Thêm giấm, muối và bột mì khi rửa lòng heo là sai lầm lớn: Mách bạn 1 mẹo khử mùi hôi, tanh, làm sạch lòng

Huệ Lan - Ảnh: Sohu,
Chia sẻ

Dưới đây là một số mẹo làm sạch lòng mỡ (lòng già) rất đơn giản, giúp khử mùi hôi, tanh.

 Lòng mỡ hay còn gọi là lòng già (ruột già) của con heo khi đem chế biến món ăn được nhiều người yêu thích. Lòng mỡ thường có kết cấu giòn mềm nhưng không béo ngậy, ăn rất thú vị! Đôi khi vì tiện nên nhiều người thường hay mua ở các hàng quán chế biến đồ ăn sẵn. Trong khi có những người cảm thấy thoải mái, ngon miệng và an tâm thì không ít người lại e ngại rằng chúng không đảm bảo đủ sạch như nhà làm.

Khi chế biến lòng mỡ, việc làm sạch bên trong ruột là bước quan trọng nhất. Lòng được làm sạch sẽ không có mùi hôi thum thủm, khi ăn ngon miệng hơn. Nhiều người thích ăn lòng mỡ nhưng không biết làm hoặc sợ rửa không kỹ nên không dám ăn. 

Thực tế có rất nhiều mẹo làm sạch lòng mỡ mà khi tìm hiểu ra rồi thì mới biết công đoạn này thực ra rất đơn giản. 

Bây giờ chúng tôi sẽ chia sẻ một số mẹo làm sạch lòng mỡ rất đơn giản, giúp khử mùi tanh, không có mùi hôi.

Thêm giấm, muối và bột mì khi rửa lòng heo là một sai lầm lớn: Mách bạn mẹo khử mùi hôi, tanh và làm sạch lòng - Ảnh 1.

Đầu tiên, bạn cho lòng heo đã mua vào chậu, thêm nước nóng rồi rửa sạch. Bước này sẽ loại bỏ phần nào chất bẩn và giúp lòng heo mềm ra. Sau khi rửa sạch, vớt lòng heo ra khỏi chậu, đổ nước đi. Sau đó cọ rửa chậu sạch rồi thả lòng heo vào, lộn mặt trong ra ngoài. 

Tiếp đó bạn cho 2 nắm bột ngô (hoặc nhiều hơn tùy vào khối lượng lòng heo bạn có) vào. Dùng bột ngô thô có thể làm sạch chất nhầy và chất bẩn bám trên thành ruột già của con heo. Bạn dùng tay nhào và chà xát mạnh khoảng 3 đến 5 phút sẽ thấy rất nhiều chất nhầy rơi ra khỏi bề mặt lòng heo. Rửa sạch bằng nước rồi lộn lại phần lòng heo, tiếp tục cho bột ngô vào mặt còn lại và chà xát mạnh. 

Sau khi đã làm sạch cả hai mặt của lòng heo, bạn lại lộn mặt trong của lòng heo ra, chúng ta cần thực hiện bước làm sạch thứ hai. Trong thực tế, có rất nhiều người khi làm lòng mỡ của con heo thường cho muối ăn hoặc giấm vào bóp. Nhưng đến khi ăn vẫn ngửi thấy mùi hôi tanh khiến món ăn mất ngon. 

Thêm giấm, muối và bột mì khi rửa lòng heo là một sai lầm lớn: Mách bạn mẹo khử mùi hôi, tanh và làm sạch lòng - Ảnh 2.

Nếu dùng giấm để khử mùi tanh của lòng heo, sau khi rửa sạch chắc chắn sẽ còn sót lại rất nhiều axit axetic, khiến lòng heo không những không ngon mà còn ảnh hưởng đến mùi vị sau khi nấu. 

Ở bước thứ hai này, nguyên liệu bạn cần dùng là rượu trắng có độ rượu cao trên 50 độ. Sau khi thêm khoảng 100ml rượu trắng vào, chà xát mạnh. Bước này không chỉ giúp loại bỏ mùi tanh và tăng hương thơm, mà còn giúp khử trùng. Sau khi thêm rượu, chà xát trong 3 đến 5 phút. Lật mặt còn lại, thêm một ít rượu trắng và chà xát rồi rửa lại. Ở bước này, bạn sẽ thấy rõ ràng là không còn chất nhầy trên lòng heo rơi ra. Khi chà xát và rửa sạch có thể dùng dao cắt bỏ phần mỡ thừa bám vào lòng rồi tiếp tục chà sạch với nước. Việc này sẽ giúp làm sạch chất bẩn bên trong lòng già và mùi tanh sẽ giảm đi nhiều.

Sau đó, bạn xối lòng heo dưới vòi nước chảy để làm sạch cả bên trong và bên ngoài lòng. Lúc này lòng heo đã trở nên rất sạch, không những không còn chất nhầy mà mùi tanh cũng hết. 

Chuẩn bị một cái chậu, cho một nắm nhỏ hạt tiêu vào rồi ủ với nước sôi trong vòng 5 đến 10 phút. Đợi nước sôi nguội bớt còn khoảng 45-50 độ thì cho lòng heo vào, dùng tay rửa sạch. Rửa khoảng 3 phút, lật mặt trong ra và rửa lại lần nữa. Cuối cùng rửa sạch dưới vòi nước chảy. Sử dụng phương pháp này lòng heo sẽ sạch, trắng và mùi tanh đã hoàn toàn biến mất.

Thêm giấm, muối và bột mì khi rửa lòng heo là một sai lầm lớn: Mách bạn mẹo khử mùi hôi, tanh và làm sạch lòng - Ảnh 3.

Sau khi làm sạch sẽ, bạn đã có thể chế biến món lòng heo tùy theo khẩu vị hôm đó mình muốn ăn, chẳng hạn như lòng heo xào dưa hay lòng heo om nước tương... Lưu ý, với món lòng heo om thì bạn nên ngâm trong nước sốt, ướp khoảng 2-3 tiếng đồng hồ để ngấm hết hương vị.

Chia sẻ