Thịt chim bồ câu bổ hơn cả thịt gà, nhưng người mắc ung thư có nên ăn chim bồ câu không?

Bảo Nam,
Chia sẻ

Nhiều người cho biết chỉ cần ăn vài con chim bồ câu là sức khỏe sẽ hồi phục rất nhanh sau khi bị ốm. Nhưng có thông tin cho rằng, bệnh nhân ung thư không nên ăn chim bồ câu, liệu điều này có đúng không?

Người mắc ung thư có nên ăn chim bồ câu không?

Cháo chim bồ câu, chim bồ câu nướng... Có rất nhiều cách ăn chim bồ câu thơm ngon, tuy chim bồ câu nhỏ, lại ít thịt nhưng dinh dưỡng của chúng không hề thấp. Trong sách "Thực liệu thảo mộc" của người Trung Quốc xưa có ghi chép nhiều về những công dụng tuyệt vời của loài chim này. Thậm chí, dân gian còn tương truyền lời ví von "1 chim bồ câu bổ gấp 9 lần thịt gà".

Tổ yến-hầm-bồ câu.jpeg

Trong cuốn "Bản thảo dược liệu" có ghi rằng: Thịt bồ câu có vị mặn, không độc, có tác dụng dưỡng âm bổ dương, bổ can thận, bổ khí huyết, phù hợp với mọi người ở mọi lứa tuổi. Đây cũng là nguyên liệu không thể thiếu trong các bài thuốc chủ trị tiêu khát, tắc kinh, khí hư bất thường ở phụ nữ.

Nhiều người cho biết chỉ cần ăn vài con chim bồ câu là sức khỏe sẽ hồi phục rất nhanh sau khi bị ốm. Nhưng có thông tin cho rằng, bệnh nhân ung thư không nên ăn chim bồ câu, liệu điều này có đúng không?

Tiến sĩ Jia, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc cho biết: "Có thông tin cho rằng ăn thịt chim bồ câu sẽ đẩy nhanh quá trình di căn, tái phát của bệnh nhân ung thư. Tuy nhiên sự thật là mọi người đều có thể ăn nó, nhưng cần ăn theo liều lượng của bác sĩ khuyên. Chim bồ câu nếu tiêu thụ hợp lý có thể giúp cơ thể phục hồi nhanh, nhất là đối với người già, bệnh nhân mới phẫu thuật, người bệnh ung bướu".

bo-cau-ham-hat-sen-1628102773213-bo-cau-ham-hat-sen.jpeg

Chim bồ câu nếu tiêu thụ hợp lý có thể giúp cơ thể phục hồi nhanh, nhất là đối với người già, bệnh nhân mới phẫu thuật, người bệnh ung bướu.

Tuy nhiên, bác sĩ cũng lưu ý nếu chỉ dựa vào ăn chim bồ câu thì sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Đối với bệnh nhân ung thư, cân bằng dinh dưỡng là quan trọng nhất, người bệnh nên ăn đa dạng và có chế độ ăn uống hợp lý.

Ngoài ra, đối với những người có đường ruột yếu và khó tiêu, thịt chim bồ câu có hàm lượng protein cao sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Đối với những người bị dị ứng, hoặc mắc bệnh trĩ, bệnh gan, thận, ăn quá nhiều thịt chim bồ câu có thể gây bất lợi cho quá trình hồi phục cơ thể.

Hơn nữa, thịt chim bồ câu có chứa hàm lượng đạm rất cao, gây nóng trong nên không phải ai cũng ăn được. Nó thích hợp với những người có thể chất lạnh.

Những lưu ý quan trọng khi tiêu thụ thịt chim bồ câu

1. Không nên kết hợp bồ câu cùng gan lợn, thịt lợn...

Khi ăn thịt bồ câu cần tránh ăn cùng với nấm đầu khỉ, gan lợn, thịt lợn vì dễ gây đầy, chướng bụng.

Cach-lam-sup-chim-bo-cau-cuc-bo-duong-thom-ngon-ma-khong-he-tanh-nho-bi-quyet-nay-a3afe2e6c16745198512f34d051fb162-1657616933-2-width640height581.png

2. Cách chế biến thịt bồ câu tốt nhất là hầm, nấu canh

Theo Đông y, cách chế biến thịt chim bồ câu tốt nhất là hầm thành cháo hoặc canh, nấu chín nhừ dạng nước rồi ăn cả nước lẫn cái... Cách này không chỉ có thể giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ được đầy đủ các chất dinh dưỡng. Mà còn tận dụng hết các chất dinh dưỡng đa dạng trong món ăn.

chim-bo-cau-ham-5.jpeg

3. Không nên ăn quá nhiều chim bồ câu

Kể cả những người khỏe mạnh cũng không nên ăn quá nhiều thịt chim bồ câu. Hàm lượng chất béo trong thịt chim bồ câu, đặc biệt là phần da rất cao vì vậy để tránh thừa chất bạn nên ăn cùng các loại thực phẩm khác. Tốt nhất mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 con. Người mắc bệnh liên quan đến chuyển hóa, bệnh nhân mãn tính nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng thích hợp.

Chia sẻ