Thanh niên tiết lộ chuyện sex tập thể và bị nhiễm HIV: Chuyên gia chỉ rõ nguy cơ lây nhiễm
Cứ nghĩ dùng bao cao su là an toàn khi sex tập thể, nam thanh niên đã chủ quan để rồi phải hối hận.
Rất nhiều người hiện nay không nắm rõ con đường lây nhiễm HIV, dẫn đến hậu quả mắc bệnh đáng tiếc. Câu chuyện của một thanh niên có sở thích sex tập thể dưới đây chính là một ví dụ. Câu chuyện được anh Nguyễn Anh P (một trong những thành viên điều hành của Mạng lưới Người sống với HIV Việt Nam, VNP+) chia sẻ trên trang "Chuyện của Phong".
Thanh niên tiết lộ chuyện sex tập thể và bị nhiễm HIV
Theo như chia sẻ với anh Nguyễn Anh P, nam thanh niên cho biết bản thân mình có hứng thú với sex group (sex tập thể). Tuy nhiên, cả nhóm đều đeo bao cao su đầy đủ và có ý thức dùng biện pháp bảo vệ. Thế nhưng rồi anh vẫn lây nhiễm HIV mà không hiểu nguyên nhân do đâu.
Đeo bao cao su đồng nghĩa với việc đảm bảo an toàn tuyệt đối hay không? Chuyên gia khẳng định không an toàn tuyệt đối.
Trong quan hệ tình dục bình thường có đeo bao cao su cũng không đảm bảo chắc chắn 100% không lây nhiễm bệnh. Còn đây là trong trường hợp sex tập thể, bao cao su cũng có thể chính là tác nhân lây nhiễm vì bản thân bao cao su đó "đi du lịch" từ người này sang người khác.
Bộ Y tế khuyến khích thay bao cao su mỗi lần đổi bạn tình. Mặc dù vậy trong thực tế, nhiều người hầu như không làm được điều này.
Nhiều người thậm chí còn thiếu kiến thức đến nỗi cho rằng, chỉ khi xuất tinh bên trong mới có nguy cơ lây nhiễm bệnh, còn ở bên ngoài thì không có nguy cơ. Đây là suy nghĩ quá sai lầm vì dù xuất tinh hay không, nguy cơ lây nhiễm HIV vẫn có qua tiếp xúc dịch.
Sex tập thể ẩn chứa rủi ro cho tất cả những người tham gia
Khi bạn đã sex tập thể, chắc chắn sẽ nằm trong nhóm có nguy cơ cao lây nhiễm HIV dù bản thân cẩn thận cỡ nào, đối tác tham gia cùng là những ai. Vì vậy, những người thích quan hệ tình dục tập thể muốn an toàn nên tìm đến một giải pháp dự phòng.
Theo BS Nguyễn Tấn Thủ (làm việc tại TP.HCM), nhiều người nghĩ rằng, trong "quan hệ" tập thể, chỉ những người ở dưới mới có nguy cơ nhiễm HIV. Đây là suy nghĩ quá sai lầm vì thực ra nguy cơ với những người tham gia là ngang nhau. Hơn nữa, "quan hệ" đường miệng (oral sex) là điều khó tránh mà "oral sex có xác suất rất cao nguy cơ lây nhiễm HIV", chuyên gia khẳng định. Nếu trong miệng có vết thương hở, bị chảy máu thì nguy cơ càng bị đẩy cao hơn. Bởi thế, hậu quả phía sau đó sẽ rất nặng nề.
Nếu trong miệng có vết thương hở, bị chảy máu thì nguy cơ càng bị đẩy cao hơn. Bởi thế, hậu quả sau đó sẽ rất nặng nề.
Để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh khi quan hệ tình dục, bạn cũng có thể tiến hành điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP. Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm - PrEP là việc sử dụng (uống) thuốc kháng HIV (ARV) để dự phòng lây nhiễm cho người chưa nhiễm HIV nhưng có các hành vi nguy cơ lây nhiễm cao.
PrEP được giới chuyên gia đánh giá có hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV rất cao. Thử nghiệm lâm sàng chứng minh sử dụng PrEP có thể làm giảm nguy cơ nhiễm HIV đến hơn 90%.
(Ảnh minh họa: Internet)