Tại sao vitamin B2 lại quan trọng đến vậy?
Vitamin B2 có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể dồi dào năng lượng và rất cần thiết để có làn da khỏe mạnh.
Tầm quan trọng của Vitamin B2
Vitamin B2 là một trong những thành viên của dòng họ vitamin B mà cơ thể cần có để tồn tại. Sau khi cơ thể hấp thụ vitamin B2 từ thực phẩm, các cơ quan gan, thận và tim sẽ bắt đầu phân hủy và lưu thông chất dinh dưỡng này khắp cơ thể.
Vitamin B2 cần thiết cho nhiều quá trình xử lý tế bào và giúp cơ thể chuyển hóa chất béo, hydrat-cacbon, các thể ketone và protein một cách thuận tiện. Bên cạnh đó, cũng giống như các vitamin dòng họ B, nó đóng một vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng.
Ngoài ra, việc hấp thụ lượng vitamin B2 cần thiết mỗi ngày sẽ giúp bạn loại bỏ nhiều bệnh tật như bệnh thiếu máu, bệnh đục nhân mắt, chứng đau nửa đầu, hội chứng viêm ống cổ tay, viêm âm đạo và rosacea (bệnh tắc tuyến bã nhờn mãn tính).
Dấu hiệu và triệu chứng thiếu vitamin B2
Khi thiếu vitamin B2, bạn sẽ gặp phải một số triệu chứng khó chịu sau:
• Nhạy cảm với ánh sáng
• Chảy nước, nóng rát, ngứa quanh vùng mắt, miệng, môi và lưỡi
• Đau họng
• Nứt nẻ khóe miệng
• Da bị tróc vảy (mặc dù bạn không bị cháy nắng)
Những ai có nguy cơ thiếu vitamin B2?
Có một số nhóm người dễ có nguy cơ thiếu vitamin B2. Đó là:
Những người uống rượu. Các nghiên cứu cho thấy khi uống nhiều rượu, bạn sẽ làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B2 xuống còn một nửa. So với những người không uống rượu, những người uống quá nhiều rượu sẽ cần lượng vitamin B2 nhiều hơn gấp 5-10 lần.
Các vận động viên tập luyện căng thẳng. Những người tập luyện thể thao với tần suất cao sẽ đổ nhiều mồ hôi hơn và cơ thể của họ cũng hoạt động nhiều hơn những người bình thường khác nên sẽ cần lượng vitamin B2 cao hơn lượng khuyến cáo gấp 15 lần. Điều này đặc biệt đúng với phụ nữ.
Đang điều trị bệnh/dùng thuốc. Một số loại thuốc như thuốc tránh thai, chống trầm cảm và trị sốt rét sẽ làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B2 của cơ thể.
Nếu bạn thuộc một trong những nhóm này, hãy đến gặp bác sỹ để có cách bổ sung vitamin B2 phù hợp.
Lượng vitamin B2 nên hấp thụ mỗi ngày
Lượng vitamin B2 khuyến cáo dùng mỗi ngày khác nhau tùy theo giới tính và độ tuổi.
Trẻ em
0-6 tháng: 300 micrograms (mcg) /ngày
6-12 tháng: 400 mcg/ngày
1-3 tuổi: 500 mcg/ngày
4-8 tuổi: 600 mcg/ngày
0-6 tháng: 300 micrograms (mcg) /ngày
6-12 tháng: 400 mcg/ngày
1-3 tuổi: 500 mcg/ngày
4-8 tuổi: 600 mcg/ngày
Nam giới
9-13 tuổi: 900 mcg/ngày
14 tuổi trở lên: 1.3 milligrams (mg) /ngày
9-13 tuổi: 900 mcg/ngày
14 tuổi trở lên: 1.3 milligrams (mg) /ngày
Nữ giới
9-13 tuổi: 900 mcg /ngày
14-18 tuổi: 1.0 mg /ngày
Từ 19 tuổi trở lên: 1.1 mg /ngày
Phụ nữ mang thai (từ 19 tuổi trở lên): 1.4 mg /ngày
Phụ nữ thời kỳ tiết sữa (từ 19 tuổi trở lên): 1.6 mg /ngày
9-13 tuổi: 900 mcg /ngày
14-18 tuổi: 1.0 mg /ngày
Từ 19 tuổi trở lên: 1.1 mg /ngày
Phụ nữ mang thai (từ 19 tuổi trở lên): 1.4 mg /ngày
Phụ nữ thời kỳ tiết sữa (từ 19 tuổi trở lên): 1.6 mg /ngày
Những nguồn thực phẩm giàu Vitamin B2
Bổ sung lượng vitamin B2 cần thiết mỗi ngày dễ hơn bạn nghĩ nhiều. Một số nguồn thực phẩm giàu vitamin B2 nhất như gan, thịt bò, nấm, sữa chua ít chất béo, rau bina, măng tây, quả mâm xôi…
Mẹo bổ sung vitamin B2 từ chế độ ăn uống hiệu quả
1. Không để thực phẩm tiếp xúc với ánh nắng. Vitamin B2 rất nhạy cảm với ánh sáng. Theo một số nghiên cứu, việc lưu trữ hay chế biến thực phẩm giàu vitamin B2 trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời có thể làm mất đi 25% lượng dinh dưỡng này. Do đó, hãy lưu trữ rau quả tươi ở những nơi tối và mát.
2. Ăn thực phẩm không chế biến. Gần 70% vitamin B2 trong thực phẩm sẽ bị mất khi được chế biến. Vì thế, hãy chọn những thực phẩm giàu vitamin B2 có thể ăn tươi và không cần chế biến.
3. Tránh uống rượu. Càng uống nhiều rượu, bạn sẽ càng đi vệ sinh nhiều và khi đó lượng vitamin B2 bị mất sẽ càng nhiều.
Thụy Vân
Theo Sk