Sự thật thú vị về "con nhà giàu" vòng quanh thế giới

Theo Kenh 14/Trí thức trẻ,
Chia sẻ

Bên cạnh tầng lớp "phú nhị đại" nổi tiếng ăn chơi trác táng ở Trung Quốc, giới "con nhà giàu" ở các quốc gia khác có cuộc sống như thế nào?

Nhắc đến "phú nhị đại", người ta sẽ lập tức liên tưởng đến những cậu ấm cô chiêu con nhà giàu ở Trung Quốc, suốt ngày được lên mặt báo không phải vì tài năng hơn người mà bởi thói ăn chơi vô độ, khoe xe đẹp, khoe cuộc sống xa hoa, thậm chí có phần phóng túng khi thay người yêu còn nhanh hơn thay áo. Tuy không phải tất cả các "phú nhị đại" ở Trung Quốc đều là những người chỉ biết ăn chơi không biết làm ăn, nhưng những tin tức "chẳng lấy gì làm hay ho" xuất hiện nhanh nhản trên các mặt báo khiến cho người ta có cái nhìn không mấy thiện cảm dành cho tầng lớp "con nhà giàu" này.

Vậy ngoài tầng lớp "phú nhị đại" ở Trung Quốc, giới "con nhà giàu" ở các quốc gia khác sẽ có cuộc sống như thế nào?

Nhật Bản: "Phú nhị đại" = Ế vợ

1-ed35e

Đối với người Nhật, "phú nhị đại" bị cho là những người không có năng lực, chỉ biết sống dựa dẫm vào bố mẹ và hoàn toàn không đáng tin. Người dân ở đất nước có nền "văn hóa xấu hổ" không giống với bất kỳ nơi nào trên thế giới này thậm chí còn mặc nhiên coi phú nhị đại chính là những chàng trai "ế" không lấy được vợ.

Trong khi rất nhiều cô gái ở các nước khác ước ao được lấy chồng giàu để sống trong nhung lụa xa hoa, thì các cô gái ở Nhật lại không hề mong muốn "yêu phải" 1 chàng trai thuộc tầng lớp "phú nhị đại". Kỳ thực, ở Nhật, "phú nhị đại" đa số chỉ có thể kết hôn với những người "cùng tầng lớp" với mình, nhất là các công tử con nhà giàu, bởi vì hầu hết các cô gái đều không muốn lấy 1 người chồng chỉ biết sống dựa vào bố mẹ.

Những người giàu có ở Nhật sống rất kín đáo, họ thường không để lộ tin tức về gia quyến của mình. Hiện tượng "phú nhị đại" kết hôn với "phú nhị đại", "quan nhị đại" (con của các quan chức) kết đôi với "quan nhị đại" rất phổ biến ở đất nước này.

Ấn Độ: Con nhà giàu = Bị trầm cảm

17-60d75

Tầng lớp "phú nhị đại" ở Ấn Độ rất thích khoe của, rất mơ hồ trong cuộc sống, thậm chí có 1 số trong đó còn bị trầm cảm.

Những người giàu tự đi lên từ 2 bàn tay trắng ở Ấn Độ không muốn để con mình phải nếm trải những kinh nghiệm đau thương và nỗi khổ cực giống như mình đã từng phải chịu đựng, thế nên họ hết sức chiều con. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ này lại quên nhắc nhở những đứa con rằng, bên cạnh những loại đồ ăn thức uống hảo hạng, đồ chơi mới và những bộ quần áo hàng hiệu, trong cuộc sống còn vô số thứ đáng quý hơn nhiều.

1 vị bác sĩ tâm lý nổi tiếng ở Ấn Độ tiết lộ, mỗi ngày ông đều đón tiếp từ 3 đến 4 bệnh nhân thuộc tầng lớp "phú nhị đại" ở quốc gia này. Những con người trẻ tuổi ấy tuy rất nhiều tiền nhưng lại chẳng mấy khi cảm thấy vui vẻ. Đa số các bệnh nhân của vị bác sĩ này đều được bố mẹ dạy rằng: không cần lo lắng gì hết, tiền có thể giải quyết được tất cả mọi việc.

Cũng theo vị bác sĩ này, hầu hết các bệnh nhân "con nhà giàu" của ông đều phủ nhận việc mình bị trầm cảm. Những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh của họ thường là luôn không biết thỏa mãn, bỗng nhiên cảm thấy trống rỗng, thiếu sự quản lý của bố mẹ, đắm chìm trong rượu và ma túy. Những cậu ấm cô chiêu này thậm chí còn chưa từng được giáo dục về việc suy nghĩ 1 chút cho người khác, đứng ở góc độ của người khác để nhìn nhận sự việc. Bố mẹ họ cũng không có thời gian để dạy dỗ con cách cân bằng cuộc sống và nhận biết những thứ thật sự quan trọng đối với mình.

Ngoài ra, theo kết quả của 1 cuộc khảo sát, đa số các nữ sinh ở Ấn Độ đều cho biết không muốn được gả vào 1 gia đình giàu có để chịu khổ.

Trung Đông: Nghiện vàng ròng trầm trọng

16-60d75

Ở Trung Đông, tiền tài thường thuộc về các gia tộc, vì vậy, cũng không có gì khó hiểu khi có đến 1/3 các tỷ phú ở khu vực này có quan hệ huyết thống. Điều này cũng cho thấy, những tỷ phú ở đây chủ yếu là giàu nhờ của thừa kế.

Đại đa số các tỷ phú Trung Đông đều phất lên từ những vựa dầu, họ chỉ việc khai thác tài nguyên sẵn có rồi bán lấy rất nhiều tiền. Còn tầng lớp "phú nhị đại" ở Trung Đông thậm chí không cần tốn công khai thác mà chỉ việc tiêu xài số tài sản đã có sẵn là đủ.

Ngoài sở thích nhà đẹp, xe đẹp và người đẹp, giới "con nhà giàu" ở Trung Đông còn mê mẩn vàng ròng. Họ thích sử dụng vàng để trang trí cho các vật dụng yêu thích, ví dụ như: đồng hồ đeo tay bằng vàng, iPad nạm vàng, súng hay gươm bằng vàng...

Bất luận làm gì, những người lắm tiền ở đây đều chỉ hướng tới sự xa hoa. Trong mắt những người này, tiền không phải là vấn đề, không có tiền cũng không sao, chỉ cần dầu mỏ vẫn còn là đủ rồi.

Âu Mỹ: Muốn thừa kế phải đóng thuế

13-ed35e

Những người nhà giàu ở Trung Quốc hiện tại đang đi vào vết xe đổ trong việc dạy dỗ con cái của giới thượng lưu ở Anh từ cách đây cả trăm năm trước. Sau khi nhận thức được những sai lầm của mình trong việc định hướng cho con, giờ đây các tỷ phú ở Anh rất chú trọng việc giáo dục và hướng con đến các hoạt động xã hội. Trong mắt người Anh, chỉ có hiểu rõ "tiền bạc là thứ dùng để tạo ra xã hội" thì mới có thể khiến cho các thiếu gia tiếp tục duy trì thành công rực rỡ của gia tộc mình. Và hạn chế quyền thừa kế tài sản của con cái trong tương lai chính là một trong những biện pháp được giới nhà giàu ở Anh ưa chuộng.

Theo kết quả một cuộc điều tra, có tới 62% những người giàu có ở Anh dự định dùng khối tài sản kếch xù của mình vào việc từ thiện, đặc biệt là những người đi lên từ 2 bàn tay trắng, họ muốn làm như vậy để khiến con cái có ý chí phấn đấu, biết vươn lên trong cuộc sống.

Chính phủ ở 1 số quốc gia Âu Mỹ còn thông qua đạo luật về thuế thừa kế, trong đó những người được thừa kế tài sản sẽ phải trả 1 mức thuế khá cao, ví dụ như ở Mỹ, người được thừa kế có thể sẽ phải trả thuế lên tới 18% tổng số tài sản nhận được, thậm chí ở 1 số bang, mức thuế cao nhất là 50%.

Dưới sự giáo dục của gia đình và chế độ xã hội ở các nước Âu Mỹ, đại đa số các "phú nhị đại" tại các quốc gia này không có được cuộc sống tự do tự tại và chỉ biết "đốt tiền" như tầng lớp "phú nhị đại" ở Trung Quốc.

Theo 1 số chuyên gia tâm lý, khoe giàu chỉ là 1 biểu hiện của sự mơ hồ không có định hướng trong cuộc sống và sự trầm cảm không ai muốn thừa nhận của tầng lớp "phú nhị đại". Xe siêu sang, máy bay riêng, đồ dùng hàng hiệu hay biệt thự xa hoa... đều dùng để nói lên sự lạnh nhạt chẳng thèm quan tâm của những cậu ấm cô chiêu này trước khối tài sản kếch xù mà bố mẹ mình phải mất bao công sức gây dựng nên.

Chia sẻ