Thời điểm Từ Hy Viên sinh con thứ 2, mẹ chồng cũ từng có hành động khiến dân tình chỉ trích cách giáo dục
Nhiều người nhận xét hành động của bà Trương Lan sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của các cháu.
Thông tin Từ Hy Viên qua đời đột ngột tại Nhật Bản vẫn đang khiến khán giả châu Á hết sức đau lòng. Mọi thông tin về người đẹp xấu số cũng đang được dân tình quan tâm hết mức. Trước khi qua đời, nàng Sam Thái của "Vườn sao băng" từng có trải qua cuộc hôn nhân hơn 10 năm với thiếu gia Uông Tiểu Phi. Được biết, mối quan hệ của cô và mẹ chồng Trương Lan không mấy êm đẹp.
Từ Hy Viên từng thẳng thắn chia sẻ, bà nội của các con mình rất thiên vị, yêu thương cháu trai hơn hẳn cháu gái. Thời điểm nữ diễn viên sinh con trai, bà Trương Lan cũng từng có hành động khiến dân tình chê trách mạnh về cách giáo dục.
Được biết, khi Từ Hy Viên vừa sinh con thứ hai, mẹ chồng cũ của cô ngay lập tức đăng ảnh lên để thông báo tin vui, thậm chí còn công khai cả ảnh bộ phận riêng tư của đứa bé. Có thể tưởng tượng được bà vui sướng đến mức nào khi bế cháu trai trong tay.
Phải biết rằng, lúc đó Từ Hy Viên vẫn đang hôn mê và được cấp cứu! Mẹ chồng không hề đăng một tấm ảnh nào của con dâu mà chỉ chăm chăm khoe ảnh của cháu, thậm chí còn là ảnh riêng tư. Điều này đủ để thấy bà ấy có sự ám ảnh lớn đến mức nào với việc có cháu trai.
Hành động công khai đăng ảnh bộ phận riêng tư của đứa bé về cơ bản đã thể hiện rõ rằng bà rất coi trọng giới tính của cháu mình. Sự thiên vị cháu trai rõ rệt của bà Trương Lan từng khiến mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu căng thẳng một thời gian dài.
Thực tế, việc ông bà thiên vị cháu trai hơn cháu gái là một vấn đề vẫn còn tồn tại trong nhiều gia đình, đặc biệt ở các xã hội chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ.
Cách nuôi dạy thiên vị sẽ ảnh hưởng xấu đến trẻ như thế nào?
Việc nuôi dạy thiên vị không chỉ gây tổn thương cho đứa trẻ bị bỏ rơi mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến cả đứa trẻ được ưu ái.
1. Đối với đứa trẻ bị thiệt thòi
Mất tự tin: Trẻ có thể cảm thấy mình không đủ tốt, không đáng được yêu thương.
Ghen tị và mặc cảm: Trẻ có thể nảy sinh sự ghen ghét với anh chị em của mình.
Dễ tổn thương tâm lý: Trẻ dễ bị căng thẳng, lo âu hoặc có xu hướng thu mình lại.
2. Đối với đứa trẻ được ưu ái:
Dễ trở nên ích kỷ, thiếu đồng cảm: Trẻ có thể hình thành suy nghĩ rằng mình xứng đáng được hưởng nhiều hơn người khác.
Thiếu khả năng đối phó với khó khăn: Khi ra ngoài xã hội, trẻ có thể gặp khó khăn khi không được ưu ái như ở nhà.
Có thể trở thành người ỷ lại: Nếu luôn được nuông chiều, trẻ có thể không phát triển sự tự lập và khả năng tự chịu trách nhiệm.
Khi nhận thấy ông bà có sự thiên vị giữa cháu trai và cháu gái, cha mẹ nên:
Quan sát và đánh giá mức độ thiên vị
- Xác định xem sự thiên vị có thực sự nghiêm trọng không hay chỉ là thói quen văn hóa.
- Nếu chỉ là những biểu hiện nhỏ, có thể nhẹ nhàng nhắc nhở.
Trò chuyện với ông bà một cách khéo léo
- Thay vì đối đầu, cha mẹ nên trao đổi một cách tôn trọng, giải thích rằng sự đối xử công bằng sẽ giúp các cháu có tâm lý tốt hơn.
- Đưa ra ví dụ cụ thể về việc đứa trẻ nào đó bị tổn thương vì sự thiên vị.
Bảo vệ sự tự tin và cảm xúc của trẻ
- Nếu con gái bị đối xử kém hơn, cha mẹ cần dành nhiều thời gian hơn để động viên, giúp bé cảm thấy được yêu thương.
- Đừng để trẻ cảm thấy mình kém giá trị hơn chỉ vì giới tính.
Giữ thái độ nhất quán trong cách nuôi dạy con
- Trong gia đình, cha mẹ cần duy trì sự công bằng, không để trẻ cảm thấy có sự phân biệt ngay trong chính nhà mình.
- Nếu ông bà tặng quà hoặc ưu ái cháu trai hơn, cha mẹ có thể bù đắp bằng cách tạo cơ hội công bằng cho cháu gái.
Giúp trẻ hiểu và đối mặt với sự thiên vị
- Dạy trẻ cách đối phó với bất công mà không cảm thấy tự ti.
- Khuyến khích trẻ tập trung vào điểm mạnh của mình thay vì so sánh với anh chị em khác.