Thử thách điền từ tiếng Việt: Con cá... bát cơm? 99% người trả lời "VÀ" đều SAI BÉT, xem đáp án mà tiếc hùi hụi

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Nhiều người xem xong đáp án liền giơ tay tình nguyện xin... đi học lại tiếng Việt.

Thời gian gần đây, những thử thách gây xoắn não trong chương trình Vua tiếng Việt đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Trong chương trình, người chơi phải vượt qua các câu đố liên quan đến ngữ pháp, từ ngữ trong tiếng mẹ đẻ cũng như thử thách khả năng phản xạ nhanh. 

Loạt câu đố tại vòng Phản xạ như nhận dạng danh từ, động từ, tính từ hay viết đúng chính tả các từ khó... gây thích thú cho cả người chơi lẫn khán giả theo dõi. Không ít cư dân mạng xin "giơ tay chịu trói" vì sự phong phú và đa dạng của tiếng Việt.

Không ít người tỏ ra phấn khích trước sự đánh đố của chương trình lẫn bạn bè. Thậm chí, trào lưu này còn thu hút các nhãn hàng "đu trend" nhiệt tình để tạo ra những nội dung đăng tải vừa sáng tạo, vừa hài hước. Không ít người đã phải sống trong cảnh hoang mang vì mình có thực sự hiểu tiếng mẹ đẻ không. 

Một câu hỏi xuất hiện trong phần thi đầu tiên mang tên Phản Xạ của chương trình như dưới đây chẳng hạn. Nội dung câu hỏi là điền từ vào chỗ trống để tạo thành một câu tục ngữ: "Con cá... bát cơm".

Thử thách điền từ tiếng Việt: Con cá... bát cơm? 99% người trả lời "VÀ" đều SAI BÉT, xem đáp án mà tiếc hùi hụi - Ảnh 1.

Đường đường được phong là "thánh thơ", đến cả đi comment dạo trên MXH cũng dùng thơ, nhưng Bắc Bình phải giơ tay xin hàng, chọn quyền bỏ qua, chuyển sang câu hỏi tiếp theo. Cư dân mạng cũng tranh thủ đoán non đoán già, trong đó đáp án nhiều nhất là chữ VÀ => Con cá và bát cơm. Tuy nhiên, đây là đáp án chưa chính xác.

Câu trả lời ở đây chính là: Con cá đánh ngã bát cơm.

"Đánh ngã" nghe có vẻ khó hiểu nhưng được hiểu ở đây theo nghĩa là đánh đổ, nghĩa là ăn hết bát cơm. Ghép lại cả câu nghĩa là có con cá làm thức ăn nên mới ăn hết được bát cơm, đại ý nói có thức ăn ngon thì ăn được cơm, không có thức ăn ngon thì cơm bỏ ế. 

Ngoài ra có một câu tục ngữ khác tương tự: "Có cá đổ vạ cho cơm" được Nguyễn Đức Dương (trong "Từ điển Tục ngữ Việt", NXB Tổng hợp TP.HCM, 2010) giải nghĩa là: "Có cá tất sẽ tốn cơm hơn (vì ai cũng muốn ăn thêm do quá ngon miệng). Hay dùng để chỉ rõ một lẽ thật: "Thức ăn càng ngon thường càng hao cơm hơn". Nói ngắn gọn thì, bữa cơm mà có cá sẽ ăn được nhiều cơm.

Quả thật, dù là tiếng mẹ đẻ đi nữa thì tiếng Việt với mỗi chúng ta chưa bao giờ là ngôn ngữ "dễ xơi" cả. NSƯT Xuân Bắc chia sẻ: "Tiếng Việt được chúng ta sử dụng thường xuyên vì đó là ngôn ngữ mẹ đẻ với mục đích đơn giản nhất là để truyền đạt. Nhưng bên cạnh đó nếu tìm hiểu kỹ hơn sẽ thấy Tiếng Việt xứng đáng được nghiên cứu và sử dụng nhuần nhuyễn, am hiểu ngọn ngành".

Chia sẻ