Sự thật về bức ảnh trẻ ói máu tươi sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem

Theo Soha/Trí thức trẻ,
Chia sẻ

Gần đây, trên mạng xã hội lan truyền bức ảnh của 1 em bé bị nôn ra máu tươi sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem được 3 tháng. Nhiều người nghi vấn nguyên nhân là do loại vắc xin này.

Hoang mang vì tiêm vắc xin xong nôn ra máu

Theo chia sẻ của một bà mẹ có tên nick là N.Tran. Chị cho biết, trong thời gian 3 tháng sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem, con của chị quấy khóc, sốt và sụt cân thậm chí nôn ra máu.

Nhưng đi khám bác sĩ không rõ nguyên nhân và bảo không phải do vắc xin nhưng bản thân của chị vẫn tin rằng nguyên nhân của nó là vắc xin. Chị đặt câu hỏi nhờ Bộ Y tế trả lời.

Sự thật về bức ảnh trẻ ói máu tươi sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem
(Ảnh chụp màn hình facebook nhân vật)

Ngay sau chia sẻ của chị N.Tran, rất nhiều bà mẹ khác vào chia sẻ và bình luận với nội dung nói không với vắc xin. Nhiều mẹ cho rằng vắc xin Quinvaxem chỉ là vắc xin của người nghèo.

Status của chị N.Tran gây hoang mang cho nhiều người. Ngay sau đó chị N.Tran đã xóa status tuy nhiên hình ảnh của status này vẫn được chia sẻ rộng rãi trên cộng đồng mạng.

Phản ứng sau tiêm không thể nôn ra máu tươi

Theo một bác sĩ ở Bệnh viện Bạch Mai việc đưa những thông tin thất thiệt như trên lên mạng xã hội rất nguy hiểm vì ảnh hưởng đến tâm lý của các bậc cha mẹ.

Đối với các loại thuốc đều có thể gây ra phản ứng. Thậm chí, ngay cả thực phẩm dùng hàng ngày vẫn có thể gây phản ứng hay gọi là tác dụng phụ. Nhẹ thì mẩn, ngứa nặng thì ngưng thở, ngưng tuần hoàn hay còn gọi là sốc phản vệ.

Việc nôn ra máu khi tiêm vắc xin là không thể xảy ra. Có thể, cháu bé bị bệnh lý nào khác mà các bác sĩ chưa chẩn đoán ra.

Xung quanh các vấn đề về vắc xin Quinvaxem, Theo PGS TS Trần Như Dương – Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Bộ Y tế cho biết mỗi ngày có khoảng 70 trẻ tử vong không rõ nguyên nhân chứ không phải là 70 trẻ tử vong sau khi tiêm vắc xin.

Ngoài nguyên nhân do tiêm chủng còn có nguyên nhân khác như nhiễm trùng huyết, viêm não - màng não, viêm phổi, suy hô hấp, bệnh tim bẩm sinh, chết đột tử, sặc sữa...

Nếu các dấu hiệu của bệnh chưa được phát hiện tại thời điểm tiêm chủng thì rất dễ có sự trùng hợp giữa thời điểm bệnh tiến triển và tiêm chủng, vì thế các dấu hiệu bất thường và tử vong sau tiêm rất dễ bị quy kết do tiêm chủng.

TS Dương cho biết về nguyên tắc các vắc xin đều phải đảm bảo được tính an toàn, hiệu lực và kiểm định nghiêm ngặt mới được đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên, giống như thuốc không có một loại vắc xin nào dù tốt đến đâu có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối 100% như mong muốn.

Mỗi cá thể phản ứng với vắc xin ở các mức độ khác nhau, hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi trong 24 giờ. Một số rất ít có phản ứng mạnh với vắc xin như sốt cao, co giật, quấy khóc kéo dài, tím tái, thậm chí là sốc phản vệ và tử vong.

Sự thật về bức ảnh trẻ ói máu tươi sau khi tiêm vắc xin Quinvaxem
Việc nôn ra máu sau khi tiêm vắc xin là không thể xảy ra như chị N.Tran phản ánh (Ảnh do nhân vật cung cấp)

Việc tử vong sau tiêm chủng có thể xảy ra ở tất cả các loại vắc xin kể cả các loại vắc xin như vắc xin phòng bệnh lao, viêm gan B chứ không phải chỉ có Quinvaxem.

Đồng thời, không phải tất cả các trường hợp tử vong sau tiêm chủng là do nguyên nhân phản ứng quá mẫn cá thể đối với vắc xin mà còn có nguyên nhân trùng hợp ngẫu nhiên với các bệnh lý khác sẵn có của trẻ tại thời điểm sau tiêm chủng.

Đối với vắc xin Quinvaxem, do có thành phần ho gà toàn tế bào (giống như vắc xin DPT) nên các phản ứng nhẹ sau tiêm chủ yếu là đau tại chỗ tiêm, sốt cao, khóc dai dẳng…

Trường hợp này chiếm tới trên 50% các ca sau tiêm song phần lớn các phản ứng này sẽ tự khỏi sau 1-2 ngày.

Một trong những yếu tố hay gây phản ứng sau tiêm là thành phần vắc xin phòng bệnh ho gà toàn tế bào trong thành phần vắc xin Quinvaxem.

Theo tổng kết của WHO các phản ứng thông thường ở vắc xin có chứa thành phần ho gà toàn tế bào là cao hơn vắc xin vô bào nhưng các phản ứng nặng là tương đương. Song cũng có ý kiến cho rằng vắc xin toàn tế bào có tính sinh miễn dịch tốt hơn.

Tỷ lệ phản ứng nặng sau tiêm vắc xin Quinvaxem của Việt Nam là 4,5/1.000.000 liều thấp hơn tỷ lệ cho phép của WHO với tỷ lệ là là 20/1.000.000 liều.

Chia sẻ