Rau thối, thịt ươn vẫn phải ăn vì giá rẻ
Khi cái nghèo còn đeo đuổi cuộc sống của con người thì câu chuyện về bữa ăn bao giờ cũng là câu chuyện đầy day dứt. Chuyện không mới, mà càng nghe càng xót xa.
Một thời, nhiều người đã rớt nước mắt khi nghe đến bữa ăn 2 ngàn, bữa ăn 3 ngàn của sinh viên. Còn bây giờ, khi 2 – 3 nghìn đồng chỉ còn đủ để mua một phong lương khô, cơm bụi đội giá gấp cả chục lần thì câu chuyện về những bữa cơm sinh viên đôi khi vẫn đầy nước mắt.
Khảo sát một vòng quanh các quán cơm khu vực gần các trường ĐH KV Cầu Giấy, Bách Khoa, cơm giá “bèo” nhất cũng phải 10 - 15 nghìn đồng.
Cơm 10 nghìn vẫn có, nhưng với suất ăn chỉ có rau, đậu và, nếu có, thì chỉ lèo tèo vài miếng thịt thái mỏng dính, đôi khi còn “khuyến mãi” thêm ánh nhìn lạnh lùng, khó chịu của bà chủ quán. Còn lại, những suất cơm bình thường nhất cũng khoảng 15 – 20 nghìn. Có những quán cơm sinh viên bây giờ thậm chí còn “niêm yết giá”, thấp nhất 25 nghìn mà chẳng thèm đoái hoài gì tới túi tiền của sinh viên.
Có nữ sinh một trường ĐH khá nổi tiếng khu vực Bách Khoa đã thật thà tâm sự: “Nhiều tháng hết tiền, em cứ mở mắt là phải nhẩm tính tiền ăn rồi. Xem hôm nay ăn gì, ăn quán nào cho “rẻ”.
Suất cơm rẻ nhất là 12 nghìn, bạn sinh viên này quyết định chỉ ăn cơm trưa vì vừa học xong, đói, mệt. Còn buổi tối bạn chỉ mua bánh mì hoặc ăn mì tôm thay thế. Khi nào “thèm tươi” thì mua bắp ngô là xong. Hôm nào trưa không đói thì ăn bánh mì, “đổi” cơm cho bữa tối”.
“Lúc đầu thì cũng khó chịu, vì buổi tối, nhiều khi học khuya, bụng đói cồn lên. Nhưng mãi cũng quen, thấy người vẫn khỏe, lại nghĩ duy trì thế có khi lại giữ dáng được!” – cô nữ sinh này hài hước nói.
Với những bạn nữ, việc tiết kiệm ăn uống còn có phần dễ hơn dàng hơn các sinh viên nam. Dũng – SV ĐH Ngoại Ngữ cho biết, nếu ăn cơm quán bây giờ, cậu phải ăn tới suất cơm 30 – 35 nghìn mới thấy no. Nhưng chỉ vào đầu tháng cậu mới có thể “phong lưu” như thế. Mức ăn cứ của cậu cứ giảm dần, đến những bữa cơm 15 - 20 nghìn thì lại “bổ sung” bằng mì tôm là chuyện thường ngày.
Có khi “bước đường cùng”, Dũng và nhiều bạn trong phòng lại mì tôm, nước trắng cho qua bữa. Liên quan tới mì tôm, My – SV năm thứ tư trường ĐH Kinh Tế có một kỉ niệm nhớ đời: “Hồi năm thứ hai, mình từng quyết tâm ăn mì tôm thay cơm. Ngày ba gói mì, trưa hai gói, ăn xong đi học, tối về ăn tiếp một gói. Liên tục như vậy đến gần hết một học kì thì người bắt đầu yếu đi trông thấy. Cho đến một hôm toàn thân bỗng nổi mẩn đỏ như bị phát ban, chân tay rã rời không nhấc lên nổi.
Bạn bè cùng phòng lo lắng đánh gió, đánh cảm cho mình đủ cách mà không đỡ. Cuối cùng mình mình phải về quê đi khám. Kết quả, cơ thể suy nhược nghiêm trọng, lượng hồng cầu trong máu bị suy giảm, gan bị nhiễm độc. Sau lần ấy, dạ dày của mình cũng bị ảnh hưởng. Bản thân mình tự hứa phải ăn uống cẩn thận hơn, nhưng nói thật, nhiều lúc vẫn phải tìm đến mì tôm…”
Ngập ngừng trước quán cơm
Ăn cơm bụi vừa thiếu dinh dưỡng, vừa mất vệ sinh, nhưng nhiều sinh viên vẫn nhắm mắt ăn, vì chẳng có lựa chọn nào khác. Có bạn thành thật bảo, đến bữa đi ăn còn ngập ngừng, băn khoăn vì không biết ăn quán nào, ăn gì cho “đỡ”: Đỡ tiền, và đỡ bẩn.
Hương – SV năm thứ tư ở Cầu Giấy cho biết: “Quanh trường mình có ba, bốn quán cơm, mỗi quán một phong cách. Mất cái nọ, thì được cái kia: Quán này đắt, nhưng thức ăn chế biến còn ngon, còn chấp nhận được. Quán kia rẻ thì rẻ thật nhưng bẩn. Quán nữa thì rẻ, bẩn, bà chủ quán “chua ngoa” nhưng nấu ăn cũng… tạm. Giá cơm tăng vùn vụt. Ngày trước 10 nghìn được suất ăn ngon lành, bây giờ mua “đến” 15 nghìn mà có lúc vẫn phải “nhói lòng” nhìn bà chủ quán gạt bớt xuống từ địa cơm của mình chút thức ăn”.
“Có một dạo, quán cơm ở gần trường mình tăng giá. Thế là mấy đứa bảo nhau “phản ứng” bằng cách không ăn ở đấy. Nhưng quán cơm ấy là tử tế nhất rồi, bọn mình kéo nhau ra quán cơm trong chợ Xanh để ăn, đi xa hơn nhiều mà đến bữa thứ ba thì cả lũ đau bụng. Sợ xanh mặt!” – Thúy, SV ĐH Sư Phạm HN kể. Vậy là “chạy trời không khỏi nắng”, Thúy cùng bạn bè vẫn phải “trở về chốn cũ”.
Với sinh viên không có điều kiện tự đun nấu, họ nghĩ ra cách đối phó với “cơm bẩn” bằng cách ăn “chay trường”, tức là tự chuẩn bị đồ khô như đậu, lạc, rồi mua cơm ngoài hàng về ăn.
Khi cái nghèo còn đeo đuổi cuộc sống của con người thì câu chuyện về bữa ăn bao giờ cũng là câu chuyện đầy day dứt. Chuyện không mới, mà càng nghe càng xót xa, thương cho những phép tính trĩu nặng nâng bước chân sinh viên đến giảng đường.
Khảo sát một vòng quanh các quán cơm khu vực gần các trường ĐH KV Cầu Giấy, Bách Khoa, cơm giá “bèo” nhất cũng phải 10 - 15 nghìn đồng.
Cơm 10 nghìn vẫn có, nhưng với suất ăn chỉ có rau, đậu và, nếu có, thì chỉ lèo tèo vài miếng thịt thái mỏng dính, đôi khi còn “khuyến mãi” thêm ánh nhìn lạnh lùng, khó chịu của bà chủ quán. Còn lại, những suất cơm bình thường nhất cũng khoảng 15 – 20 nghìn. Có những quán cơm sinh viên bây giờ thậm chí còn “niêm yết giá”, thấp nhất 25 nghìn mà chẳng thèm đoái hoài gì tới túi tiền của sinh viên.
Suất cơm rẻ nhất là 12 nghìn, bạn sinh viên này quyết định chỉ ăn cơm trưa vì vừa học xong, đói, mệt. Còn buổi tối bạn chỉ mua bánh mì hoặc ăn mì tôm thay thế. Khi nào “thèm tươi” thì mua bắp ngô là xong. Hôm nào trưa không đói thì ăn bánh mì, “đổi” cơm cho bữa tối”.
“Lúc đầu thì cũng khó chịu, vì buổi tối, nhiều khi học khuya, bụng đói cồn lên. Nhưng mãi cũng quen, thấy người vẫn khỏe, lại nghĩ duy trì thế có khi lại giữ dáng được!” – cô nữ sinh này hài hước nói.
Với những bạn nữ, việc tiết kiệm ăn uống còn có phần dễ hơn dàng hơn các sinh viên nam. Dũng – SV ĐH Ngoại Ngữ cho biết, nếu ăn cơm quán bây giờ, cậu phải ăn tới suất cơm 30 – 35 nghìn mới thấy no. Nhưng chỉ vào đầu tháng cậu mới có thể “phong lưu” như thế. Mức ăn cứ của cậu cứ giảm dần, đến những bữa cơm 15 - 20 nghìn thì lại “bổ sung” bằng mì tôm là chuyện thường ngày.
Có khi “bước đường cùng”, Dũng và nhiều bạn trong phòng lại mì tôm, nước trắng cho qua bữa. Liên quan tới mì tôm, My – SV năm thứ tư trường ĐH Kinh Tế có một kỉ niệm nhớ đời: “Hồi năm thứ hai, mình từng quyết tâm ăn mì tôm thay cơm. Ngày ba gói mì, trưa hai gói, ăn xong đi học, tối về ăn tiếp một gói. Liên tục như vậy đến gần hết một học kì thì người bắt đầu yếu đi trông thấy. Cho đến một hôm toàn thân bỗng nổi mẩn đỏ như bị phát ban, chân tay rã rời không nhấc lên nổi.
Bạn bè cùng phòng lo lắng đánh gió, đánh cảm cho mình đủ cách mà không đỡ. Cuối cùng mình mình phải về quê đi khám. Kết quả, cơ thể suy nhược nghiêm trọng, lượng hồng cầu trong máu bị suy giảm, gan bị nhiễm độc. Sau lần ấy, dạ dày của mình cũng bị ảnh hưởng. Bản thân mình tự hứa phải ăn uống cẩn thận hơn, nhưng nói thật, nhiều lúc vẫn phải tìm đến mì tôm…”
Ngập ngừng trước quán cơm
Ăn cơm bụi vừa thiếu dinh dưỡng, vừa mất vệ sinh, nhưng nhiều sinh viên vẫn nhắm mắt ăn, vì chẳng có lựa chọn nào khác. Có bạn thành thật bảo, đến bữa đi ăn còn ngập ngừng, băn khoăn vì không biết ăn quán nào, ăn gì cho “đỡ”: Đỡ tiền, và đỡ bẩn.
Hương – SV năm thứ tư ở Cầu Giấy cho biết: “Quanh trường mình có ba, bốn quán cơm, mỗi quán một phong cách. Mất cái nọ, thì được cái kia: Quán này đắt, nhưng thức ăn chế biến còn ngon, còn chấp nhận được. Quán kia rẻ thì rẻ thật nhưng bẩn. Quán nữa thì rẻ, bẩn, bà chủ quán “chua ngoa” nhưng nấu ăn cũng… tạm. Giá cơm tăng vùn vụt. Ngày trước 10 nghìn được suất ăn ngon lành, bây giờ mua “đến” 15 nghìn mà có lúc vẫn phải “nhói lòng” nhìn bà chủ quán gạt bớt xuống từ địa cơm của mình chút thức ăn”.
An toàn thực phẩm ở mức báo động ở quán cơm sinh viên.
“Có một dạo, quán cơm ở gần trường mình tăng giá. Thế là mấy đứa bảo nhau “phản ứng” bằng cách không ăn ở đấy. Nhưng quán cơm ấy là tử tế nhất rồi, bọn mình kéo nhau ra quán cơm trong chợ Xanh để ăn, đi xa hơn nhiều mà đến bữa thứ ba thì cả lũ đau bụng. Sợ xanh mặt!” – Thúy, SV ĐH Sư Phạm HN kể. Vậy là “chạy trời không khỏi nắng”, Thúy cùng bạn bè vẫn phải “trở về chốn cũ”.
Với sinh viên không có điều kiện tự đun nấu, họ nghĩ ra cách đối phó với “cơm bẩn” bằng cách ăn “chay trường”, tức là tự chuẩn bị đồ khô như đậu, lạc, rồi mua cơm ngoài hàng về ăn.
Khi cái nghèo còn đeo đuổi cuộc sống của con người thì câu chuyện về bữa ăn bao giờ cũng là câu chuyện đầy day dứt. Chuyện không mới, mà càng nghe càng xót xa, thương cho những phép tính trĩu nặng nâng bước chân sinh viên đến giảng đường.