? Mà cái ruột nó ở khúc nào ạ? Hic hic em chả biết gì cả”.
Nhiều người lần đầu tiên biết đến biện pháp này như nick Congchuaizzi thì đều thốt lên: “Eo nghe mất vệ sinh chết được ý, khéo bôi lên lại bị nhiễm khuẩn!!!”.
Tò mò với công dụng làm đẹp của ốc sên, nhiều chị em thi nhau hỏi cặn kẽ
Cứ thế, những lời bàn luận về biện pháp trị mụn này lên tới gần chục trang. Ngoài bàn luận về dịch ốc sên trị mụn, các chị em còn gửi cho nhau nhiều link bài viết chia sẻ đã trị mụn bằng phương pháp ốc sên. Một số người còn khoe áp dụng kem trị mụn chiết xuất từ ốc sên để đỡ có cảm giác "ghê ghê". Với biện pháp nào, họ cũng đều khen có hiệu quả!
Và… trị mụn bằng máu kinh nguyệt
Hôm qua, trên một diễn đàn dành cho chị em lại rộ lên tin đồn trị mụn bằng... máu kinh nguyệt. Dẫu bị quản lý diễn đàn xóa sau nửa ngày lên trang, nhưng topic cũng gây tâm lý bán tín bán nghi cho các chị em chăm chỉ làm đẹp, và khiến phái đẹp nơi công sở ồn ào bàn tán về phương pháp trị mụn nghe mà "sởn gai ốc".
Topic thành viên hỏi han về cách làm đẹp "kinh dị": máu kinh nguyệt
Đây là băn khoăn của một sinh viên bị mụn bọc. Cô gái này dù đã chăm chỉ trị mụn bằng nhiều biện pháp tự nhiên hoặc thuốc thang nhưng đều không thấy cải thiện. Được một chị đồng hương mách nước dùng... máu kinh nguyệt hàng tháng bôi lên mặt sẽ hết mụn và đẹp da, do quá kinh hãi và nghi ngờ biện pháp này nên bạn gái lên diễn đàn lập topic để chị em nào có kinh nghiệm thì tư vấn giúp.
Trước thông tin đồn thổi về những biện pháp trị mụn, nám và làm đẹp “khác người” thời gian vừa qua, chúng tôi đã tìm gặp bác sĩ Phan Hồng Lãnh (Chuyên khoa Da liễu - Bệnh viện Da liễu Trung Ương). Khi hỏi về các biện pháp làm đẹp này, bác sĩ nói: “Đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy những biện pháp làm đẹp kỳ quặc như thế”.
Bác sĩ Lãnh cũng khẳng định: "Các biện pháp làm đẹp này không thể chấp nhận được và tuyệt đối người dùng không nên áp dụng". Theo bác sĩ Lãnh, thực tế ốc sên là loại động vật thân mềm có nhiều ấu trùng sống kí sinh, nên dịch của chúng bẩn và chứa nhiều chất độc của cỏ cây mà ốc ăn phải. Vì thế đắp ốc sên sống trên mặt sẽ có hại cho làn da và sức khỏe. Bên cạnh đó, máu kinh nguyệt chính là máu đã bị thoái hóa nên thoa lên mặt ngoài không có tác dụng còn khiến mặt bị viêm nhiễm nặng hơn. Thực tế, môi trường máu là môi trường nuôi cấy vi khuẩn. Do đó, các biện pháp này rất nguy hiểm.
Bác sĩ Lãnh khuyến cáo thêm, khi làm đẹp hay điều trị bệnh lý về da nào đó như nám, mụn, trắng da, chị em không nên áp dụng các biện pháp làm đẹp dạng "truyền mồm", chỉ qua đồn đại, vì rất có thể sẽ càng khiến làn da rơi vào tình trạng trầm trọng.