Thiếu nữ Việt duyên dáng cùng lịch sử áo dài
Sự biến thiên của lịch sử tạo nên những nét đặc trưng của áo dài ở mỗi thời kỳ. Nhưng tựu chung, áo dài lúc nào cũng đẹp, nữ tính và đại diện cho truyền thống của phụ nữ Việt.
Không ai biết thời điểm ra đời cụ thể của chiếc áo dài nhưng cách đây hàng ngàn năm, trên trống đồng đã có hình ảnh này. Nó tồn tại cùng với mọi sinh hoạt thường ngày của người Việt, từ giã gạo, làm ruộng, chăn nuôi gia súc...
Cho đến thời Hùng Vương, vào những năm 40 - 43 sau Công nguyên, diễn ra cuộc khởi nghĩa do phụ nữ lãnh đạo duy nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, lập nên một Nhà nước vương triều độc lập, thống nhất và tự chủ. Lịch sử đã ghi lại rằng, khi ấy, Hai Bà Trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng, cưỡi voi đánh trận.
Để tỏ lòng tôn kính hai bà, phụ nữ Việt tránh mặc áo hai tà mà mặc áo tứ thân. Hồi ấy, họ đã khéo léo sử dụng màu sắc tự nhiên từ củ nâu, lá bàng giã nhỏ hay bùn dẻo dưới ao để làm màu nhuộm cho những trang phục, tạo ra nét “văn hóa mặc” đơn giản, tế nhị và kín đáo.
Áo tứ thân gắn với khăn mỏ quạ, tóc vấn đuôi gà và nón quai thao là hình ảnh tảo tần của bà, của mẹ ngày xa xưa.
Từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20, xã hội Việt Nam với chế độ phong kiến, phân chia giai cấp, tầng lớp khá rõ ràng. Những người phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu áo tứ thân thành áo ngũ thân hay năm tà để thể hiện sự quyền quý, cao sang, phân biệt mình với những người thuộc tầng lớp nghèo hơn.
Những tiểu thư, con nhà quan hay nhà giàu, mặc áo ngũ thân.
Có thể thấy rõ sự phân biệt đẳng cấp trong bức ảnh này, chủ mặc áo ngũ thân, người hầu mặc áo tứ thân.
Giai đoạn 1910 - 1950 và trước đó, người phụ nữ Việt vẫn còn chịu những khắt khe của xã hội phong kiến nên trang phục không tôn dáng mà được may rộng, phía trong họ còn mặc thêm một áo ngắn nữa. Chất liệu gấm và tơ dành cho những người giàu có. Người nghèo thì may áo dài bằng vải.
Một gia đình nhà quan.
Từ thời đó, hình ảnh các thiếu nữ trường Đồng Khánh, Huế trong đồng phục áo dài tím đã đi vào thi ca, nhạc họa.
Cũng trong giai đoạn này, xã hội Việt Nam dưới sự cai trị của Pháp nên bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây, không chỉ trong tư duy, lối sống, văn học... mà còn cả ở thời trang.
Theo khuynh hướng này, năm 1939, nhà tạo mẫu Cát Tường (Lemur) ở phố Hàng Da, Hà Nội, đã cải tiến áo dài với những chi tiết mới mẻ và lạ lẫm như cổ áo khoét hình trái tim, có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ, vai áo may bồng, tay nối ở vai, khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải...
Xã hội ngày càng phát triển với con mắt cởi mở hơn, thẩm mỹ cũng khác hơn. Thập niên 60 - 70, áo dài bắt đầu tôn lên những nét quyến rũ nhất của người phụ nữ. Eo được may thắt lại, có người còn dùng dây quanh áo phía trong ở vòng hai để eo đuợc nhỏ hơn, tà áo rộng, ngực áo nhọn, gấu áo thẳng ngang, dài gần đến mắt cá chân, làm cho người mặc có dáng “thắt đáy lưng ong”.
Áo dài với kiếng mát
Hoa văn đa dạng, nhiều màu sắc
Áo dài và những phụ kiện túi xách "sành điệu".
Áo dài kết hợp với những kiểu tóc model nhất thời bấy giờ
Trong dịp quan trọng nhất đời người, áo dài cũng là một trang phục không thể thiếu.
Cùng trong thập niên 60, áo dài thêm một lần nữa thay đổi: đẹp, quyến rũ hơn. Đó là kiểu áo dài cổ hở do vợ của Ngô Đình Nhu, bà Trần Lệ Xuân, thiết kế (nên thường gọi là áo dài bà Nhu)
Đến gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở thành thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối, áo may rộng hơn, không chít eo nữa, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể.
Một phụ nữ mặc áo dài mini
Ca sĩ Khánh Ly (ngoài cùng bên trái) đang mặc áo dài mini.
Áo dài gắn với hình ảnh người phụ nữ Việt không chỉ đam đang, nữ tính mà còn anh dũng trong những năm tháng hào hùng nhất của dân tộc.
Sau năm 1975 đến thập niên 80, là thời gian khó khăn của đất nước. Nơi nơi đều thực hành tiết kiệm. Thậm chí những chiếc áo dài còn bị cắt lấy hai vạt áo để may áo ngắn. Chính vì thế, giai đoạn này, áo dài cũng được chị em biến đổi khá nhiều: tà áo dài ngắn lại, chỉ dài hơn đầu gối một chút, vạt cũng nhỏ gọn hơn.
Mẫu áo dài những năm 1980 được trưng bày ở bảo tàng phụ nữ Nam Bộ.
Từ giữa những năm 80 đến thập niên 90, khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, kinh tế bắt đầu khá lên, áo dài đã trở lại, cầu kỳ hơn, thanh nhã hơn đối với phụ nữ Việt Nam.
Vào năm 1989, cuộc thi Hoa hậu áo dài lần đầu tiên được tổ chức tại Sài Gòn, đánh dấu sự hồi sinh phát triển mạnh mẽ của áo dài với hàng loạt các thiết kế mới. Tà áo đuợc may dài hơn, cổ áo cao hơn, màu sắc vải đẹp, phong phú hơn, áo thêu, áo vẽ trở nên thịnh hành... và lần đầu tiên, quần cùng màu với áo chủ đạo thay vì chỉ có đen và trắng như trước.
Áo dài phát triển cùng với sự xuất hiện và nở rộ của một loạt ngôi sao điện ảnh thời bấy giờ như Diễm Hương, Việt Trinh...
Áo dài lại một lần nữa trở thành đồng phục cho nữ sinh trung học.
Là trang phục có trong tất cả các cuộc thi sắc đẹp và dịp lễ hội lớn nhỏ của Việt Nam.
Đại diện cho sự quyến rũ, nữ tính và kín đáo đặc trưng của phụ nữ Việt.
Sự phát triển của xã hội vẫn tiếp tục, và chiếc áo dài không nằm ngoài dòng chảy ấy. Nhưng thực tế đã chứng minh, dù có "vật đổi sao dời" thì cái hồn, cái tinh túy, cái đẹp trong tà áo dài Việt sẽ mãi vẫn được lưu giữ và phát huy, như nhà thơ Văn Tiến Lê đã từng ca ngợi: "Đơn sơ hai mảnh tuyệt vời. Thân sau vạt trước nên lời nước non."
* Bài viết có sử dụng hình ảnh tư liệu của các nguồn: L' indochine FR, Le laquage des dents en Indochine, une campagne au Tonkin, vietscience, W. Robert Moore/National Geographic Society, Life...
Cho đến thời Hùng Vương, vào những năm 40 - 43 sau Công nguyên, diễn ra cuộc khởi nghĩa do phụ nữ lãnh đạo duy nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, lập nên một Nhà nước vương triều độc lập, thống nhất và tự chủ. Lịch sử đã ghi lại rằng, khi ấy, Hai Bà Trưng đã mặc áo dài hai tà giáp vàng, che lọng vàng, cưỡi voi đánh trận.
Để tỏ lòng tôn kính hai bà, phụ nữ Việt tránh mặc áo hai tà mà mặc áo tứ thân. Hồi ấy, họ đã khéo léo sử dụng màu sắc tự nhiên từ củ nâu, lá bàng giã nhỏ hay bùn dẻo dưới ao để làm màu nhuộm cho những trang phục, tạo ra nét “văn hóa mặc” đơn giản, tế nhị và kín đáo.
Áo tứ thân gắn với khăn mỏ quạ, tóc vấn đuôi gà và nón quai thao là hình ảnh tảo tần của bà, của mẹ ngày xa xưa.
Từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20, xã hội Việt Nam với chế độ phong kiến, phân chia giai cấp, tầng lớp khá rõ ràng. Những người phụ nữ nơi thành thị đã biến tấu áo tứ thân thành áo ngũ thân hay năm tà để thể hiện sự quyền quý, cao sang, phân biệt mình với những người thuộc tầng lớp nghèo hơn.
Những tiểu thư, con nhà quan hay nhà giàu, mặc áo ngũ thân.
Có thể thấy rõ sự phân biệt đẳng cấp trong bức ảnh này, chủ mặc áo ngũ thân, người hầu mặc áo tứ thân.
Một gia đình nhà quan.
Nền nếp, sự bảo thủ khiến họ phải cân nhắc khi lựa chọn màu sắc. Chỉ những dịp đặc biệt hoặc thân phận là đào hát mới dám dùng màu sặc sỡ cho y phục. Còn lại thường là màu nhẹ nhàng, nhạt như hồng nhạt, lòng tôm, mỡ gà hoặc nâu, trắng, xám, để tránh bị cho là không đứng đắn.
Một người phụ nữ giàu có trong trang phục áo dài
Gia đình vua Bảo Đại trong trang phục áo dài đầu thế kỷ 20.
Một người phụ nữ giàu có trong trang phục áo dài
Gia đình vua Bảo Đại trong trang phục áo dài đầu thế kỷ 20.
Ở miền Bắc, phụ nữ thích may thêm một cái khuy phụ bên phải cổ áo, và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo hở ra để lộ những chuỗi hạt trang sức nhiều vòng.
Thập niên 1930 - 1940, gấu áo dài thường được may trên mắt cá khoảng 20cm, được mặc với quần trắng hoặc đen.
Từ thời đó, hình ảnh các thiếu nữ trường Đồng Khánh, Huế trong đồng phục áo dài tím đã đi vào thi ca, nhạc họa.
Cũng trong giai đoạn này, xã hội Việt Nam dưới sự cai trị của Pháp nên bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây, không chỉ trong tư duy, lối sống, văn học... mà còn cả ở thời trang.
Theo khuynh hướng này, năm 1939, nhà tạo mẫu Cát Tường (Lemur) ở phố Hàng Da, Hà Nội, đã cải tiến áo dài với những chi tiết mới mẻ và lạ lẫm như cổ áo khoét hình trái tim, có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ, vai áo may bồng, tay nối ở vai, khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải...
Cô Nguyễn Thị Hậu - người đầu tiên mặc quần áo lối mới kiểu Lemur (Phong Hóa)
Áo dài Lemur đã bị những người bảo thủ cho là lố lăng, dị hợm, và lên tiếng công kích dữ dội trên baó chí, mặc dù đuợc những phụ nữ cấp tiến hưởng ứng nhiều.
Cô Hòa Vân trong bộ y phục tân thời mùa Thu của Lemur 1938 (Trịnh Bách)
Nhưng loại áo dài Lemur chỉ tồn tại đến năm 1943.
Nhưng loại áo dài Lemur chỉ tồn tại đến năm 1943.
Xã hội ngày càng phát triển với con mắt cởi mở hơn, thẩm mỹ cũng khác hơn. Thập niên 60 - 70, áo dài bắt đầu tôn lên những nét quyến rũ nhất của người phụ nữ. Eo được may thắt lại, có người còn dùng dây quanh áo phía trong ở vòng hai để eo đuợc nhỏ hơn, tà áo rộng, ngực áo nhọn, gấu áo thẳng ngang, dài gần đến mắt cá chân, làm cho người mặc có dáng “thắt đáy lưng ong”.
Người phụ nữ Huế trong trang phục áo dài, nón lá duyên dáng năm 1961
Áo dài cũng trở thành một trang phục không thể thiếu khi đi ra ngoài của phụ nữ Việt. Đặc biệt trong Sài Gòn, cuộc sống phồn hoa và ảnh hưởng từ phong cách Mỹ đã khiến phụ nữ nơi đây có phong cách áo dài đa dạng, năng động với đủ màu sắc, hoa văn, chất liệu. Áo dài có mặt trong mọi hoạt động của phái yếu, từ đi chơi, đi chợ, tiếp khách ở nhà, cho đến cưới xin, đi dự tiệc...Áo dài với kiếng mát
Hoa văn đa dạng, nhiều màu sắc
Áo dài và những phụ kiện túi xách "sành điệu".
Áo dài kết hợp với những kiểu tóc model nhất thời bấy giờ
Trong dịp quan trọng nhất đời người, áo dài cũng là một trang phục không thể thiếu.
Cùng trong thập niên 60, áo dài thêm một lần nữa thay đổi: đẹp, quyến rũ hơn. Đó là kiểu áo dài cổ hở do vợ của Ngô Đình Nhu, bà Trần Lệ Xuân, thiết kế (nên thường gọi là áo dài bà Nhu)
Mốt này ban đầu bị nhiều người chống đối, nhưng chỉ một thời gian sau lại nhận được nhiều lời khen ngợi vì nó tôn lên vẻ đẹp vừa hiện đại vừa truyền thống của người phụ nữ, lại rất đơn giản, tinh tế.
Sau này cổ áo được cắt sâu xuống hơn nữa, hình vuông, hay hình tròn rộng khéo léo khoe cái cổ yêu kiều và trang sức đẹp.
Bà Trần Lệ Xuân đã quảng bá áo dài Việt trong hầu hết các cuộc gặp gỡ với người nước ngoài, tiệc tùng, đi chơi...
Đến gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở thành thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối, áo may rộng hơn, không chít eo nữa, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể.
Một phụ nữ mặc áo dài mini
Ca sĩ Khánh Ly (ngoài cùng bên trái) đang mặc áo dài mini.
Phong trào hippy phương Tây du nhập vào, khiến nhiều phụ nữ muốn "nổi loạn" và thoải mái hơn, nhất là giới trẻ nên đã hình thành một dạng áo dài khác, phần nhiều chỉ dài tới đầu gối, phía trên sát vào thân, dùng nhiều loại hàng ngoại màu sắc rực rỡ.
Cô gái Huế mặc áo dài năm 1972
Và con gái Hà Nội năm 1974
Sau năm 1975 đến thập niên 80, là thời gian khó khăn của đất nước. Nơi nơi đều thực hành tiết kiệm. Thậm chí những chiếc áo dài còn bị cắt lấy hai vạt áo để may áo ngắn. Chính vì thế, giai đoạn này, áo dài cũng được chị em biến đổi khá nhiều: tà áo dài ngắn lại, chỉ dài hơn đầu gối một chút, vạt cũng nhỏ gọn hơn.
Mẫu áo dài những năm 1980 được trưng bày ở bảo tàng phụ nữ Nam Bộ.
Từ giữa những năm 80 đến thập niên 90, khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, kinh tế bắt đầu khá lên, áo dài đã trở lại, cầu kỳ hơn, thanh nhã hơn đối với phụ nữ Việt Nam.
Vào năm 1989, cuộc thi Hoa hậu áo dài lần đầu tiên được tổ chức tại Sài Gòn, đánh dấu sự hồi sinh phát triển mạnh mẽ của áo dài với hàng loạt các thiết kế mới. Tà áo đuợc may dài hơn, cổ áo cao hơn, màu sắc vải đẹp, phong phú hơn, áo thêu, áo vẽ trở nên thịnh hành... và lần đầu tiên, quần cùng màu với áo chủ đạo thay vì chỉ có đen và trắng như trước.
Áo dài phát triển cùng với sự xuất hiện và nở rộ của một loạt ngôi sao điện ảnh thời bấy giờ như Diễm Hương, Việt Trinh...
Áo dài lại một lần nữa trở thành đồng phục cho nữ sinh trung học.
Từ năm 2000 đến nay, sự giao lưu về văn hóa, sự phát triển vượt bậc về kinh tế, và cái nhìn hiện đại tạo điều kiện cho các nhà thiết kế thỏa sức sáng tạo, áo dài biến hóa muôn màu muôn kiểu và chính thức trở thành quốc phục của nước Việt Nam.
Chính vì thế, nó có mặt trong tất cả các cuộc thi sắc đẹp lớn nhỏ cũng như là hình ảnh đại diện cho con người, đặc biệt là phụ nữ Việt Nam trước bạn bè thế giới.
Chính vì thế, nó có mặt trong tất cả các cuộc thi sắc đẹp lớn nhỏ cũng như là hình ảnh đại diện cho con người, đặc biệt là phụ nữ Việt Nam trước bạn bè thế giới.
Là trang phục có trong tất cả các cuộc thi sắc đẹp và dịp lễ hội lớn nhỏ của Việt Nam.
Đại diện cho sự quyến rũ, nữ tính và kín đáo đặc trưng của phụ nữ Việt.
Sự phát triển của xã hội vẫn tiếp tục, và chiếc áo dài không nằm ngoài dòng chảy ấy. Nhưng thực tế đã chứng minh, dù có "vật đổi sao dời" thì cái hồn, cái tinh túy, cái đẹp trong tà áo dài Việt sẽ mãi vẫn được lưu giữ và phát huy, như nhà thơ Văn Tiến Lê đã từng ca ngợi: "Đơn sơ hai mảnh tuyệt vời. Thân sau vạt trước nên lời nước non."
* Bài viết có sử dụng hình ảnh tư liệu của các nguồn: L' indochine FR, Le laquage des dents en Indochine, une campagne au Tonkin, vietscience, W. Robert Moore/National Geographic Society, Life...