Thót tim cảnh trẻ em vượt bom, đu dây đến trường
Để có thể đến trường, nhiều đứa trẻ phải băng qua những con đường luôn rình rập nhiều nguy hiểm.
Đến trường có thể là nỗi sợ hãi của nhiều đứa trẻ nhưng đó cũng là mơ ước của hàng triệu em bé khác trên toàn thế giới. Ở các nước đang phát triển, không phải mọi trẻ em đều được đi học và lý do hầu hết vì do cha mẹ chưa có đủ năng lực tài chính.
Tuy nhiên, ước mơ đến trường và được có một nền giáo dục tốt luôn thôi thúc nhiều đứa trẻ. Những bé trai, bé gái dường như đã nhận thức được rằng, chỉ có học hành mới giúp chúng thoát khỏi đói nghèo. Do đó, dù phải vượt đường xá xa xôi, khó đi lại, những đứa trẻ này vẫn cố gắng đến trường và tốt nghiệp.
Hành trình vượt nguy hiểm để được đến trường tại một số quốc gia dưới đây hẳn sẽ khiến nhiều người chạnh lòng và cảm phục.
Dùng hơn 800m cáp để vượt sông Rio Negro khi đi học ở Colombia.
Thót tim trước cảnh học sinh phải treo mình, băng qua sông đi học bằng những sợi dây mỏng manh Sumatra, Indonesia.
Vượt bom đạn đi học ở Jerusalem.
Các học sinh phải đi học bằng một chiếc bè tre tạm bợ để vượt sông ở làng Cilangkap, Indonesia.
Nữ sinh phải đi qua một thanh gỗ được bắc tạm trên bức tường từ thế kỷ thứ 16 ở Galle Fort ở Sri Lanka.
Nhiều đứa trẻ trên thế giới không được đi học bằng xe hơi hay xe buýt. Ở một số vùng Myanmar, những đứa trẻ chỉ có trâu làm bạn đồng hành tới trường
Học sinh tự chèo xuồng đi học mà không có người lớn đi cùng ở Riau, Indonesia.
Vượt băng tuyết để đến một ngôi trường nội trú ở Zanskar, dãy Himalayas, Ấn Độ.
Cây cầu xập xệ, nguy hiểm giữa thời tiết xấu vẫn là con đường đến trường duy nhất của nhiều đứa trẻ ở Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Những đứa trẻ dũng cảm này phải mất 5 tiếng đồng hồ để đi học bằng con đường mòn trên sườn núi hiểm trở ở Gulu, Trung Quốc. Con đường này chỉ rộng khoảng hơn 1m và đầy sỏi đá, khó đi.
Ở Rizal, Philippines, học sinh phải dùng một chiếc phao to làm phương tiện vượt sông khi đi học.
Những chiếc thang được dựng đứng bên vách đá là con đường duy nhất đến trường của những đứa trẻ ở làng Zhang Jiawan, miền nam Trung Quốc.
Những em nhỏ ở Pili, Trung Quốc nếu muốn đi học phải băng qua gần trăm km đường núi, qua 4 con sống và mất tới 2 ngày.
Ở Lebak, Indonesia, những học sinh phải vượt qua cây cầu treo đã bị hỏng nặng để đi học.
Đây thực tế là một ống dẫn nước ở Java, Indonesia. Tuy nhiên, những đứa trẻ ở đây đã đi bộ hoặc đi xe đạp trên tấm ván mỏng manh đặt trên ống dẫn để rút ngắn quãng đường đi học vốn dài hơn 6km.