Sự thật khiến bạn ngã ngửa về loài ong sát thủ
Cái tên này cũng khiến nhiều người thấy sợ hãi và trở thành cảm hứng cho bộ phim cùng tên gây xôn xao trên thế giới. Tuy nhiên, sự thật là loài ong sát thủ này không hề nguy hiểm như những gì trong phim miêu tả.
Năm 1965, nhà khoa học người Brazil, Warwick Kerr đã nhập khẩu ong mật từ Châu Phi sang Nam Mỹ với ý định lai tạo ra một loài ong mới cho năng suất mật cao hơn. Tuy nhiên, một vài con ong đã bay ra ngoài trong quá trình vận chuyển, lai với châu Âu tự nhiên tạo ra một loài ong mới.
Loài ong lai Châu Phi này bắt đầu xuất hiện nhiều. Đến năm 1985, ngay cả những vùng đất xa xôi như Mexico cũng tràn ngập loài ong này. Năm 2014, loài ong lai Châu Phi đã xuất hiện ở cả California và San Francisco, Mỹ.
Ong sát thủ thực tế không nguy hiểm chết người như nhiều người vẫn tưởng tượng.
Chính vì sự phát triển quá mạnh mẽ này, những con ong lai Châu Phi được đặt tên là “ong sát thủ”. Cái tên này cũng khiến nhiều người thấy sợ hãi và trở thành cảm hứng cho bộ phim cùng tên gây xôn xao trên thế giới.
Tuy nhiên, sự thật là loài ong sát thủ này không hề nguy hiểm như những gì trong phim miêu tả.
Loài ong lai Châu Phi thậm chí còn có kích thước nhỏ hơn cả ong mật Châu Âu. Do đó, chúng mang ít nọc độc hơn. Ngoài ra, nọc độc cũng lành tính hơn. So với những loài ong khác, ong sát thủ ít nguy hiểm hơn nhiều.
Ong sát thủ (trái) có kích thước nhỏ hơn hẳn ong Châu Âu và không nguy hiểm bằng.
Thực tế, sự nguy hiểm của ong sát thủ đến từ bản năng bảo vệ tổ. “Ong lai Châu Phi có thể kéo đàn đến rất nhanh, số lượng lớn khi tổ bị tấn công.” – Các nhà nghiên cứu đã kết luận điều này từ năm 1982. Đó cũng là tiền đề để giải thích cho hơn trăm cái chết vì ong sát thủ suốt hơn 50 năm qua.
Trong trường hợp cơ thể người khỏe mạnh, không dị ứng với ong, cần khoảng 1000 con ong sát thủ đốt mới có thể khiến một người tử vong. Loài ong Châu Âu thường không hiếu chiến. Ngược lại, ong sát thủ thì có.
Hành động tấn công con người của ong sát thủ chủ yếu là để bảo vệ tổ.
Mặc dù vậy, việc đặt biệt danh ong sát thủ có thể là sai lầm. Tiến sĩ Bert Rivera-Marchand, nhà côn trùng học thuộc Đại học Interamerican tại Bayamon, Puerto Rico, cho biết: “Thuật ngữ này (ong sát thủ) gây ấn tượng rằng những con ong giết người. Trong khi thực tế, đây là hành động bảo vệ tổ của chúng. Những con ong sẽ không tấn công nếu như tổ của chúng không bị xâm phạm.”
Ông Rivera-Marchand cũng đã nghiên cứu ong sát thủ ở Puerto Rico và xác nhận thông tin trên.
Hiện rất nhiều người nuổi ong tại Puerto Rico sẵn sàng nuôi ong sát thủ và không hề nhận thấy có gì nguy hiểm.
(Nguồn: BBC)