Tampon và chuyện "đèn đỏ" lúc còn lúc mất

Chuyên gia,
Chia sẻ

Ngoài ra, khả năng thấm hút của tampon còn tốt ở chỗ cho dù bạn vận động nặng hay hoạt động mạnh đến đâu thì cũng không có sự rò rỉ kinh nguyệt ra ngoài.

Nói ra thì thật là ngại nhưng mình thuộc diện 7x đời cuối nên không biết rõ lắm về loại "băng vệ sinh hiện đại" có tên là tampon mà chị em vẫn dùng bây giờ. Mặc dù đã nghe tên và biết rằng dùng tampon còn thuận tiện hơn cả BVS nhưng mình vẫn chưa lần nào dám thử.
 
Sắp tới, mình phải tham gia một sự kiện quan trọng nên có ý định sẽ dùng. Nhưng mình lại nghe một vài em gái cùng cơ quan bảo là dùng tampon có ảnh hưởng đến kinh nguyệt, ví dụ như tampon không hút hết được máu kinh, kinh nguyệt thường chảy ra ngoài nên phải dùng kèm theo cả băng vệ sinh, chu kì cũng trở nên thất thường.
 
Xin hỏi những điều trên có đúng không? Nếu đúng như vậy thì có cách nào để khắc phục không? (Lê Hoa, Hải Phòng)
 
Trả lời:
 
Chào Lê Hoa,
 
Trước hết, xin nói một chút để bạn Lê Hoa hiểu hơn về tampon. Tampon có kích thước nhỏ gọn như một chiếc que bằng đầu ngón tay, dài khoảng 4 -5 cm, làm từ cotton hoặc sợi tổng hợp. Khi sử dụng, phải đưa hẳn vào bên trong âm đạo. Tampon còn có một đoạn dây nhỏ để tiện lấy ra và kiểm soát.
 
Đúng là tampon được coi là băng vệ sinh hiện đại nhờ những ưu điểm của nó như: thuận tiện, thấm hút tốt, không lộ khi sử dụng...
 
Mặc dù có cùng chức năng như băng vệ sinh nhưng tampon và băng vệ sinh có sự khác biệt lớn về cơ chế hoạt động.

Tampon và chuyện
Tampon được coi là băng vệ sinh hiện đại nhờ những ưu điểm của nó như: thuận tiện, thấm hút tốt, không lộ khi sử dụng...
 
Băng vệ sinh được dùng để thấm hút kinh nguyệt khi kinh nguyệt chảy ra ngoài thì tampon lại hoạt động như một cái nút, được đưa vào trong âm đạo và thấm hút máu kinh trong đó, không để kinh nguyệt chảy ra ngoài.
 
Ngoài ra, khả năng thấm hút của tampon còn tốt ở chỗ cho dù bạn vận động nặng hay hoạt động mạnh đến đâu thì cũng không có sự rò rỉ kinh nguyệt ra ngoài.
 
Nhìn chung, nếu tuân thủ theo những hướng dẫn khi sử dụng thì tampon không có ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí còn rất tiện lợi. Khi dùng chị em chỉ cần đặt đúng vị trí và thay mới sau mỗi 3-4 tiếng, tuyệt đối không để quá 8 tiếng trong cơ thể.
 
Thông thường, tampon có khả năng thấm hút rất tốt. Trường hợp dùng tampon mà vẫn thấy kinh nguyệt tràn ra ngoài thì có thể là do chị em chưa sử dụng đúng size của tampon.
 
Vậy nên, hãy chọn loại tampon có độ thấm hút phù hợp với lượng kinh nguyệt của mình, ví dụ như nếu trước 4 tiếng đã phải thay tampon thì bạn nên chọn loại thấm hút nhiều hơn. Còn sau 8 tiếng mà thấy tampon chưa thấm hút nhiều thì nên chuyển sang loại thấm hút ít hơn.
 
Có thể nói tampon cũng rất "thân thiện" với kì kình nguyệt của chị em và bạn cũng không cần phải lo chuyện tampon không thấm hút hết được lượng máu kinh.  Đồng thời cũng chưa có kết quả nghiên cứu khoa học nào chứng mình cứ dùng tampon là bị rối loạn chu kì kinh nguyệt.
 
Tuy nhiên, tampon cũng có một nhược điểm duy nhất khi sử dụng, đó là gây ra hội chứng sốc độc tố.

Hội chứng sốc độc tố có nhiều khả năng xảy ra nếu chị em dùng và để quên tampon trong âm đạo nhiều hơn 8 tiếng.
 
Với tình trạng nhiễm khuẩn này, biểu hiện đầu tiên và rõ nét nhất là sốt cao, có thể kèm theo biểu hiện như nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa, đau cơ... Trong trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong.
 
Vậy nên, nếu bạn chưa dùng tampon bao giờ và có ý định dùng thì hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ để biết cách sử dụng dễ dàng.
 

Nếu bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe tâm sinh lý giới tính cần được tư vấn xin gửi về mail: suckhoe@afamily

 

 
Cân nhắc khi dùng tampon - "băng vệ sinh hiện đại"
 
Tampon và chuyện
Chia sẻ