Thiên tai trong năm 2022 làm 175 người chết, gây thiệt hại gần 20.000 tỉ đồng

Văn Ngân,
Chia sẻ

Tính đến ngày 28/12, thiên tai đã làm 175 người chết, mất tích; thiệt hại về kinh tế ước khoảng 19.453 tỷ đồng. Gấp 1,6 lần thiệt hại về người và 3,4 lần thiệt hại về kinh tế so với cùng kỳ năm 2021.

175 người chết do thiên tai trong năm 2022

Theo thông tin từ Tổng cục Phòng, Chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ đầu năm 2022 đến nay, thiên tai trên thế giới và khu vực đã diễn ra rất phức tạp, nhiều trận thiên tai diễn ra với quy mô lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng, vượt mức lịch sử gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản kinh tế trong đó có nhiều nước có nền kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng chống chịu tốt hơn điển hình như nắng nóng, hạn hán kéo dài, nghiêm trọng nhất trong vòng 500 năm tại châu Âu làm hơn 20.000 người chết; 

Siêu bão Ian đổ bộ vào Mỹ cuối tháng 9 làm 154 người chết, thiệt hại trên 50 tỷ đô la Mỹ, lũ lụt lịch sử trong tháng 7-8 tại Pakistan làm gần 1.700 người chết; trận động đất với độ lớn 5,6 độ richter ngày 21/11 tại Indonesia làm 321 người chết.

Thiên tai trong năm 2022 làm 175 người chết, gây thiệt hại gần 20.000 tỉ đồng - Ảnh 1.

Tính đến ngày 28/12, thiên tai đã làm 175 người chết, mất tích; thiệt hại về kinh tế ước khoảng 19.453 tỷ đồng. Gấp 1,6 lần thiệt hại về người và 3,4 lần thiệt hại về kinh tế so với cùng kỳ năm 2021.

Tại Trung Quốc, hạn hán nắng nóng nghiêm trọng nhất kể từ 60 năm qua, mưa lũ gây thiệt hại nghiêm trọng, chỉ riêng 7 tháng đầu năm có tới 487 con sông đã có mực nước vượt quá mức cảnh báo lũ…Theo số liệu thống kê gần nhất thiệt hại kinh tế toàn cầu do thiên tai ước tính 260 tỷ đô la Mỹ..

Ở Việt Nam, thiên tai xảy ra bất thường, cực đoan, trái quy luật từ những tháng đầu năm và trên các vùng miền cả nước với 21/22 loại hình thiên tai trong đó điển hình có 1057 trận thiên tai.

Mưa lớn kéo dài ở Miền Bắc đã gây sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, ngập lụt đô thị, khu công nghiệp. Các hồ chứa Sơn La, Hoà Bình, Tuyên Quang đã phải vận hành xả lũ và duy trì trong một thời gian khá dài (đây là một năm hiếm thấy kể từ khi hệ thống liên hồ chứa đi vào khai thác, vận hành).

Tại khu vực miền Trung, liên tiếp 3 cơn bão đổ bộ và mưa lũ sau bão gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, trong đó bão số 4 (Noru) đạt cường độ mạnh nhất cấp 14-15, giật cấp 17, gần đạt cấp siêu bão trên biển Đông, suy yếu nhanh và đổ bộ vào Đà Nẵng – Quảng Nam ngày 28/9 đã gây mưa rất lớn tại các tỉnh Nam đồng bằng Bắc Bộ và từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi, trong đó riêng Nghệ An rất mưa lớn từ 300-500mm (Quỳnh Lưu 662mm; Con Cuông 650mm); Mưa lớn sau bão số 5 đã gây lũ trên BĐ3 trên các sông từ Quảng Bình - Thừa Thiên Huế; ngập lụt đặc biệt nghiêm trọng có nơi tới 1,5-2,0m tại Đà Nẵng. Triều cường, kết hợp gió mạnh trên biển gây sóng lớn từ 1,5-2m tại khu vực biển Tây gây tràn và sạt lở đê biển Tây, tỉnh Cà Mau; nhiều trận động đất xảy ra liên tiếp trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum,…

Tính đến ngày 28/12, thiên tai đã làm 175 người chết, mất tích; thiệt hại về kinh tế ước khoảng 19.453 tỷ đồng. Gấp 1,6 lần thiệt hại về người và 3,4 lần thiệt hại về kinh tế so với cùng kỳ năm 2021.

Công tác chỉ đạo điều hành vẫn còn nhiều hạn chế, thách thức

Thiên tai trong năm 2022 làm 175 người chết, gây thiệt hại gần 20.000 tỉ đồng - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Văn Tiến – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT), Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai (PCTT)

Trao đổi với phóng viên VOV.VN, ông Nguyễn Văn Tiến – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT), Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai (PCTT) cho biết, năm 2022, Tổng cục PCTT với 2 vai trò vừa thực hiện quản lý nhà nước vừa là cơ quan thường trực của BCĐ đã nghiêm túc triển khai thực hiện các chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo Ban chỉ đạo nhất là đã chủ động chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nâng cao năng lực tham mưu điều hành, từng bước thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực PCTT.

"Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo điều hành vẫn còn một số tồn tại, thách thức như nhiều Bộ ngành, địa phương chậm triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng chống thiên tai đến năm 2030 và kế hoạch thực hiện đề án 553; Triển khai, áp dụng Luật và các văn bản quy phạm pháp luật trong thực tế còn chưa hiệu quả, một số vấn đề tồn tại vướng mắc tuy đã được giải quyết và đưa vào quy định của Nghị định nhưng vẫn chưa được triển khai trong thực tiễn. 

Quy trình vận hành còn nhiều bất cập, nhất là trong công tác phối hợp chỉ đạo điều hành; các đơn vị tính toán tham mưu chưa sát với diễn biến mưa, lũ; hiệu quả và độ tin cậy chưa cao; Việc thực hiện phương châm 4 tại chỗ, nhất là xây dựng lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai tại cơ sở ở một số nơi còn mang tính hình thức, chưa phát huy tốt hiệu quả", ông Nguyễn Văn Tiến cho hay.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Văn Tiến, công tác đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác PCTT triển khai còn chậm; Việc thành lập Quỹ Phòng chống thiên tai Trung ương chưa hoàn thành. Trình độ chuyên môn và kiến thức quản lý nhà nước của một bộ phận công chức trẻ còn hạn chế, chưa có thực tiễn; năng lực tham mưu, báo cáo chưa đáp ứng yêu cầu./.

Chia sẻ