Thực hư hiện tượng sóng biển đóng băng vào giữa mùa hè nóng bức
Đoạn clip quay lại hiện tượng sóng biển kỳ lạ là có thật nhưng những lời đồn đại xung quanh nó lại không hoàn toàn chính xác.
Vào ngày 6/4 năm nay, trên mạng bắt đầu lan truyền một đoạn video quay lại cảnh tượng đáng kinh ngạc: từng đợt sóng biển bỗng chốc biến thành băng giá cứ theo nhau trồi lên tại một bãi biển vào giữa một ngày nóng nực.
Đoạn video được cho là ghi lại một hiện tượng kì lạ xảy ra ở bãi biển Tiruchendur ở bang Tamil Nadu (Ấn Độ).
Liệu có đúng nước biển có thể biến thành băng giá trong thời tiết nóng bức của mùa hè?
Tuy nhiên, sự thực thì đoạn video này lại được quay từ trước đó tại bờ biển Rewa (Ba Lan) vào tháng 2 năm nay trên trang web Jukin Media. Và theo dòng chú thích đi kèm với nó, đây không hẳn là hiện tượng sóng biển đột nhiên biến thành băng giá.
“Từng đợt gió mạnh đã di chuyển tảng băng hình thành trên mặt nước từ bên này sang bên kia của vịnh. Kết quả là khối băng đã vỡ ra và chồng lên nhau từng lớp một trên bờ vịnh, tạo nên hiện tượng thú vị”, Jarek Roszkowski, chủ nhân đoạn clip gốc, đã chú thích cùng với đoạn phim đầy đủ trên kênh Youtube của mình.
Hóa ra đoạn băng đã ghi lại một hiện tượng khác thường xuất hiện ở các vùng nước biển lạnh giá.
Những người đi bộ dọc theo bờ biển Puck Bay, nối liền với Biển Baltic đã được tận mắt chứng kiến hiện tượng này vào ngày 19/ 2. Những miếng băng đã bị thổi đi bởi những cơn gió mạnh và chèn lên nhau, tạo cảm giác như sóng biển đang biến thành băng giá.
Điều đang lưu ý là, trái ngược với tuyên bố băng “xuất hiện giữa mùa hè” như đã nói ở trước, hiện tượng trên được ghi lại ở vịnh Puck – nơi mặt nước luôn đóng băng vào hầu hết các mùa đông.
Thực hư hiện tượng sóng biến thành băng giá vào giữa mùa hè nóng bức
Nói chính xác thì hiện tượng được ghi lại trong video là một trường hợp nhẹ của Ice Shove (Băng xô dạt), và hiện tượng này cũng xảy ra ở nhiều nơi khác trên thế giới. Còn được gọi bởi những cái tên khác như Băng Sóng thần, Băng sóng cồn… hiện tượng này chính là những đợt băng bị vỡ và xô đẩy tràn vào bờ trên đại dương hoặc hồ lớn nhờ gió mạnh, dòng nước biển hoặc chênh lệch nhiệt độ. Thi thoảng, những đợt băng có thể xếp chồng lên nhau và đạt độ cao 12m, gọi là Băng sóng thần.
Khi băng bị xô dạt vào bờ với số lượng khổng lồ, chúng sẽ hóa thành Băng sóng thần.
Băng Sóng thần có thể đổ bộ vào đất liền và được ví như một đoàn tàu vì tiếng ma sát chói tai giữa các lớp băng.
Vào tháng 5/2013, tại một hồ lớn ở Minnesota một đợt băng lớn ngang sóng thần đã đổ bộ vào bờ và tàn phá hơn 10 ngôi nhà hai tầng trong khu vực. Những người đã chứng kiến tận mắt hiện tượng này kể lại rằng tiếng những tảng băng va đập rồi chèn lên nhau chói tai y như tiếng tàu hỏa hoặc tiếng sấm vậy.
(Nguồn: Hoaxoffact)