Thầy Park đã về quê ăn Tết nhưng Tết Hàn Quốc khác hẳn nước ta từ quan niệm đến lễ nghi, ăn uống

Imacho,
Chia sẻ

Seollal cũng là dịp lễ quan trọng trong văn hóa Hàn Quốc nhưng người dân xứ sở kim chi lại ăn mừng nó một cách rất khác biệt.

Tết ở Hàn Quốc được gọi là Seollal, đây là dịp để các thành viên trong gia đình tụ họp, cùng chào đón năm mới với nhiều niềm vui và hạnh phúc. Không chỉ vậy, đây còn là dịp để họ bày tỏ sự biết ơn đối với các bậc tổ tiên. Suốt dịp này, mọi người sẽ quây quần thực hiện các lễ nghi cúng bái, tặng quà cho nhau, ăn uống và cùng chơi trò chơi.

Hàn Quốc chỉ ăn Tết 3 ngày

Khác với Việt Nam hay Trung Quốc, Tết là kỳ nghỉ dài và mọi người ăn mừng suốt nhiều ngày liền, Seollal chỉ diễn ra trong đúng 3 ngày (mùng 1/1 đến mùng 3/1 âm lịch). Sau đó, người dân xứ sở kim chi sẽ quay trở lại cuộc sống bình thường.

Lời chúc ngày Tết

Đến Hàn Quốc vào dịp Seollal, câu nói nhiều nhất bạn được nghe chắc chắn sẽ là "새해 복 많이 받으세요" ("Saehae Bok Mani Badeuseyo") mang ý nghĩa năm mới chúc bạn gặp được nhiều phúc lộc, trong tất cả mọi lĩnh vực cuộc sống từ sự nghiệp, tài chính cho đến sức khỏe. Tóm lại, lời chúc này của đối phương là mong muốn bạn có một năm mới tốt đẹp hơn năm cũ.

Thầy Park đã về quê ăn Tết nhưng Tết Hàn Quốc khác hẳn nước ta từ quan niệm đến lễ nghi, ăn uống - Ảnh 1.

Người Hàn không trang trí nhà cửa quá nhiều

Sau khi dọn dẹp, mọi người thường sẽ mua sắm nhiều món đồ để trang hoàng nhà cửa, có thể là những chậu hoa, câu đối Tết… Thế nhưng, người Hàn Quốc vào dịp này lại không đặt nặng việc làm này, có thể đối với họ, Seollal vốn dĩ đã tràn ngập sắc màu xinh tươi nhờ vào trang phục truyền thống, hàng tá các món ăn và bánh trái. Thêm nữa, người Hàn Quốc quan niệm đỏ là màu của máu, chỉ thể hiện tinh thần tiến lên (dành cho những môn thể thao) nên vào dịp Seollal, họ cũng không lựa chọn màu sắc này để bày trí nhà cửa.

Phong bao lì xì

Người Hàn Quốc vào năm mới cũng có phong tục lì xì nhưng do quan niệm về màu sắc trên, họ thường không chọn màu đỏ. Thay vào đó sẽ sử dụng phong bao màu trắng, được gọi là 세배("Sebae") để gửi cho nhau những món tiền mừng.

Thầy Park đã về quê ăn Tết nhưng Tết Hàn Quốc khác hẳn nước ta từ quan niệm đến lễ nghi, ăn uống - Ảnh 2.

Ngoài ra, người Hàn Quốc còn tặng quà cho mọi người nhân dịp Seollal. Các món quà thay đổi mỗi năm tùy thuộc vào tình hình kinh tế và xu hướng quà tặng nhưng phổ biến nhất thường là tiền mặt và thẻ quà tặng mua sắm. Quà cho cha mẹ chủ yếu là nhân sâm, mật ong, ghế mát xa hay các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

Trang phục truyền thống

Vào những ngày đầu năm mới, các thành viên trong gia đình tụ họp phải mặc trang phục truyền thống hanbok. Khi đó, người trẻ sẽ thực hiện nghi thức vái lạy bậc trưởng bối, để bày tỏ sự tôn kính sâu sắc đối với họ. Tiếp đến sẽ là phong tục lì xì và tặng quà.

Thầy Park đã về quê ăn Tết nhưng Tết Hàn Quốc khác hẳn nước ta từ quan niệm đến lễ nghi, ăn uống - Ảnh 3.

Bàn cúng tổ tiên

Đối với người Hàn, Seollal không chỉ là thời gian gia đình tụ họp mà còn là dịp tưởng nhớ những người đã khuất. Cúng tổ tiên là một trong những nghi thức quan trọng và được chuẩn bị kỹ lưỡng nhất vào dịp Tết. Người Hàn rất cẩn trọng trong việc chuẩn bị đồ cúng vì họ tin rằng đồ thờ cúng ngon và trình bày đẹp sẽ làm hài lòng ông bà tổ tiên hơn. Có khoảng 20 loại món ăn khác nhau được bày trên bàn thờ, tùy theo vùng miền mà các món có thể thay đổi. Sau khi bày biện đồ cúng và thắp nhang, các thành viên sẽ lần lượt đến trước bàn thờ vái lạy, để bày tỏ lòng biết ơn cũng như cầu xin tổ tiên phù hộ gia đình được hạnh phúc cả năm.

Thầy Park đã về quê ăn Tết nhưng Tết Hàn Quốc khác hẳn nước ta từ quan niệm đến lễ nghi, ăn uống - Ảnh 4.

Thầy Park đã về quê ăn Tết nhưng Tết Hàn Quốc khác hẳn nước ta từ quan niệm đến lễ nghi, ăn uống - Ảnh 5.

Sơ đồ hướng dẫn bày bàn cúng tổ tiên của người Hàn Quốc dịp Seollal.

Công tác chuẩn bị kỳ công

Một trong những áp lực dịp Seollal đối với người Hàn Quốc là công tác chuẩn bị quá nhiều. Trước 1 tuần, họ đã phải tính toán và lên danh sách món ăn, đồ cúng. Những ngày này, chợ hay siêu thị đều chật cứng người. Do đồ thờ cúng không được qua loa nên ai cũng lựa chọn thật kỹ về hình dáng, màu sắc, độ tươi của các loại rau, thịt, cá, trái cây. Hầu hết công tác chuẩn bị này thường do phụ nữ trong nhà đảm nhận. Ngày nay, nhiều gia đình chọn mua đồ có sẵn để bày bàn cúng thay vì vất vả nấu nướng.

Thầy Park đã về quê ăn Tết nhưng Tết Hàn Quốc khác hẳn nước ta từ quan niệm đến lễ nghi, ăn uống - Ảnh 6.

Món ăn truyền thống

Vào sáng mùng 1, sua lễ cúng gia tiên, mọi người sẽ quây quần cùng nhau ăn tteokguk (canh bánh gạo). Điều này xuất phát từ quan niệm của người Hàn Quốc, họ tin rằng ăn món ăn này có nghĩa là bạn lớn thêm 1 tuổi. Do đó, thay vì hỏi tuổi, chúng ta có thể hài hước hỏi rằng: "Cậu đã ăn tteokguk mấy lần rồi?".

Thầy Park đã về quê ăn Tết nhưng Tết Hàn Quốc khác hẳn nước ta từ quan niệm đến lễ nghi, ăn uống - Ảnh 7.

Trò chơi truyền thống

Seollal là dịp để gia đình quây quần bên nhau, tận hưởng không khí vui tươi của dịp năm mới. Ngoài hoạt động cúng bái, trò chuyện và xem TV, mọi người có thể chọn giải trí cùng nhau bằng các trò chơi truyền thống như Yutnori (tương tự cờ cá ngựa), đá cầu, thả diều, nhảy bập bênh…

Thầy Park đã về quê ăn Tết nhưng Tết Hàn Quốc khác hẳn nước ta từ quan niệm đến lễ nghi, ăn uống - Ảnh 8.

Thầy Park đã về quê ăn Tết nhưng Tết Hàn Quốc khác hẳn nước ta từ quan niệm đến lễ nghi, ăn uống - Ảnh 9.

(Nguồn: Tổng hợp)

Chia sẻ