Sự thật sau miếng heo quay làm nhân bánh mì
"Heo quay tẩm gia vị rồi thì sao mà phân biệt được bẩn hay sạch. Còn những miếng cho lên giàn quay mà nhão quá không thể bám vào giàn rớt xuống thì ổng mang về cho anh nuôi chó."
Từ lời kể rùng mình về những miếng thịt heo của ông hàng xóm
Theo lời một anh nuôi chó cạnh nhà, tôi bắt đầu điều tra về nguồn gốc thịt heo quay bóng mỡ ngon lành trên những quầy bánh mì hè phố. Anh kể: “Thịt heo để làm heo quay thực ra có nguồn gốc từ những con heo con bị chết hoặc thịt heo chết để tủ đông quá lâu không thể chế biến thành các sản phẩm khác đành phải mang đi quay. Em biết đấy, heo quay tẩm gia vị rồi thì sao mà phân biệt được thịt bẩn hay sạch. Còn những miếng thịt heo cho lên giàn quay mà nhão quá không thể bám vào giàn rớt xuống thì ổng mang về cho anh nuôi chó.”
Được anh bạn vốn có thâm niên làm giò chả chỉ cho những thuật ngữ chuyên môn về thịt heo, về nghề làm giò chả cũng như cách hỏi mua nạc và mỡ sao cho giống dân làm nghề, tôi yên tâm tìm đến địa chỉ lò mổ mà anh hàng xóm miễn cưỡng cho để tìm hiểu sự thật. Đó là nhà ông Ngọ Heo, đầu nậu thịt heo chết bao thầu thị xã Long Khánh, Đồng Nai - địa điểm nằm dọc trên QL 1A - cửa ngõ vào TP Hồ Chí Minh.
Ngôi nhà nhỏ nhưng kéo dài im ắng đến lạ thường. Một người đàn ông chở theo một phụ nữ đeo khẩu trang che kín khuôn mặt đang lấy thịt heo cho vào túi hàng rồi nhanh chóng rời khỏi nhà. Người thanh niên sau một lúc dò hỏi mới nói mình là con của ông Ngọ heo. Nhưng nhà anh ta chỉ làm heo quay cung cấp cho những người bán bánh mì thôi. Tin tưởng tôi cần mua thịt heo thật nên anh ta chỉ tôi qua nhà một người đàn ông tên Tuấn để hỏi mua vì lò heo quay này cũng lấy thịt từ đấy. Biết chắc mình đã có được địa chỉ cần tìm, tôi chào chủ nhà rồi quay ra. Lúc này lại có hai người khác đến đấy lấy heo quay mang đi. Có một điều chung là tất cả đều đứng ở bên ngoài chờ lấy hàng mà không ai bước vào nhà.
Theo lời một anh nuôi chó cạnh nhà, tôi bắt đầu điều tra về nguồn gốc thịt heo quay bóng mỡ ngon lành trên những quầy bánh mì hè phố. Anh kể: “Thịt heo để làm heo quay thực ra có nguồn gốc từ những con heo con bị chết hoặc thịt heo chết để tủ đông quá lâu không thể chế biến thành các sản phẩm khác đành phải mang đi quay. Em biết đấy, heo quay tẩm gia vị rồi thì sao mà phân biệt được thịt bẩn hay sạch. Còn những miếng thịt heo cho lên giàn quay mà nhão quá không thể bám vào giàn rớt xuống thì ổng mang về cho anh nuôi chó.”
Mọi người có bao giờ suy đoán về thực hư nguồn gốc của những miếng thịt heo này?
Được anh bạn vốn có thâm niên làm giò chả chỉ cho những thuật ngữ chuyên môn về thịt heo, về nghề làm giò chả cũng như cách hỏi mua nạc và mỡ sao cho giống dân làm nghề, tôi yên tâm tìm đến địa chỉ lò mổ mà anh hàng xóm miễn cưỡng cho để tìm hiểu sự thật. Đó là nhà ông Ngọ Heo, đầu nậu thịt heo chết bao thầu thị xã Long Khánh, Đồng Nai - địa điểm nằm dọc trên QL 1A - cửa ngõ vào TP Hồ Chí Minh.
Ngôi nhà nhỏ nhưng kéo dài im ắng đến lạ thường. Một người đàn ông chở theo một phụ nữ đeo khẩu trang che kín khuôn mặt đang lấy thịt heo cho vào túi hàng rồi nhanh chóng rời khỏi nhà. Người thanh niên sau một lúc dò hỏi mới nói mình là con của ông Ngọ heo. Nhưng nhà anh ta chỉ làm heo quay cung cấp cho những người bán bánh mì thôi. Tin tưởng tôi cần mua thịt heo thật nên anh ta chỉ tôi qua nhà một người đàn ông tên Tuấn để hỏi mua vì lò heo quay này cũng lấy thịt từ đấy. Biết chắc mình đã có được địa chỉ cần tìm, tôi chào chủ nhà rồi quay ra. Lúc này lại có hai người khác đến đấy lấy heo quay mang đi. Có một điều chung là tất cả đều đứng ở bên ngoài chờ lấy hàng mà không ai bước vào nhà.
Ngôi nhà của đầu nậu đường dây heo chết với những chiếc thùng xốp để vận chuyển heo khi cần
(Ảnh Đăng Minh - afamily.vn).
(Ảnh Đăng Minh - afamily.vn).
Và từ lần này, tôi được dịp gặp một đầu nậu buôn thịt heo mà qua lời kể của người này về hàng loạt cơ sở, công đoạn chế biến bẩn thỉu và quy mô của hệ thống thu mua, tiêu thụ heo chết khiến tôi thực sự ớn lạnh.
Bao thầu heo chết từ mọi nguồn
Vẫn lý do cần mua thịt heo về làm giò chả, tôi hỏi ông chủ có thịt heo số lượng lớn không. Để tăng thêm độ tin tưởng, tôi cũng nói luôn là được người nhà ông Ngọ giới thiệu qua. Thấy tôi có vẻ muốn mua thịt heo thực sự nên sau khi đảo mắt quanh lối đi một lượt, người này nói nhỏ với tôi: “Anh em mình vào nhà nói chuyện. Ở ngoài này không tiện lắm.”
Sau khi hỏi tôi những thông tin liên quan, thấy không còn nghi ngại gì anh ta bắt đầu nói hỏi tôi cần mua thịt heo gì và số lượng như thế nào. Được anh bạn mách nước trước nên tôi nói luôn: “ Em cần mua 200kg mỡ khẩu và nạc mông một ngày để đấu hàng làm giò chả. Biết anh làm heo “này” (heo chết) nên em định hỏi anh có bỏ rẻ cho em được không!?” Nghe tôi nhắc đến heo “này”, thấy tôi đã biết lò heo của mình làm heo chết nên Tuấn có vẻ hơi dè dặt. Tôi liền giả vờ có điện thoại gọi đến và bước ra cửa. Cố tình nói chuyện to để anh ta nghe thấy như tôi đang hỏi ý kiến của người nào đó về chuyện mua thịt heo và nói rằng tôi đang đặt vấn đề, chờ người ta cho giá thôi. Thấy thế Tuấn nhanh nhảu nói vọng ra : “Nói với chị ấy heo của tôi nạc mông chỉ có giá 65 tới 70 thôi (65.000 tới 70.000 đồng/1kg).”
"Đợt này khan hàng lắm em ạ. Mỗi ngày anh thu về được có 3 tới 5 con nên không đủ bán cho mối của anh dưới này chứ nói gì bỏ hàng cho em một ngày 200kg,” chủ lò mổ thật thà thở dài, "nguồn heo của anh chủ yếu là ở các trại chứ dân thì chẳng được bao nhiêu. Mà đợt này trại người ta xuất hết heo lớn, mới nhập heo nhỏ về nuôi nên ít hàng lắm. Chứ bình thường anh bỏ mối cả khu này với Long Khánh đấy chứ. Anh còn bỏ hàng cho các bếp ăn của công nhân ở mấy công ty dưới này nữa mà. Vài tháng nữa heo nhiều thì không lo chứ giờ khó lắm. ”
Có thể đây là heo chết được phân loại bày bán ở các chợ như heo sạch. (Ảnh minh họa)
"Heo chết rồi mới làm mình đâu biết nó bị gì. Nếu không có cách thì làm sao mang thịt ra bán được chứ. Heo làm xong anh mang về ướp hàn the hết cho thịt hồng lại. Đợt nào nhiều hàng quá thì phải bỏ tủ đá bán dần. Có nhiều đợt heo trại dịch chết nhiều, cả ba kho của anh ở Long Khánh đầy hàng. Anh toàn phải phân khúc rồi ướp hàn the cho vô tủ đông. Nhiều khi, còn chưa kịp cạo lông nữa đấy,” chủ trại thản nhiên "chia sẻ" sau khi đặt giá một cân heo chết 40.000 VNĐ. Được biết, giá heo chết khoảng tầm 300.000 VNĐ một con. Giá thành càng hạ hơn với những con heo bệnh, dịch.
"Phù thuỷ xứ heo" hô biến thịt heo chết
Theo lời anh ta, bởi loại hàng này không dễ bán, nên phải xuất cho từng cơ sở chế biến heo khác nhau, đặc biệt là cửa hiệu heo quay: "Như nhà ông Ngọ ấy, chỉ làm heo quay thôi. Nhà ấy là nơi tôi bỏ mối heo con, heo để tủ đá lâu quá thịt hư không bán được, hay heo bệnh thịt bị trắng, thâm,... Heo đẩy đi quay là không làm được gì khác nữa rồi đấy.”
Qua các cơ sở chế biến thịt heo chết có thể được làm thành chà bông.
Dường như đã không còn đề phòng nữa, anh ta châm điếu thuốc rồi chậm rãi kể: “Heo thì đã có người bao thầu ở các trại rồi. Cứ có là gọi anh thôi. Còn hàng về nếu mổ ra thịt còn đẹp, đỏ hoặc hồng thì bỏ mối cho người ta bán ở chợ. Nếu mà hàng xấu thì bỏ cho các lò làm chà bông, khô bò, khô nai, hay mấy nhà làm sườn nướng, bì cho các quán cơm tấm. Xương thì để mối cho mấy nhà bán xương nấu hủ tíu này nọ. Còn mỡ thì có nhà lấy về chế biến lại bán cho các quán ăn làm mỡ chiên xào,... Nói thật với em, chỉ sợ không có hàng mà bán. Chứ không lo không bán được. Cứ như sáng nay này, đưa đi ba con bự mà vẫn không đủ đấy.”
Có thể là sườn nướng.
Có thể là khô nai hay khô bò... mà không hề khác biệt gì với các sản phẩm từ heo sạch.
Bằng hóa chất và công nghệ chế biến tinh vi những sản phẩm từ heo chết vẫn hàng ngày được đưa ra thị trường với giá bán ngất ngưởng so với giá nguyên liệu mua vào mà không ai hay biết
Chỉ với mấy trăm ngàn đồng, qua những cơ sở chế biến bất hợp pháp thịt heo chết vẫn được đưa ra thị trường bày bán ngang nhiên như heo sạch với giá cả tương đương mà không một người tiêu dùng nào biết được rằng những sản phẩm từ thịt heo mình đang sử dụng có nguồn gốc từ những con heo chết.