Sữa đậu nành ‘ngon - bổ - rẻ’ nhưng uống sai cách dễ gây ngộ độc, thậm chí 'rước họa vào thân'
Sữa đậu nành là thức uống quen thuộc được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, cần nhớ một số điều khi sử dụng kẻo gây hại cho cơ thể.
Lợi ích khi uống sữa đậu nành
Một cốc sữa đậu nành 250ml trung bình chứa: 25-31% canxi, 11-31% vitamin D, 89-125 calo, 5g chất béo (trong đó 0.4g bão hòa), 6-10g protein, 1- 2g đường. Sữa đậu nành khá đặc, có vị hạt phỉ và có lợi cho sức khỏe nhiều hơn là bạn nghĩ:
- Giúp tăng vòng 1
- Giúp cân bằng nội tiết tố Estrogen
- Chống lão hóa da hiệu quả
- Giảm nếp nhăn, chữa nám da và tàn nhang
- Giảm thiểu nguy cơ các bệnh tim mạch, ung thư và rối loạn sau mãn kinh
- Cải thiện làn da sáng mịn và mái tóc đen mượt hơn
- Mầm đậu nành giúp tăng cân hoặc giảm cân
- Điều trị – phòng ngừa ung thư vú
- Phòng chống loãng xương
- Điều trị các chứng bệnh tiền mãn kinh
7 điều cấm kỵ khi uống sữa đậu nành
Không được uống sữa đậu nành chưa đun sôi kỹ
Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kĩ sẽ gây buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài… thậm chí ngộ độc.
Không nên dùng đường đỏ pha với sữa đậu nành
Trong đường đỏ có chứa nhiều a-xít hữu cơ như axit lactic, axit acetic,… có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.
Không uống sữa đậu nành cùng lúc với ăn trứng
Uống sữa đậu nành khi ăn trứng ốp la hoặc trứng luộc là thói quen ăn sáng của khá nhiều người. Sữa đậu nành giàu protein thực vật, chất béo, carbohydrate, vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng khác, uống một mình thì có hiệu ứng bổ dưỡng cao, nhưng nếu uống cùng lúc với ăn trứng thì lại không tốt.
Trong sữa đậu nành có một chất đặc biệt gọi là trypsin, khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Không uống sữa đậu nành thay nước lọc
Theo các chuyên gia, dù sữa đậu nành có chứa nhiều vitamin và khoáng chất nhưng bạn không nên dùng thay nước lọc hàng ngày. Bởi sữa đậu nành không thể thay cho nước lọc, nó có thể gây đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy do chất dinh dưỡng không được hấp thụ hết. Ngược lại, cơ thể lại sẽ thiếu nước để tiến hành đào thải ‘quét sạch’ độc tố trong cơ thể. Vì thế, bạn không nên dùng thay thế nước lọc.
Không uống lúc đói
Sữa đậu nành nếu uống vào lúc đói thì protein trong sữa sẽ thay đổi thành nhiệt lượng và được chuyển hóa thành năng lượng chứ không phát huy được công dụng vốn có. Vì thế, nếu bạn có thói quen uống sữa đậu nành buổi sáng thì nên kết hợp với bánh mì, bánh ngọt… Nên ăn vài miếng rồi mới uống.
Không chứa sữa trong phích
Để giữ ấm sữa, một số người lưu trữ sữa trong phích nước để giữ nhiệt tốt hơn. Nhưng họ vô tình không biết rằng nhiệt độ bên trong phích nước không phù hợp với điều kiện nhiệt độ thích hợp của sữa đậu nành. Vi khuẩn sinh sôi có thể làm cho sữa bị ôi sau khoảng 3-4 giờ.
Không uống cùng thuốc
Uống thuốc cùng sữa đậu nành sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa và cũng khiến công dụng của thuốc khó phát huy. Với các loại thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycin… còn có thể khiến dinh dưỡng của sữa bị phá hủy.
Những người này uống vào thì chỉ hại thân
Người có dạ dày và đường ruột không tốt
Tính chất của sữa đậu nành hơi lạnh nên uống vào sẽ gây tiêu hóa không tốt, không thích hợp với người có chức năng thận không tốt, hay ợ khí.
Dưới tác dụng của một loại chất xúc tác có khả năng sinh ra khí, gây chướng bụng. Người bị tiêu chảy tốt nhất không nên uống.
Những người bị viêm dạ dày cấp tính hay viêm bề mặt dạ dày mãn tính cũng không thích hợp để uống sữa đậu nành nhằm tránh kích thích acid dạ dày bài tiết quá nhiều. Uống vào chỉ khiến bệnh tình thêm nặng mà thôi.
Người đang uống kháng sinh
Thuốc kháng sinh có chứa erythromycin nên nhất định không được uống chung với sữa đậu nành. Nếu kết hợp với nhau sẽ sinh ra phản ứng hóa học gây hại cho sức khỏe. Tốt nhất bạn nên uống sữa đậu nành và thuốc kháng sinh cách nhau ít nhất 1 tiếng.
Người bị ung thư vú
Đậu nành có phytoestrogen có thể kích thích estrogen gây ra tương tác và có thể làm các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Những người có tiền sử ung thư tử cung, buồng trứng, vú không nên sử dụng.
Người bị loét dạ dày và viêm thận
Đường trong sữa đậu nành có thể khiến những người này bị đầy bụng, ợ hơi và một vài triệu chứng khác. Nhóm người này cần một chế độ ăn protein thấp trong khi sữa đậu nành và các sản phẩm từ đậu lại rất giàu protein. Các chất chuyển hóa của nó có thể làm tăng gánh nặng cho thận.
Người bị sỏi thận
Oxalat có trong sữa đậu nành có thể kết hợp với canxi trong thận và tạo ra sỏi thận. Vậy nên người mắc sỏi thận không nên uống loại sữa này.
Phụ nữ có thai
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên uống nhiều sữa đậu nành vì có thể làm nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi.
Người thiếu kẽm
Các chất ức chế như lectin, saponin hormone trong sữa đậu nành hoàn toàn không tốt cho cơ thể. Cách để đối phó với những chất này bạn cần đun sôi sữa đậu nành. Nhưng nếu uống trong thời gian dài thì vẫn nên bổ sung kẽm cho cơ thể.
Người bệnh đang phục hồi sau khi phẫu thuật hoặc sau khi bệnh
Nhóm người này sức đề kháng còn yếu, chức năng dạ dày đường ruột không tốt. Trong thời gian khôi phục tốt nhất không nên uống sữa đậu nành. Nguyên nhân là vì sữa đậu nành tính hàn lạnh dễ sinh ra buồn nôn, đau bụng đi ngoài và một số triệu chứng khác.