Tại sao gần 30 tuổi rồi, tôi phải lấy một người mình không thích?
Hôn nhân có hạnh phúc hay không, không hề dựa vào may mắn, tất cả đều dựa vào lựa chọn của bản thân mình mà thôi.
Khi kết hôn và sinh con trở thành nghĩa vụ, thì sự khác biệt giữa con người và động vật chính là cuộc sống hôn nhân. Một cô gái 25 tuổi nói với tôi rằng: Gia đình đã giục lấy chồng, chứ chờ thêm mấy năm nữa thì khó lấy lắm. Mỗi lần nghe những lời tỉ tê tâm sự như vậy, tôi cảm thấy vừa tức giận, vừa buồn cười, cũng có chút bất lực. Tôi nghĩ rằng tư tưởng của các thế hệ trước không phải đã cũ lắm rồi sao, vì sao đến thời chúng tôi rồi mà vẫn còn suy nghĩ "gái 30 tuổi là gái ế, chẳng ai thèm"?
Nếu không tìm được người ưng ý, tôi thà không lấy chồng còn hơn!
Những thế hệ trước đều trưởng thành trong sự giáo dục về tình yêu và hôn nhân gần như vô lý. Hồi còn đi học, bố mẹ cấm không được yêu đương, thậm chí đến khi vào đại học, mẹ còn không quên ngày nào cũng gọi lên nhắc nhở "lo mà học hành đấy, đừng yêu đương sớm làm gì con ạ". Khi đứa con ra trường mà chưa có chút kinh nghiệm yêu đương nào thì họ đã vội càng bảo: "Đến lúc rồi kết hôn rồi, con hãy tìm ai đó phù hợp để kết hôn đi. Nếu không tìm thấy thì nói để mẹ nhờ cô A, chú B mối giùm".
Những người chưa từng yêu đương thì làm sao biết cách bắt đầu, quản lý hay kết thúc một mối quan hệ chứ. Chưa kịp nói lời yêu đương thì tuổi 26, 27 đã đến; bố mẹ lùa đi lấy chồng chẳng khác gì lùa vịt. Chống chế không chịu thì mặt nặng mày nhẹ, nói bóng gió bất hiếu, hàng xóm cũng chẳng để yên.
Những người hoạt động tích cực trong chuyện dựng vợ gả chồng lại chẳng phải là những nam thanh nữ tú, mà lại chính là thế hệ đi trước. Họ đưa ra lý thuyết cổ điển phi logic: Bố mẹ làm vậy cũng chỉ vì tương lai của con mà thôi, rồi không ngừng giới thiệu những người bạn chẳng biết, buộc bạn phải kết hôn và sớm có con. Một sai lầm khác lại bắt đầu từ đây. Sau khi kết hôn, vừa phải gánh vác trách nhiệm gia đình, gánh nặng gia đình với một người bạn đời mới quen có sự khác biệt rất lớn về tính cách và quan niệm sống. Dù ngậm ngùi vài năm nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó, ly hôn hay không cũng trì hoãn sự hạnh phúc của bạn trong nhiều năm.
Tại sao mọi người kết hôn? Không phải là vì hạnh phúc và muốn nương tựa vào nhau trong nhiều thập kỷ tới hay sao? Kết hôn vì lý tưởng của bố mẹ, kết hôn vì tuổi tác, hôn nhân không có nền tảng tình cảm thì còn gì là hạnh phúc? Tôi không muốn câu hỏi của các con:"Bố mẹ lại cãi nhau, không phải vì yêu nhau nên mới lấy nhau sao?" lại được trả lời bằng câu: "Ông bà giới thiệu nên bố mẹ mới kết hôn!"
Nhiều người nói rằng: "Con gái sinh năm 90 ấy, họ tôn thờ tiền bạc, những thứ phù phiếm, chọn bạn đời thì tiêu chuẩn là phải có nhà, có xe". Bố mẹ nào mà chẳng muốn con gái mình mình tìm được một anh chồng tốt, họ sẽ chẳng dại gì mà gả con gái cho một nhà không bằng nhà mình để chịu khổ. Khi ra mắt, họ sẽ hỏi thu nhập, gia cảnh, công việc của bố mẹ, có nhà không, có xe chưa… Bố mẹ nào cũng vậy, nhưng tại sao khi con gái đặt ra tiêu chuẩn thì nhiều người thế hệ trước tỏ ra sành sỏi lại phán xét?
Chúng ta lớn lên dưới kiểu giáo dục hôn nhân này, nói vu vơ rằng chịu hay không cũng phải chịu, nhưng thứ chúng ta phải chịu chính là cái mác "tôn thờ tiền bạc và thích sự phù phiếm". Chúng ta muốn bảo vệ những giá trị đúng đắn của hôn nhân như phải dựa trên tình yêu, nhưng vì sự vội vàng của người đi trước đã tạo ra những cuộc "hôn nhân cưỡng bức" đáng sợ. Tại sao đến gần 30 tuổi rồi, tôi phải lấy một người mà tôi không thích? Tại sao tôi phải xem những bức ảnh chân dung của những người mà tôi không hứng thú, thậm chí tôi còn không biết bố mẹ lấy từ đâu ra? Chỉ cần nhìn vừa mắt là có thể kết hôn luôn được sao?
Chuyện con gái lấy chồng, đến tận những năm 20 thế kỷ 21 rồi vẫn còn là một chủ đề luôn được đưa ra để tranh luận. Những cô gái lấy chồng muộn, dù ngoại hình xinh đẹp ra sao, học thức có cao đến đâu, được đồng nghiệp, sếp ưu ái ra sao tại chỗ làm việc, họ mạnh mẽ như thế nào trong cuộc sống - miễn là chưa lấy chồng thì sẽ bị những người khác đưa ra mổ xẻ, thậm chí là đánh giá về nhân cách, những lời đàm tiếu về họ đâu thể thiếu: "Vài năm nữa, thế nào cô ta cũng phải khóc lóc vì không lấy được chồng", "Nhìn cô ta học cao như vậy, ai dám lấy chứ", "Xinh gái vậy mà chưa kết hôn, chắc lại đi làm nhân tình của ông nào rồi"...
Thời đại ngày nay không chỉ tạo áp lực quá lớn cho những người lấy chồng muộn, mà còn có quá nhiều định kiến cho những cô gái như vậy. Kết hôn sớm hay muộn, ai cũng có quyền lựa chọn, không ai có quyền đánh giá cuộc hôn nhân của người khác, chứ đừng nói đến việc quyết định và can thiệp vào cuộc hôn nhân đó, thậm chí là người thân.
Nhưng, bạn cũng nên nhận ra, tình yêu và hôn nhân trong thực tế lại là hai thuật ngữ, khái niệm khác nhau. Thực tế, những người thường xuyên đòi ly hôn hoặc đã ly hôn thường là những người kết hôn vì họ tin vào tình yêu đó. Tất nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận cuộc hôn nhân lý tưởng chính là nền tảng phát triển tình yêu. Thế giới tình yêu không có đúng sai, tìm được người ưng ý thì có lẽ cuộc sống hôn nhân không quá dài nhưng nó đủ ngọt ngào. Chúng ta cũng phải thừa nhận quan điểm của thế hệ trước đã cũ nhưng họ cũng hiểu biết cuộc sống hôn nhân hơn chúng ta. Chỉ là, nếu bạn thực sự không thích, thì đừng ép bản thân phải kết hôn.
Nguồn: Tổng hợp