Thiền có chữa được ung thư không?
Thiền có chữa ung thư được hay không là thắc mắc không chỉ của người bệnh mà còn là bài toán khó lý giải của các nhà khoa học.
Y học gọi ung thư là một trong những bệnh lý ác tính của tế bào. Khi bị kích thích, các tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức, không tuân theo cơ chế kiểm soát và phát triển của cơ thể, hình thành nên các khối u, có thể lành tính hoặc ác tính.
U lành tính: Không xâm lấn, không di căn, có thể được chữa trị bằng phẫu thuật cắt bỏ.
U ác tính (ung thư): Tế bào gốc tự do phát triển vô hạn xâm lấn mô lành nhanh chóng, đồng thời khiến cơ thể suy yếu, mất khả năng miễn dịch, dẫn tới suy mòn và tử vong.
Y học đã nghiên cứu và đưa ra những phương pháp điều trị ung thư khác nhau, tuy nhiên áp dụng phương pháp nào để điều trị có hiệu quả còn tuỳ thuộc vào giai đoạn, vào sức chịu đựng của cơ thể từng người.
Các phương pháp điều trị và hỗ trợ điều trị hiện đang được y học chỉ định là:
● Phẫu thuật
● Hóa trị liệu
● Xạ trị liệu
● Ức chế nội tiết tố
● Kiểm soát triệu chứng
● Miễn dịch
Mặc dù các phương pháp y học chính thức đã được chứng minh là tương đối thành công, nhưng chúng ít nhiều để lại tác dụng phụ không mong muốn ảnh hướng tới sức đề kháng và khả năng chịu đựng của cơ thể.
Vấn đề lớn nhất trong điều trị ung thư chính là yếu tố thời gian - qua thời gian hầu hết người bệnh đều không có đủ sức chịu đựng để theo đuổi phác đồ điều trị của y học. Từ đó, trong thực tế đời sống phát sinh nhiều trường hợp cá biệt, nhiều phương pháp khác nhau được công bố là có thể thay thế hoặc bổ sung cho các phương pháp điều trị chính thức nêu trên.
Thiền là một phương pháp được cho rằng nằm trong nhánh "phát sinh" này. Nó không phải phương pháp chính thống điều trị ung thư, mà là một vấn đề còn tranh luận. Master Lê Thái Bình - Giám đốc Trung tâm dưỡng sinh Thiền Việt thuộc Viện Nghiên cứu và Ưng dụng Tiềm năng con người - sẽ bàn về vấn đề này: Thiền và vai trò của nó với trị liệu ung thư.
Ảnh minh họa.
Tác dụng của thiền trong quá trình điều trị ung thư
Thiền giúp cơ thể chúng ta hấp thu năng lượng trời đất, năng lượng vũ trụ thông qua 7 trung tâm năng lượng trên cơ thể (luân xa), từ đó đả thông bế tắc cả tâm và thân, chữa lành nhiều loại tâm bệnh, nghiệp bệnh.
Ở người bệnh ung thư, Thiền giúp người bệnh đào thải năng lượng xấu, hấp thu năng lượng tốt lành từ vũ trụ, điều khiển năng lượng xuyên xuốt cơ thể, cân bằng năng lượng ở vùng bị bệnh. Trên thế giới, Thiền đã được đưa vào y học như một liệu pháp bổ sung nhằm hỗ trợ điều trị căn bệnh ung thư. Cụ thể:
- Tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể: Thiền giúp cơ thể tự sản sinh ra tế bào miễn dịch khỏe mạnh để tiêu diệt các gốc tự do. Khi cơ thể ở trạng thái thoải mái nhất, an nhiên tự tại vui vẻ lạc quan, không còn lo âu sẽ kích thích tế bào miễn dịch hoạt động mạnh hơn, chủ động tìm kiếm, phát hiện và tiêu diệt các tế bào lạ.
- Góp phần ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do (là nguy cơ gây ung thư): Cơ thể con người có khoảng trăm ngàn tỷ tế bào. Mỗi tế bào thực chất là một "sinh vật" có nhu cầu tiêu thụ oxy và dinh dưỡng cao. Nhưng hoạt động đó càng mạnh thì càng tạo ra nhiều gốc tự do. Các nghiên cứu y sinh học cho thấy con người có thể làm giảm nhu cầu oxygen đến 40% trong lúc thiền. Thiền khoảng 30-40 phút làm giảm các họat động hệ giao cảm trên bề mặt da, giảm nhịp tim và hô hấp đáng kể từ đó làm chậm lại quá trình oxy hóa của cơ thể.
- Chống suy mòn, nâng cao miễn dịch tế bào: Thiền làm giảm mức độ cytokine - yếu tố gây viêm được sản xuất bởi cơ thể, giúp cho hệ thống miễn dịch của bệnh nhân trở nên khỏe mạnh hơn, chống suy mòn - nguyên nhân gây tử vong ở người mắc bệnh ung thư.
- Giúp gia tăng khả năng thành công của các phương pháp điều trị khác: Thiền làm giảm sự lo lắng căng thẳng ở những người đang sống chung với bệnh ung thư. Kích thích tố căng thẳng – chất được sản xuất trong cơ thể chúng ta có thể ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng điều trị, và thậm chí ảnh hưởng đến sự sống còn.
Đoàn y bác sĩ người Pháp trực tiếp sang Việt Nam nghiên cứu và ứng dụng Thiền định trong y học. Ảnh: NVCC.
- Giảm những cơn đau mãn tính: Đau mãn tính là một triệu chứng phổ biến ở những người bị ung thư. Nguyên nhân có thể là do ung thư gây ra, do phương pháp điều trị ung thư, hoặc do nguyên nhân khác. 90% bệnh nhân ung thư phổi đều trải qua sự đau đớn. Năng lượng từ thiền có thể làm giảm đau, từ đó có thể hạn chế số lượng thuốc giảm đau để kiểm soát cơn đau.
- Giảm trầm cảm và lo âu: Theo các nhà nghiên cứu, những cảm xúc căng thẳng trong tâm lý thường dễ dẫn đến sự khởi phát và tiến triển bệnh ung thư ngày một nặng hơn. Các công trình nghiên cứu y học hiện đại cũng chứng minh: Thiền mang lại nhiều tác động tích cực, giúp giảm stress, bình ổn huyết áp, giảm cholesterol và hoạt chất cortisol trong máu, tăng cường hệ miễn dịch từ đó đẩy lùi sự phát triển của các tế bào ung thư. Đặc biệt, với những bệnh nhân thường xuyên phải xạ trị sẽ cần một liệu pháp phục hồi cả thân và tâm mới có thể giúp cho cơ thể lạc quan và khỏe mạnh hơn.
- Duy trì cơ thể khỏe mạnh: Với những bệnh nhân ung thư việc kết hợp giữa các hoạt động thể chất (thể dục thể thao) và tinh thần (Thiền) phù hợp có thể giúp họ tăng cường miễn dịch, đẩy lùi được các tế bào ác tính.
- Giúp ngủ ngon giấc: Khó khăn với giấc ngủ là một vấn đề phổ biến đối với người sống chung với bệnh ung thư. Thật may mắn là thiền có thể giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.
- Nhận thức chức năng tốt hơn:. Thiền được chứng minh là có thể cải thiện chức năng nhận thức, tăng cường trí nhớ, giúp người bệnh trở nên minh mẫn hơn.
Master Lê Thái Bình, Giám đốc Trung tâm dưỡng sinh Thiền Việt.
- Giảm mệt mỏi: Mệt mỏi là một trong những triệu chứng khó chịu nhất của bệnh ung thư và quá trình điều trị ung thư mang lại. Quá trình khối u phát triển lấy đi và tiêu hao rất nhiều năng lượng của cơ thể, nhờ hành thiền, bệnh nhân ung thư sẽ thu được rất nhiều năng lượng tốt, đào thải năng lượng xấu và độc tố trong cơ thể từ đó giảm bớt mệt mỏi.
Như vậy, Thiền dưỡng sinh giúp giảm trầm cảm lo âu, tăng đề kháng cơ thể, chống hiện tượng suy mòn ở người bệnh, giảm đau đớn, thay đổi lối sống từ đó gia tăng khả năng thành công của các phương pháp điều trị khác.
Nói cách khác Thiền là một liệu pháp hỗ trợ điều trị giúp cơ thể chúng ta khoẻ mạnh cả về thể chất và tinh thần để chiến đấu với tế bào ung thư, chứ không thể khẳng định chính Thiền giúp chúng ta chữa khỏi bệnh ung thư.
Thiền giúp tăng cường chức năng miễn dịch, chống suy mòn ở người bệnh ung thư từ đó gia tăng khả năng thành công của các phương pháp điều trị khác.
Các nghiên cứu giá trị về tác dụng của thiền
* Vào tháng 7/1997, Tiến sĩ Richard Davidson, Giáo sư Tâm lý học trường Đại học Wisconsin đã tiến hành một cuộc nghiên cứu về tác động của thiền đối với hoạt động thần kinh và khả năng miễn nhiễm trên 48 đối tượng là nhân viên của công ty kỹ thuật sinh học Promega (phần lớn những người này là những nhà khoa học).
Những người này được hướng dẫn thực hành thiền mỗi lần 3 giờ, mỗi tuần một lần, trong thời gian 8 tuần lể. Cuối giai đoạn 8 tuần, những nhân viên ngồi thiền và những nhân viên khác không ngồi thiền đều được cho chích ngừa vaccine cúm.
Ở thời điểm 4 tuần và 8 tuần sau khi chủng ngừa, tất cả mọi người đều được thử máu để kiểm tra số lượng kháng thể. Kết quả cho biết số kháng thể đã gia tăng thêm 50% ở những người có ngồi thiền so với những người không ngồi thiền.
Như vậy, cuộc thử nghiệm đã cho thấy việc hành thiền trong một giai đọan ngắn cũng có tác dụng gia tăng hệ miễn dịch. Quan trọng hơn, khả năng này có thể kéo dài một thời gian sau khi ngưng ngồi thiền.
Nhiều nghiên cứu khác nhau đã cho thấy trong quá trình ngồi thiền, nhịp thở chậm lại, nhịp tim và huyết áp giảm xuống, sóng não hạ thấp và mức độ chuyển hoá giảm theo.
* Năm 1967, Giáo sư Herbert Benson, trường Đại học Harvard đã tiến hành nghiên cứu trên 36 người tham gia ngồi thiền. Thí nghiệm cho biết khi ngồi thiền nhu cầu oxy ít hơn bình thường 17%, nhịp tim giảm 3 nhịp mỗi phút và có sự gia tăng sóng theta ở não.
* Một nghiên cứu khác do hai giáo sư người Nhật Kasamatsu và Hirai thực hiện trong khi thiền sư Soto ngồi thiền, cho thấy có sự xuất hiện tuần tự sóng alpha, gia tăng biên độ sóng alpha, tiếp tục là sự giảm thấp sóng alpha và cuối cùng là sự phát triển sóng theta.
Sóng não hạ thấp tương ứng với tình trạng an tĩnh của cơ thể. Sóng beta nhanh và không đều (khoảng 20c/s) ứng với điều kiện tâm lý căng thẳng, nhiều tạp niệm. Sóng alpha (khoảng 8 đến 13c/s) là sóng não ứng với tình trạng thư giãn cơ bắp, tâm lý thoải mái và tinh thần minh mẩn.
* Bà Sara W. Lazar, Giáo sư trường Đại học Harvard, là người đồng nghiên cứu với Tiến sĩ Benson tại Bệnh viện Massachusettes General Hospital (MGH). Bà cho biết thiền giúp gia tăng chức năng của bộ não, tăng cường khả năng tập trung tư tưởng và cải thiện lão hoá.
Đặc biệt, thiền làm gia tăng độ dày của phần vỏ não phía trước trán. Điều nầy tương phản với quá trình thoái hoá não ở người già. Nghiên cứu này dựa trên những người từ 25 đến 50 tuổi, ngồi thiền 40 phút mỗi ngày.
Bà Lazar nói: "Ảnh hưởng của thiền định là có thể đảo ngược tiến trình lão hoá".
* Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả
* Master Lê Thái Bình, Người sáng lập, Giám đốc Trung tâm dưỡng sinh Thiền Việt - Viện nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người