Thịt lợn khó bán vì nghi nhiễm độc
Thông tin thịt lợn bị nhiễm độc do có chất cấm gốc B-Agonit làm tăng trọng, kích nạc đã khiến cho không ít người tiêu dùng (NTD) lo sợ.
Thông tin thịt lợn bị nhiễm độc do có chất cấm gốc B-Agonit làm tăng trọng, kích nạc đã khiến cho không ít người tiêu dùng (NTD) lo sợ trước tác hại về sức khỏe khi ăn phải những loại thịt nhiễm độc này. Sức tiêu thụ thịt lơn ở các chợ xung quanh Hà Nội giảm mạnh. Loại thực phẩm phổ biến này đang rơi vào tình trạng ế ẩm.
Tại chợ Dịch Vọng (Cầu Giấy) thịt thăn nạc là 125.000 đồng/kg, thịt ba chỉ ngon, thịt mông sấn giá 115.000 đồng/kg, thịt vai 100.000 đồng /kg... Sau khi xăng và cước dịch vụ vận chuyển tăng, nhiều mặt thực phẩm khác như thịt bò, thịt gà, các loại thủy hải sản... tăng giá thì giá thịt lợn hầu như không tăng, hoặc chỉ tăng nhẹ. Theo các tiểu thương, nguyên nhân do tâm lý lo ngại thịt lợn nhiễm độc của người dân, cộng thêm việc giá các mặt hàng thực phẩm tăng vọt từ đầu tháng 3 nên sức mua của người dân có phần trùng xuống.
Ghi nhận tại một số chợ ở Hà Nội như: Dịch Vọng, Cổ Nhuế, Nghĩa Tân, Ngã Tư Sở... cho thấy hầu hết người dân ở đây đều dè dặt khi chọn thịt lợn làm món ăn chính cho gia đinh.
Không ít người đã chọn giải pháp an toàn là chuyển sang dùng các loại thực phẩm khác. Người có thu nhập cao thì ăn thịt bò, tôm cá, còn những người có thu nhập thấp hơn thì ăn trứng, đậu...
"Chưa hết cúm gia cầm lại đến thịt lợn nhiễm chất độc như thế này nên gia đình tôi chuyển sang ăn các loại thủy hải sản là chủ yếu", bác Nguyễn Thu Thủy, khách mua hàng ở chợ Nghĩa Tân - Hà Nội chia sẻ.
Do du cầu của NTD giảm kéo theo đó là mức tiêu thụ thịt lợn ở các chợ cũng giảm theo. Điều này đã làm cho không ít tiểu thương bán thịt lợn tại các chợ phải hoang mang, lo lắng trước tình trạng hàng hóa nhập về không thể tiêu thụ.
Chị Trần Thị Hòa, 42 tuổi bán thịt ở chợ Nghĩa Tân cho biết: "Từ khi có thông tin thịt lợn bị nhiễm độc tới nay, hàng hóa ế ẩm, số thịt lợn bán ra trong ngày đã giảm gần một nửa".
Giá gas, xăng tăng đã khiến cho người tiêu dùng buộc phải thắt chặt chi tiêu vì thế sức tiêu thụ hàng hóa giảm, nay lại thêm tình trạng thịt lợn nhiễm độc thì hàng hóa lại càng ế ẩm hơn. "Bình thường chỉ bán đến 9h hay 10h sáng là hết khoảng 60kg - 70kg thịt nhưng dạo này người mua ít, chỉ giám nhập về 40kg mà phải bán sang cả chiều nữa", chị Xuân bán thịt ở chợ cóc Cổ Nhuế than thở.
Đó là tình trang chung của các chợ, còn tại siêu thị thì mặt hàng thịt lợn vẫn được tiêu thụ khá ổn định. Một nhân viên bán hàng ở siêu thị METRO Thăng Long cho biết: "Do tâm lý NTD sợ mua thịt lợn ở các chợ lẻ không đảm bảo nguồn gốc và an toàn vệ sinh thực phẩm, nên người NTD vẫn chọn mua thịt ở hệ thống siêu thị. Vì vậy, mặc dù thông tin thịt lợn nhiễm không thay đổi.
Tại chợ Dịch Vọng (Cầu Giấy) thịt thăn nạc là 125.000 đồng/kg, thịt ba chỉ ngon, thịt mông sấn giá 115.000 đồng/kg, thịt vai 100.000 đồng /kg... Sau khi xăng và cước dịch vụ vận chuyển tăng, nhiều mặt thực phẩm khác như thịt bò, thịt gà, các loại thủy hải sản... tăng giá thì giá thịt lợn hầu như không tăng, hoặc chỉ tăng nhẹ. Theo các tiểu thương, nguyên nhân do tâm lý lo ngại thịt lợn nhiễm độc của người dân, cộng thêm việc giá các mặt hàng thực phẩm tăng vọt từ đầu tháng 3 nên sức mua của người dân có phần trùng xuống.
Ghi nhận tại một số chợ ở Hà Nội như: Dịch Vọng, Cổ Nhuế, Nghĩa Tân, Ngã Tư Sở... cho thấy hầu hết người dân ở đây đều dè dặt khi chọn thịt lợn làm món ăn chính cho gia đinh.
Mức tiêu thị thịt lợn giảm mạnh khi bị nghi nhiễm độc.
Chị Phan Thị Năm, 34 tuổi nhà ở Cổ Nhuế - Hà Nội cho biết: "Từ khi có thông tin thịt lợn bị nhiễm độc, tôi rất hạn chế dùng thịt lợn trong bữa ăn gia đình. Mỗi khi mua thịt, tôi thường mua ở những chỗ quen và chọn miếng thịt có nhiều mỡ chứ không nhiều nạc như trước".Không ít người đã chọn giải pháp an toàn là chuyển sang dùng các loại thực phẩm khác. Người có thu nhập cao thì ăn thịt bò, tôm cá, còn những người có thu nhập thấp hơn thì ăn trứng, đậu...
"Chưa hết cúm gia cầm lại đến thịt lợn nhiễm chất độc như thế này nên gia đình tôi chuyển sang ăn các loại thủy hải sản là chủ yếu", bác Nguyễn Thu Thủy, khách mua hàng ở chợ Nghĩa Tân - Hà Nội chia sẻ.
Do du cầu của NTD giảm kéo theo đó là mức tiêu thụ thịt lợn ở các chợ cũng giảm theo. Điều này đã làm cho không ít tiểu thương bán thịt lợn tại các chợ phải hoang mang, lo lắng trước tình trạng hàng hóa nhập về không thể tiêu thụ.
Chị Trần Thị Hòa, 42 tuổi bán thịt ở chợ Nghĩa Tân cho biết: "Từ khi có thông tin thịt lợn bị nhiễm độc tới nay, hàng hóa ế ẩm, số thịt lợn bán ra trong ngày đã giảm gần một nửa".
Giá gas, xăng tăng đã khiến cho người tiêu dùng buộc phải thắt chặt chi tiêu vì thế sức tiêu thụ hàng hóa giảm, nay lại thêm tình trạng thịt lợn nhiễm độc thì hàng hóa lại càng ế ẩm hơn. "Bình thường chỉ bán đến 9h hay 10h sáng là hết khoảng 60kg - 70kg thịt nhưng dạo này người mua ít, chỉ giám nhập về 40kg mà phải bán sang cả chiều nữa", chị Xuân bán thịt ở chợ cóc Cổ Nhuế than thở.
Đó là tình trang chung của các chợ, còn tại siêu thị thì mặt hàng thịt lợn vẫn được tiêu thụ khá ổn định. Một nhân viên bán hàng ở siêu thị METRO Thăng Long cho biết: "Do tâm lý NTD sợ mua thịt lợn ở các chợ lẻ không đảm bảo nguồn gốc và an toàn vệ sinh thực phẩm, nên người NTD vẫn chọn mua thịt ở hệ thống siêu thị. Vì vậy, mặc dù thông tin thịt lợn nhiễm không thay đổi.