Thai phụ thiếu hay thừa vitamin A đều nguy hiểm
Thai nhi có thể bị dị tật ở hệ thần kinh và nhất là mắt nếu mẹ dùng quá nhiều vitamin A, nhất là vào những tháng thai nghén đầu tiên.
Vitamin A rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Thiếu vitamin A sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai, làm thai chậm phát triển. Nhưng nếu liều bổ sung vitamin A quá cao sẽ có thể dẫn đến những bất thường cho thai nhi.
Theo tiến sĩ Lê Thị Hương, Phó giám đốc Trung tâm đào tạo, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, vitamin A được gọi là vitamin chống nhiễm khuẩn bởi nó tham gia vào quá trình miễn dịch của cơ thể, bảo vệ da và niêm mạc.
Rất cần cho sự phát triển của thai nhi
Nếu thiếu vitamin A, trẻ sẽ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, viêm đường tiêu hóa. Ngoài ra, thiếu vitamin A cũng gây ra các ảnh hưởng với chức năng nhìn như khô mắt, quáng gà. Trong thời kỳ mang thai, nếu bà mẹ không được cung cấp đầy đủ vitamin A thì thai nhi sẽ bị chậm phát triển.
Tuy nhiên, nếu liều vitamin A bổ sung quá cao (quá 10.000 đơn vị) thì sẽ xảy ra ngộ độc, gây ra những phát triển bất thường cho thai nhi (dị dạng), đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ. Thậm chí nếu ăn quá nhiều thực phẩm giàu vitamin A cũng gây ra tình trạng thừa vitamin A. Điển hình như việc nếu ngày nào bà mẹ cũng ăn một quả đu đủ, cà rốt thì sau một thời gian sẽ thấy trẻ vàng da. Đó chính là do mẹ ăn quá nhiều vitamin A, lượng vitamin A này qua sữa mẹ chuyển qua cho em bé.
Tiến sĩ Hương cho biết, vitamin A là loại vitamin tan trong dầu, nếu dùng quá mức sẽ được lưu giữ lại trong các tổ chức mỡ và có thể gây ngộ độc. Vitamin A rất cần cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là hệ thần kinh nói chung và thần kinh võng mạc mắt nói riêng. Nhưng việc dùng quá nhiều vitamin A, nhất là vào những tháng thai nghén đầu tiên, sẽ có thể làm thai nhi bị dị tật cũng ở các bộ phận đó.
Bổ sung thế nào cho đúng?
Theo bác sĩ Hương, nhu cầu vitamin thường tăng cao khi mang thai nên việc bổ sung các vi chất là rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu năng lượng, protein và các vi chất khác thì vitamin A cũng được cung cấp đầy đủ. Vì vậy, thay vì khuyến khích thai phụ uống bổ sung vitamin A, nên khuyến khích ăn các thực phẩm giàu vitamin A. Trong trường hợp ở những nơi không có điều kiện ăn đầy đủ các thực phẩm mới nên bổ sung vitamin A và cũng chỉ nên bổ sung 2.000 đơn vị.
Các bác sĩ khuyến cáo, thai phụ muốn có đủ vitamin A nên ăn các thức ăn giàu vitamin A như thịt, cá, trứng, sữa, đặc biệt là gan. Bên cạnh đó, những loại hoa quả có màu đỏ, màu vàng như đu đủ, cà chua, cà rốt, những loại rau màu xanh đậm như rau ngót, mồng tơi, rau muống, rau đay cũng là thực phẩm giàu vitamin A. Một tuần, thai phụ có hai bữa gan là có thể đáp ứng nhu cầu vitamin A.
Sau khi sinh, nhu cầu về vitamin A tăng cao để qua sữa mẹ cung cấp cho cho em bé nên khuyến nghị là trong vòng bốn tuần đầu sau khi sinh, nên uống bổ sung 2.000 đơn vị, kết hợp với chế độ ăn được tăng cường thì sẽ đáp ứng được nhu cầu vitamin A của cả mẹ và em bé.
Theo tiến sĩ Lê Thị Hương, Phó giám đốc Trung tâm đào tạo, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, vitamin A được gọi là vitamin chống nhiễm khuẩn bởi nó tham gia vào quá trình miễn dịch của cơ thể, bảo vệ da và niêm mạc.
Rất cần cho sự phát triển của thai nhi
Nếu thiếu vitamin A, trẻ sẽ dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, viêm đường tiêu hóa. Ngoài ra, thiếu vitamin A cũng gây ra các ảnh hưởng với chức năng nhìn như khô mắt, quáng gà. Trong thời kỳ mang thai, nếu bà mẹ không được cung cấp đầy đủ vitamin A thì thai nhi sẽ bị chậm phát triển.
Tuy nhiên, nếu liều vitamin A bổ sung quá cao (quá 10.000 đơn vị) thì sẽ xảy ra ngộ độc, gây ra những phát triển bất thường cho thai nhi (dị dạng), đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ. Thậm chí nếu ăn quá nhiều thực phẩm giàu vitamin A cũng gây ra tình trạng thừa vitamin A. Điển hình như việc nếu ngày nào bà mẹ cũng ăn một quả đu đủ, cà rốt thì sau một thời gian sẽ thấy trẻ vàng da. Đó chính là do mẹ ăn quá nhiều vitamin A, lượng vitamin A này qua sữa mẹ chuyển qua cho em bé.
Thai phụ chỉ cần bổ sung vitamin A qua chế độ dinh dưỡng. Ảnh: Kim Anh. |
Tiến sĩ Hương cho biết, vitamin A là loại vitamin tan trong dầu, nếu dùng quá mức sẽ được lưu giữ lại trong các tổ chức mỡ và có thể gây ngộ độc. Vitamin A rất cần cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là hệ thần kinh nói chung và thần kinh võng mạc mắt nói riêng. Nhưng việc dùng quá nhiều vitamin A, nhất là vào những tháng thai nghén đầu tiên, sẽ có thể làm thai nhi bị dị tật cũng ở các bộ phận đó.
Bổ sung thế nào cho đúng?
Theo bác sĩ Hương, nhu cầu vitamin thường tăng cao khi mang thai nên việc bổ sung các vi chất là rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu năng lượng, protein và các vi chất khác thì vitamin A cũng được cung cấp đầy đủ. Vì vậy, thay vì khuyến khích thai phụ uống bổ sung vitamin A, nên khuyến khích ăn các thực phẩm giàu vitamin A. Trong trường hợp ở những nơi không có điều kiện ăn đầy đủ các thực phẩm mới nên bổ sung vitamin A và cũng chỉ nên bổ sung 2.000 đơn vị.
Các bác sĩ khuyến cáo, thai phụ muốn có đủ vitamin A nên ăn các thức ăn giàu vitamin A như thịt, cá, trứng, sữa, đặc biệt là gan. Bên cạnh đó, những loại hoa quả có màu đỏ, màu vàng như đu đủ, cà chua, cà rốt, những loại rau màu xanh đậm như rau ngót, mồng tơi, rau muống, rau đay cũng là thực phẩm giàu vitamin A. Một tuần, thai phụ có hai bữa gan là có thể đáp ứng nhu cầu vitamin A.
Sau khi sinh, nhu cầu về vitamin A tăng cao để qua sữa mẹ cung cấp cho cho em bé nên khuyến nghị là trong vòng bốn tuần đầu sau khi sinh, nên uống bổ sung 2.000 đơn vị, kết hợp với chế độ ăn được tăng cường thì sẽ đáp ứng được nhu cầu vitamin A của cả mẹ và em bé.
Theo Đất Việt