Sự thật tàn khốc: Người nghèo tiêu tiền cho thể diện, người giàu mạnh tay đầu tư giáo dục
Hãy từ bỏ thói quen tiêu tiền cho thể diện, bỏ thêm tiền vào đầu tư giáo dục để sớm gặt hái thành tựu, nâng cấp giá trị.
Thái độ tiêu tiền phản ánh trình độ
Cách đây vài năm, tạp chí nổi tiếng của Mỹ là The Atlantic Monthly đã đăng một bài báo. Trong đó có đề cập rằng khi xã hội ngày càng có nhiều sản phẩm dư thừa sẽ xuất hiện tình trạng như sau: Nhóm thu nhập thấp thích tiêu tiền vào những thứ mà người khác có thể nhìn thấy ngay như túi xách hàng hiệu, quần áo, sản phẩm điện tử,…
Tuy nhiên, nhóm thu nhập cao dành phần lớn chi tiêu của họ những thứ mà người khác không thể nhìn thấy như tập thể dục, học các lớp kỹ năng mềm, học thêm lĩnh vực mới,,..,
Cuối bài viết chỉ ra rằng trong thời đại vật chất, điều quyết định một người giàu hay nghèo không nằm ở khả năng kiếm tiền nữa mà phụ thuộc nhiều hơn vào cách bạn chi tiêu.
Như nhà văn He Quanfeng đã nói, cách một người tiêu tiền quyết định số tiền họ có thể đạt được trong tương lai. Sự thật tàn khốc của xã hội này là người nghèo tiêu hao thể diện, dốc kiệt túi tiền để thỏa mãn những thứ phù phiếm. Trong khi người giàu lại chọn cách tiêu tiền thông minh để giúp tài sản của họ tăng giá.
1. Cách người nghèo tiêu tiền
Nhà văn Li Jun (Trung Quốc) đã nói trong cuốn Sự giàu có đi về đâu: "Cái gọi là tiêu dùng phi lý được thực hiện một cách chủ động nhằm mua sắm sự phù phiếm và thể hiện danh tính một người".
Trong cuộc sống, người càng nghèo càng coi trọng thể diện và rơi vào bẫy tiêu hao thể diện mà không hề hay biết.
Một blogger nổi tiếng xứ Trung từng chia sẻ trải nghiệm của mình.
Khi mới tốt nghiệp đại học, cô gặp khó khăn vì không có việc làm. Một lần cô tới trung tâm mua sắm để mua mỹ phẩm chuẩn bị cho buổi phỏng vấn xin việc. Trước các quầy hàng, cô đã không rời mắt ngắm nhìn từng chiếc hộp tinh xảo. Nhưng khi thấy giá của chúng, cô lưỡng lự.
Lúc này, nhân viên bán hàng tới bên cạnh nói: "Thưa cô, mỹ phẩm của chúng tôi đến từ thương hiệu lớn nên giá thành tương đối đắt". Giọng điệu của nhân viên có chút khinh thường. Nữ blogger lập tức cảm thấy tự ái và hỏi lại: "Ý cô là gì? Cô muốn nói rằng tôi không đủ khả năng chi trả đúng không?".
Sau đó, cô nhanh chóng lấy ví ra, quẹt thẻ thanh toán 1500 NDT (khoảng 4,9 triệu đồng) cuối cùng đang có. Sau khi nhận hóa đơn, cô thấy tiếc nuối bởi số tiền này gần bằng chi phí sinh hoạt một tháng của cô. Dù giữ lại được chút thể diện nhưng trong 2 tháng tiếp theo, cô phải "thắt lưng buộc bụng" mới đủ chi tiêu.
Nhà kinh tế học Veblen (Mỹ) đề xuất khái niệm "tiêu dùng dễ thấy" như sau. Ông tin rằng nhiều người chi tiêu theo bản năng, bất chấp hoàn cảnh bản thân nhằm thỏa mãn mong muốn giữ thể diện, để được người khác công nhận và ghen tỵ và khiến hình ảnh bản thân đẹp hơn.
Nhưng kiểu tiêu dùng phô trương này cuối cùng sẽ biến thành hố đen nuốt chửng tiền bạc, khiến bạn ngày càng nghèo đi.
Nhà văn Gan Yi có một người anh họ làm việc trong một nhà máy. Tuy lương không cao nhưng anh ấy lại rất hào phóng. Sau mỗi lần nhận lương, anh đều gọi bàn bè đi ăn thịnh soạn rồi đi hát thâu đêm suốt sáng. Hơn thế, quần áo anh ta mặc cũng đều đến từ thương hiệu nổi tiếng. Anh ta còn thường đổi điện thoại mỗi khi ra mẫu mới. Chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như tất cả những món đồ giá trị anh ta sở hữu đều được mua theo hình thức trẻ góp. Cuối cùng, anh ta mắc nợ hơn 100.000 NDT (khoảng 329,5 triệu đồng).
Bài học rút ra: Thể diện có thể được nâng lên nhưng tiền bạc có hạn, sẽ đội nón ra đi nếu bạn vì chút sĩ diện. Khi bạn dùng số tiền ít ỏi của mình để đuổi theo những thứ hão huyền, bạn sẽ cạn kiệt năng lượng, luôn cảm thấy tự ti về bản thân, nảy sinh tính so sánh hơn thua. Theo thời gian, tiền bạc bị rút quá mức, khiến bạn kẹt trong cảnh nghèo khó và khó xoay chuyển tình thế.
2. Cách người giàu tiêu tiền
Nhà văn Zhang Meng (Trung Quốc) từng nói về quan điểm tiêu dùng và kể lại trải nghiệm của chính mình. Cô có nền tảng về Khoa học kỹ thuật, nhưng không vững kiến thức Văn học, Lịch sử và Triết học. Để nâng cao kiến thức của mình, cách đây vài năm, cô chi số tiền lớn để đăng ký lớp học Lịch sử tại Đại học Bắc Kinh.
Đầu tư nhiều tiền sẽ mang lại tầm nhìn rộng mở và những phẩm chất tuyệt vời hơn. Sau đó, nhờ kiến thức cùng kinh nghiệm có được, cô trúng tuyển vào Viện Nghiên cứu Từ thiện quốc tế Thâm Quyến. Trong 2 năm học, cô chi gần 200.000 NDT (khoảng 658,5 triệu đồng) cho học tập.
Khoản đầu tư này cuối cùng đã trở thành bước đà phát triển cho sự nghiệp, giúp cô ngày càng thành công trong việc kinh doanh, bên cạnh việc viết lách.
Một nhà truyền thông nọ từng chia sẻ: "Những người ưu tiên tiền bạc, sẵn sàng trả tiền cho tương lai có thể tiết kiệm được ít nhất 10 năm phấn đấu".
Trên thế giới này, đồng tiền là đầy tớ tốt và là ông chủ tồi. Chỉ bằng cách sử dụng tiền như một công cụ phục vụ bản thân và không ngừng nâng cao giá trị bản thân, bạn mới có thể sống một cuộc sống đích thực.
Mark Zuckerberg - ông chủ Facebook chỉ mặc áo phông và quần jean quanh năm và chi rất ít cho vật chất tiện nghi. Nơi yêu thích của anh ấy là phòng tập thể dục. Anh cũng trả lương cao cho huấn luyện viên cá nhân đã giúp anh có thân hình cường tráng.
Còn tỷ phú Bill Gates đã lái một chiếc ô tô cũ trong nhiều năm nhưng ông chưa bao giờ bỏ sót một số nào của tờ báo The Economist. Hàng năm, ông đều bỏ tiền ra mua số lượng lớn các ấn phẩm, tạp chí định kỳ để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chính những khoản đầu tư vào việc tự tiêu dùng này đã làm cho sự giàu có của họ trở thành một quả cầu tuyết lớn. Người biết tiêu tiền biết cách đầu tư vào bản thân. Đầu tư thực sự vào bản thân chứ không phải những thứ phù phiếm, mà vào thứ có thể tạo ra giá trị tốt nhất.
Hãy sử dụng tiền để cải thiện kỹ năng làm việc của mình, bạn sẽ làm việc tốt hơn và có nhiều cơ hội hơn. Hãy để dành tiền để đọc sách và học tập, bạn có thể tiếp thu thêm kiến thức và tầm nhìn sẽ được mở rộng. Hãy học cách tiêu tiền vào những thứ thực sự có giá trị. Tiêu tiền cho việc học và cho trí tuệ chính là tiêu tiền cho tương lai.
Cách bạn hưởng thụ quyết định trình độ
Nhà truyền thông Pang Bofu đã nói trong cuốn Kinh doanh tiêu dùng rằng điều bạn phải làm là hãy cố gắng tiêu tiền hiệu quả hơn.
Tiêu dùng không hiệu quả đề cập đến những thứ bắt đầu mất giá kể từ thời điểm chúng được mua. Chẳng hạn như quần áo hàng hiệu, điện thoại di động,… Còn việc tiêu tiền hiệu quả phải là một hành vi kinh tế có chỗ cho giá trị gia tăng. Tiêu tiền để cải thiện bản thân luôn là hành vi tiêu dùng hiệu quả nhất.
Nhà văn Lian Yue (Trung Quốc) từng chia sẻ một độc giả trung thành của ông có hoàn cảnh nghèo khó, chưa tốt nghiệp cấp 2 đã phải nghỉ học giữa chừng để kiếm sống. Cô ấy đã trải qua nhiều việc như: Rửa bát thuê, bồi bán, quét lau sàn nhà với mức lương khoảng 700 NDT/tháng (khoảng 2,3 triệu đồng). Dù thu nhập ít ỏi nhưng vì ham đọc nên cô đã tiết kiệm tiền mua đồ ăn sáng để mua vài cuốn sách cũ.
2 năm sau, cô rút số tiền tiết kiệm được nhờ sống tằn tiện và đăng ký tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học. Sau khi tốt nghiệp, cô xin vào một khách sạn lớn làm việc. Nhờ trình độ học vấn và năng lực nên cô nhanh chóng được thăng chức. Hiện cô đang là quản lý cấp cao, thu nhập cùng các phúc lợi tăng lên nhiều bậc.
Như vậy, vai trò của tiền không phải là tích lũy mà là để sử dụng nó. Hãy tiêu tiền vào những thứ giúp bạn tốt hơn, cuối cùng bạn sẽ thu lại được lợi ích cùng lợi nhuận. Chỉ bằng cách chi tiền để cải thiện bản thân và nâng cao giá trị bản thân, bạn mới có thể kiếm được nhiều tiền.
Trong Kinh tế học có một khái niệm là "nâng cấp tiêu dùng". Nghĩa là sự lựa chọn tiêu dùng của nhóm hợp lý hơn và cơ cấu tiêu dùng hợp lý hơn, cuối cùng thúc đẩy nền kinh tế thịnh vượng hơn.
Đối với cá nhân, việc bạn có thể nâng cao triển vọng tiêu dùng của mình hay không sẽ quyết định liệu bạn nghèo hay giàu trong tương lai. Chính vì thế, hãy từ bỏ thói quen tiêu tiền cho thể diện, bỏ thêm tiền vào đầu tư bản thân. Chỉ bằng cách này mới giúp bạn mở rộng tầm nhìn kiến thức, trau dồi chuyên môn cũng như kỹ năng để khiến bản thân có giá trị hơn.