Tăng lương cơ sở từ 1/7/2023, mức đóng BHXH có tăng theo?
Từ 01/7/2023, tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng thì mức đóng BHXH của cán bộ, công chức, viên chức có tăng theo không là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Bên cạnh những vấn đề về các nhóm đối tượng được tăng lương, những vấn đề về phụ cấp, BHXH liên quan cũng đã thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Không ít người thắc mắc, nếu tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng thì mức đóng BHXH của cán bộ, công chức, viên chức có tăng theo không?
Theo đó, mức đóng BHXH của công chức, viên chức = Tỷ lệ đóng BHXH X Tiền lương tháng tính đóng BHXH.
Trong đó:
Về tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTNLĐ, BNN, bảo hiểm thất nghiệp:
Trong năm 2023, không có sự thay đổi về tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc, BHYT, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức làm việc | Cán bộ, công chức | ||||||||
BHXH | BHTN | BHYT | BHXH | BHTN | BHYT | ||||
HT | ÔĐ-TS | TNLĐ-BNN | HT | ÔĐ-TS | TNLĐ-BNN | ||||
14% | 3% | 0.5% | 1% | 3% | 8% | - | - | 1% | 1.5% |
21.5% | 10.5% | ||||||||
Tổng cộng 32% |
Cụ thể: Cán bộ, công chức đóng 8% vào quỹ hưu trí tử tuất; 1,5% vào quỹ BHYT.
Còn viên chức đóng 8% vào quỹ hưu trí tử tuất; 1,5% vào quỹ BHYT và 1% tiền bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, tổng cộng tỷ lệ đóng BHXH của cán bộ, công chức là 9,5% còn viên chức là 10,5%.
Về tiền lương tháng đóng BHXH của cán bộ, công chức, viên chức
Cán bộ, công chức là những người hưởng chế độ tiền lương do Nhà nước quy định nên theo Khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH hằng tháng của cán bộ được xác định như sau:
Tiền lương tháng đóng BHXH của cán bộ, công chức = Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm + Các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có)
Trong đó:
Tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm = Hệ số lương x Mức lương cơ sở;
Tiền lương tháng đóng BHXH tối đa của cán bộ, công chức = 20 x Mức lương cơ sở;
Người nào có thu nhập tính đóng BHXH cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì cũng chỉ tính đóng BHXH theo mức lương tối đa là 20 lần mức lương cơ sở.
Từ ngày 01/7/2023, tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP nên tiền lương tháng tính đóng BHXH của cán bộ, công chức, viên chức cũng sẽ tăng theo.
Do tăng tiền lương tháng tính đóng BHXH nên mức đóng BHXH của cán bộ, công chức, viên chức từ ngày 01/7/2023 cũng sẽ tăng theo.
Ngoài mức đóng BHXH, các loại phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức (phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo; phụ cấp khu vực; phụ cấp đặc biệt; phụ cấp thu hút; phụ cấp lưu động; phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên nghề; phụ cấp ưu đãi theo nghề) cũng được điều chỉnh phù hợp với mức lương cơ sở mới.
Theo đó, các khoản phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức sẽ điều chỉnh tăng thêm hơn 20,8%.
Ngoài ra, với việc tăng mức lương cơ sở tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP không chỉ tăng lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức mà người lao động (NLĐ) làm việc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định cũng được tăng một số khoản trợ cấp. Cụ thể:
Theo quy định tại Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì đối tượng được áp dụng nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau bao gồm:
(1) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
(2) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
...
(6) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương
Như vậy, ngoài cán bộ, công chức viên chức, người lao động làm việc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định cũng là đối tượng được áp dụng nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng, tương ứng với mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau là 447.000 đồng/ngày.
Tuy nhiên, từ ngày 01/7/2023 mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1.800.000 đồng/tháng. Như vậy, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau của NLĐ cũng tăng lên thành 540.000 đồng/ngày.
- Hiện nay, lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2.980.000 đồng (từ ngày 01/7/2023 theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP là 3.600.000 đồng).
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 2.980.000 đồng (từ ngày 01/7/2023 theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP là 3.600.000 đồng) cho mỗi con.
- Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày hiện nay bằng 447.000 đồng (từ ngày 01/7/2023 theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP là 540.000 đồng).