Sự thật: "Vắc xin nghìn đô" vẫn gây tử vong và bị cấm sử dụng ở nhiều nước
Vắc xin trong tiêm chủng mở rộng của Việt Nam được coi là thuốc tiên nhiều gia đình sẵn sàng bỏ cả nghìn đô la cho con ra nước ngoài tiêm. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế vắc xin dịch vụ vẫn không được chào đón ở nhiều quốc gia.
Vắc xin dịch vụ đang được xem là "vô giá" ở Việt Nam, nhiều gia đình không ngại cho con sang nước ngoài tiêm. |
Vắc xin dịch vụ vẫn có phản ứng phụ
Gần đây, trên nhiều mạng xã hội (facebook, các diễn đàn) và một số trang thông tin điện tử... đang lan truyền một thông tin về vắc-xin Quinvaxem coi đây là vắc xin thử nghiệm, ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêm và thần thánh các vắc xin dịch vụ khác.
Thạc sĩ Lương Quốc Chính, Bệnh viện Bạch Mai cho biết nhiều bác sĩ trong cộng đồng bác sĩ nội trú đã tìm các tài liệu liên quan đến các vắc xin quinvaxem và vắc xin dịch vụ tuy nhiên có thể khẳng định rằng vắc xin dịch vụ không an toàn hơn vắc xin Quinvaxem. Một vài tài liệu cho biết tại Ấn Độ và Pháp đã ngưng cho sử dụng Pentaxem vì tỷ lệ biến chứng cao.
Còn vắc xin Infanrix Hexa là loại vắc xin của hãng dược phẩm GlaxoSmithKline hiện nay được tiêm thường quy cho trẻ em trẻ em Bỉ có độ tuổi 2, 4 và 6 tháng; nó đã được đưa vào từ tháng 2 năm 2009. Nhưng Infanrix Hexa không được sử dụng tại Mỹ hoặc không được niêm yết trên lịch tiêm chủng trẻ em tại bất cứ tỉnh hoặc lãnh thổ nào của Canada vì vắc xin này có gây biến chứng. Các tài liệu của hãng dược này cũng chỉ ra rằng chỉ trong 1 năm có 22 trường hợp tử vong sau tiêm Infanrix Hexa được thông báo tới hãng dược phẩm GlaxoSmithKline trong khoảng từ 23/10/2009 tới 22/10/2010.
Các loại vắc xin đều có giá trị phòng bệnh tuy nhiên mỗi loại có kháng nguyên khác nhau. Các vắc xin đều có thể gây phản ứng. Tuy nhiên vắc xin dịch vụ sử dụng ở Việt Nam ít nên chưa đánh giá được phản ứng của vắc xin còn vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng mỗi năm tiêm hơn 1 triệu nên tỷ lệ tai biến khó tránh khỏi.
Tiêm chủng trẻ nhỏ ở giai đoạn 2 – 5 tháng là để phòng ngừa các bệnh nguy hiểm ở trẻ em là bạch cầu, uốn ván, ho gà, viêm não do vi trùng HiB, viên gan B và bại liệt. Trong đó, mỗi loại vắc xin có thành phần khác nhau. Trong vắc xin 5 trong 1 của Tiêm chủng ở rộng Quinvaxem ngừa được 5 bệnh trừ bại liệt. Khi trẻ tiêm vắc xin này thì sẽ được bổ sung bằng liều vắc xin uống để ngừa bại liệt.
Vắc xin 5 trong 1 của tiêm chủng dịch vụ là vắc xin Pentaxim có thể ngừa được 5 trong 6 bệnh trên trừ viêm gan B. Trẻ cần bổ sung liều vắc xin viêm gan B đơn sau khi tiêm Pentaxim.
Vắc xin 6 trong 1 của dịch vụ Infanrix hexa có thể ngừa được đầy đủ 6 loại bệnh trên. Trẻ chỉ cần tiêm một mũi.
Quinvaxem khác vắc xin dịch vụ như thế nào?
Theo GS Nguyễn Trần Hiển – Nguyên Giám đốc Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương thành phần vắc xin ho gà toàn tế bào trong Quivaxem giống với thành phần ho gà trong vắc xin sản xuất trong nước Bạch hầu-Ho gà-Uốn ván (BH-HG-UV) chúng ta đã dùng từ năm 1985 đến nay (hiện chúng ta vẫn dùng vắc xin BH-HG-UV mũi 4 cho trẻ 18 tháng tuổi). Thực tế cho thấy vắc xin này là an toàn và có hiệu quả cao trong việc giảm tỷ lệ trẻ mắc và tử vong vì ho gà ở Việt Nam (giảm gần một nghìn lần so với năm 1984). Thành phần ho gà toàn tế bào của vắc xin quinvaxem gây phản ứng tại chỗ khi tiêm nhưng không gây tử vong.
Còn vắc xin dịch vụ là vắc xin vô bào, thành phần ho gà đã được tinh chế nên có giá cao gấp chục lần so với giá vắc xin toàn tế bào.
Theo WHO, mặc dù vắc xin Quinvaxem có chứa thành phần ho gà toàn tế bào gây nhiều phản ứng tại chỗ và sốt cao, nhưng phản ứng nặng rất ít gặp và nó vẫn là vắc xin có độ an toàn, tương đương vắc xin ho gà vô bào.
Mặt khác, quan niệm vắc xin Quinvaxem rẻ vì vắc xin thử nghiệm là không đúng, vắc xin đã được đưa vào sử dụng ở nhiều quốc gia. Nguồn gốc vắc xin quivaxem 5 trong 1 được sản xuất tại Hàn Quốc nhưng không phải tất cả 5 thành phần này đều được sản xuất tại Hàn Quốc. Thành phần bạch hầu, ho gà, uốn ván được sản xuất tại Đức; thành phần kháng nguyên Hib nhập từ Ý, Hàn Quốc chỉ sản xuất thành phần viêm gan B. Hàn Quốc nhập các thành phần khác từ Đức và Ý tổng hợp lại thành Quivaxem.
Về tính an toàn thì WHO khẳng định dù vắc xin ho gà toàn tế bào có nhiều phản ứng tại chỗ và sốt nhiều hơn vắc xin ho gà vô bào, nhưng vẫn là vắc xin có độ an toàn cao tương đương vac xin ho gà vô bào về các phản ứng nặng và tử vong.