Lần đầu tiên mệt mỏi ngày "đèn đỏ"
Rong kinh, rong huyết đều ảnh hưởng đến sức khỏe vì bị mất máu.
Tôi mới sinh em bé được 16 tháng, sức khỏe của hai mẹ con đều ổn định. Cách đây 1 tháng tôi có kinh nguyệt, nhưng có tới 2 lần. Từ khi có kinh nguyệt đến nay, đây là lần đầu tiên tôi có kinh mà mệt mỏi đến như vậy. Bình thường kinh nguyệt của tôi chỉ 3 ngày, nay kéo dài 5 ngày và ra rất nhiều máu, kèm theo nhức đầu, ăn uống không ngon miệng. Tôi đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán bị rong huyết.
Xin cho tôi hỏi nguyên nhân dẫn đến rong huyết là gì và bệnh này có để lại di chứng gì không hoặc có gây ung thư không? Trong thời gian điều trị bệnh, vợ chồng tôi có được quan hệ không? (Ngô Anh)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Chào bạn Ngô Anh,
Vấn đề mà bạn đang băn khoăn cũng là thắc mắc chung của khá nhiều những bà mẹ trẻ hoặc mới sinh em bé.
Trong vòng 2 tháng đầu sau sanh, sản phụ có thể gặp phải tình trạng rong huyết do buồng trứng chưa hoạt động lại. Nếu tình trạng rong huyết này không gây mất máu quá nhiều thì không cần thiết điều trị. Sản phụ lưu ý không được xông hơ hay chườm nóng vùng bụng vì sẽ làm ra huyết nhiều hơn.
Trong vòng 2 tháng đầu sau sanh, sản phụ có thể gặp phải tình trạng rong huyết do buồng trứng chưa hoạt động lại. Ảnh minh họa
Sau thời kỳ hậu sản (6 tuần), vùng âm đạo - âm hộ sẽ trở về bình thường và triệu chứng giống xì hơi đó sẽ biến mất.
Để hiểu hơn về rong huyết, chị em cũng cần hiểu về rong kinh. Rong kinh là tình trạng ra máu nhiều hoặc kéo dài (trên 7 ngày) trong chu kỳ kinh hàng tháng. Rong kinh có thể không gây hại nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một rối loạn sức khỏe nghiêm trọng.
Rong huyết là hiện tượng ra huyết từ bộ phận sinh dục không phải kinh nguyệt. Rong kinh nếu kéo dài trên 15 ngày thường biến thành rong huyết, lúc đó gọi là rong kinh - rong huyết.
Muốn xác định có phải là máu kinh nguyệt hay không, bạn cần dựa vào những đặc điểm như máu kinh sẽ không đông, lượng máu ra nhiều nhất là vào những ngày giữa của kì kinh. Còn rong huyết thì có thể ra đều đều như nhau.
Rong kinh, rong huyết đều ảnh hưởng đến sức khỏe vì bị mất máu. Ngoài ra, do máu ra kéo dài nên có thể gây viêm nhiễm vì máu là môi trường phát triển tốt của vi khuẩn. Vi khuẩn sẽ lan ngược từ âm hộ vào âm đạo, vào buồng tử cung và có thể lên vòi trứng gây viêm phần phụ, thậm chí gây vô sinh sau này. Vì những lẽ đó nên rong kinh, rong huyết cần điều trị càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân gây rong huyết có thể xuất phát từ những trục trặc ở tử cung hoặc không phải từ tử cung. Xuất huyết không phải từ tử cung thì có thể do viêm hay polyp ở cổ tử cung. Xuất huyết từ tử cung chia làm hai loại: xuất huyết có rụng trứng hoặc không rụng trứng. Xuất huyết không rụng trứng thường gặp ở tuổi dậy thì và mãn huyết. Xuất huyết có rụng trứng do nhiều nguyên nhân như u xơ tử cung, viêm vùng chậu, thai kỳ hay liên quan đến biện pháp tránh thai...
Nếu bạn đọc có những thắc mắc về sức khỏe tâm sinh lý giới tính cần được tư vấn xin gửi về mail: suckhoe@afamily.vn |