Thăm gia đình người nông dân 65 năm may cờ Tổ Quốc

Chí Toàn,
Chia sẻ

Nối tiếp truyền thống gia đình với 65 năm may cờ Tổ quốc, anh Phục luôn cẩn thận với từng sản phẩm làm ra bởi với anh, mỗi lá cờ đều mang hồn thiêng dân tộc.

Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên khắp tuyến đường mỗi độ Tết đến hay vào những ngày Lễ lớn đã trở nên vô cùng thân thuộc đối với mỗi người Việt. Đặc biệt, vào dịp Quốc Khánh mùng 2/9, sắc đỏ của những lá cờ nương theo gió hiên ngang trên quảng trường Ba Đình, giữa Hồ Gươm (Hà Nội) hay trước cửa các ngôi nhà trên mọi tuyến phố khiến chúng ta không khỏi tự hào.

Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được những lá cờ - “hồn của Tổ quốc” này được làm ra bởi những người nông dân của làng Từ Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội - nơi vốn là làng nghề nổi tiếng về các mặt hàng thêu. Từ hàng trăm năm trước, người làng Từ Vân đã ra Hà Thành mở hàng và lập phường thêu may. 

Chúng tôi đến thăm cơ sở may của anh Nguyễn Văn Phục vào một ngày đầu thu. Đây là một gia đình có truyền thống may cờ Tổ quốc trong suốt 65 năm qua với số lượng cờ mà theo chủ nhân là không thể tính nổi. 

Anh Phục tự hào kể rằng, những ngày Cách mạng Tháng Tám, ông nội và cha của anh là một trong số ít người may những lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên ở Hà Nội. Những lá cờ đó đã có mặt trong rừng cờ trước Quảng trường Ba Đình vào ngày 2/9/1945 - ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước sự vui mừng của hàng triệu trái tim.

Với anh Phục, những lá cờ mang ý nghĩa rất thiêng liêng, không phải ai cũng may mắn được may cờ, “giữ hồn” Tổ quốc. Bởi vậy, dù nghề này thu nhập không cao nhưng cơ sở của anh Phục vẫn kiên trì lấy việc may cờ làm nghề chính bên cạnh sản xuất quốc kỳ các nước, băng rôn khẩu hiệu theo các đơn đặt hàng.

Anh tâm sự: “Lá cờ mang hồn thiêng dân tộc nên mỗi chi tiết trên lá cờ tôi muốn được thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ nhất. Nhìn những sản phẩm của các cơ sở ở các địa phương khác chất lượng không cao, tôi không nỡ chuyển đổi sang sản phấm khác.” 

Thăm gia đình người nông dân 65 năm may cờ Tổ Quốc 1
Vào những dịp lễ lớn và ngày Tết, lá cờ đỏ sao vàng lại tung bay trên mọi con phố.

Thăm gia đình người nông dân 65 năm may cờ Tổ Quốc 2
Cơ sở sản xuất cờ của gia đình anh Nguyễn Văn Phục (làng Từ Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội).

Thăm gia đình người nông dân 65 năm may cờ Tổ Quốc 3
Anh Nguyễn Văn Phục và vợ Nguyễn Thị Duyên gắn bó với nghề may cờ từ năm 1991.

Thăm gia đình người nông dân 65 năm may cờ Tổ Quốc 4
Tiếp nối truyền thống từ làm thủ công, anh Phục tìm tòi cải tiến công đoạn để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thăm gia đình người nông dân 65 năm may cờ Tổ Quốc 5
Để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả làm việc, quy trình sản xuất cũng được chia theo từng công đoạn.

Thăm gia đình người nông dân 65 năm may cờ Tổ Quốc 6
Mọi người trong gia đình anh đều thuần thục các công đoạn.

Thăm gia đình người nông dân 65 năm may cờ Tổ Quốc 7
Về làm dâu từ năm 1998, chị Nguyễn Thị Duyên hiện cũng là một thợ lành nghề.

Thăm gia đình người nông dân 65 năm may cờ Tổ Quốc 8
Những công đoạn chính đều do trực tiếp chị thực hiện.

Thăm gia đình người nông dân 65 năm may cờ Tổ Quốc 9
May cờ, theo theo chị Duyên, khó nhất là đính sao vàng theo đúng tỷ lệ, kích cỡ.

Thăm gia đình người nông dân 65 năm may cờ Tổ Quốc 10
Công đoạn này đòi hỏi người thợ phải làm tỉ mỉ và chính xác.

Thăm gia đình người nông dân 65 năm may cờ Tổ Quốc 11
Chị Duyên đang hoàn thiện việc may mặt sau của ngôi sao. 

Thăm gia đình người nông dân 65 năm may cờ Tổ Quốc 12
Chị cho biết “ Vào những thời vụ cao điểm như 2/9, có khi tôi làm việc 12-14 tiếng mỗi ngày”.

Thăm gia đình người nông dân 65 năm may cờ Tổ Quốc 13
Bà Đàm - mẹ anh Phục chia sẻ: “Bố chồng tôi cùng mấy ông bác đã tham gia may cờ từ những năm 40. Ngày đó làm giấu làm giếm chỉ lo Tây nó bắt mà thu mất cờ thì không có cái chuyển cho Cách mạng. Sau ngày Độc lập 2/9/1945, ông bố chồng tôi lại đi các tỉnh dạy bà con may cờ".

Thăm gia đình người nông dân 65 năm may cờ Tổ Quốc 14
Bà Đàm theo nghề cũng ngót 40 năm “hàng vạn lá cờ đã qua tay tôi tới mọi miền tổ quốc”.

Thăm gia đình người nông dân 65 năm may cờ Tổ Quốc 15
Công đoạn làm sạch lá cờ sau khi may xong.

Thăm gia đình người nông dân 65 năm may cờ Tổ Quốc 16
Trung bình mỗi ngày gia đình Phục làm ra từ 300 đến 400 lá cờ...

Thăm gia đình người nông dân 65 năm may cờ Tổ Quốc 17
 …với đủ mọi kích cỡ khác nhau.

Thăm gia đình người nông dân 65 năm may cờ Tổ Quốc 18
Cậu bé Bảo Long - con anh Phục nhí nhảnh: "Mai kia cháu lớn cháu cũng may cờ giống bố”.

Thăm gia đình người nông dân 65 năm may cờ Tổ Quốc 19
Tất cả các lá cờ trước khi xuất xưởng đều được kiểm tra một cách kỹ lưỡng. Chị Duyên nói: “Tuy là nông dân nhưng em cũng biết lá cờ không đơn thuần là một sản phẩm bình thường khác. Vì vậy trước khi giao hàng em phải kiểm tra thật kỹ lưỡng, như vậy em mới cảm thấy yên tâm được”.

Thăm gia đình người nông dân 65 năm may cờ Tổ Quốc 20
Ngoài may Quốc kỳ, gia đình anh Phục còn sản xuất những mặt hàng tương tự như may thêu băng rôn khẩu hiệu và quốc kỳ các nước.

Thăm gia đình người nông dân 65 năm may cờ Tổ Quốc 21
Anh Phục tâm sự: “Nghề may cờ tuy ngày công không cao như các mặt hàng khác, nhưng mình cảm thấy rất tự hào vì đâu phải ai cũng làm ra được lá cờ Tổ Quốc".

Thăm gia đình người nông dân 65 năm may cờ Tổ Quốc 22
"Dịp 1.000 năm Thăng Long Hà Nội, tôi cho cả nhà đi xem duyệt binh. Bé Long nhìn thấy cờ đỏ sao vàng bay rợp trời liền reo lên: 'Bố ơi, cờ của nhà mình kìa'. Lúc đó tôi cảm thấy thật tự hào”.

Thăm gia đình người nông dân 65 năm may cờ Tổ Quốc 23
 "Và thật vinh dự khi lá cờ 54 mét vuông - một trong những lá cờ to nhất của gia đình tôi được tung bay trên cột cờ Lũng Cú - nơi cực Bắc Tổ Quốc”.
Chia sẻ