Sự thật khi treo câu đối Tết: Làm đúng - tiền vào nhà như thác đổ, làm sai - xui xẻo đeo bám cả năm
Cần lưu ý những điều sau để treo câu đối Tết đúng cách, giúp không gian thêm trang trọng và mang đến tài lộc, may mắn cho gia đình trong năm mới.
Dán và treo câu đối vào dịp Tết Nguyên Đán là phong tục quen thuộc trong nhiều gia đình, không chỉ để trang hoàng nhà cửa mà còn mang ý nghĩa mong cầu may mắn, chào đón năm mới đầy khởi sắc, an lành.
Tuy nhiên, khi thực hiện việc dán và treo câu đối, bạn cần chú ý một số điều quan trọng sau đây để đảm bảo sự hài hòa và đúng phong tục, tránh mắc phải những điều kiêng kỵ.
1. Vị trí dán, treo câu đối
Ngày xưa, khi sử dụng chữ Hán, cách viết và đọc chữ thường là từ phải qua trái, và viết theo chiều dọc, nghĩa là các câu văn được sắp xếp từ trên xuống dưới. Điều này áp dụng cho cả chữ Hán và các ngôn ngữ sử dụng chữ Hán như tiếng Nhật và tiếng Việt cổ. Vì vậy, nếu bạn nhìn vào một câu đối được viết theo kiểu truyền thống, các chữ sẽ được viết dọc và đọc từ phải sang trái, từ trên xuống dưới.
Tuy nhiên, hiện nay, cách viết và đọc đã thay đổi. Chúng ta thường viết và đọc từ trái sang phải, và các câu đối ngày nay cũng có thể được viết theo chiều ngang (từ trái qua phải). Trong trường hợp này, cách dán câu đối cũng thay đổi đôi chút để đảm bảo sự hợp lý và thuận tiện trong việc đọc.
Cụ thể, nếu câu đối được viết theo chiều ngang từ trái sang phải, thì câu trên sẽ được dán ở bên trái, và câu dưới sẽ dán ở bên phải (theo hướng đọc từ trái qua phải). Nếu câu đối vẫn được viết theo chiều dọc (từ trên xuống dưới), thì bạn dán câu trên bên phải và câu dưới bên trái, để giữ được sự liền mạch và dễ dàng đọc.
Điều quan trọng là phải tuân theo thứ tự viết và đọc của chữ ngang hoặc dọc, để câu đối có sự hài hòa và thuận tiện khi đọc và thưởng thức.
2. Thời gian dán, treo câu đối
Về thời gian dán và treo câu đối, nhiều nhà thường làm điều này một cách khá tùy ý, miễn sao hoàn thành trước đêm Giao thừa là được.
Trên thực tế là việc treo câu đối Tết cũng có một số phong tục nhất định. Thông thường, câu đối sẽ được dán vào buổi sáng, với ý nghĩa "dương khí thăng lên", mang đến sự sinh sôi, phát đạt trong năm mới, đồng thời thể hiện sự tươi mới và hy vọng về một năm đầy may mắn.
Tất nhiên phong tục này còn có sự khác biệt tùy vào từng vùng miền. Ở một số nơi, người ta tin rằng "dán sớm thì phát tài", nghĩa là câu đối nên được dán ngay khi trời sáng. Trong khi đó, ở những nơi khác, câu đối thường được dán trước khi ăn bữa cơm tối Giao thừa, tượng trưng cho việc tiễn biệt năm cũ và đón chào năm mới.
3. Cách dán chữ Phúc (福)
Ngày Tết, nhiều gia đình thường chọn dán chữ Phúc (福) với mong muốn cầu chúc sự hạnh phúc, may mắn cho năm mới.
Tuy nhiên, một số người lại thích dán chữ Phúc ngược, vì trong tiếng Hán, khi chữ Phúc lộn ngược lại sẽ đọc là "phúc đảo", đồng âm với "phúc đáo", mang ý nghĩa phúc lộc đến với gia đình. Tuy vậy, không phải tất cả các vị trí đều thích hợp để dán chữ Phúc ngược. Đặc biệt là ở cửa chính, đây là bộ mặt của ngôi nhà, vì vậy chữ Phúc nên được dán đúng chiều để thể hiện sự trang trọng. Trong khi đó, những vị trí như bể cá hay các khu vực ít quan trọng hơn lại phù hợp để dán chữ Phúc ngược, mang lại sự may mắn cho gia đình.
4. Cách dán tranh Môn Thần
Những gia đình ở nông thân hoặc những nhà có cửa 2 cánh, thường rất thích dán tranh Môn Thần ngày Tết. Tranh Môn Thần là hình ảnh của những vị thần bảo vệ, có tác dụng xua đuổi tà ma, ngăn chặn vận xui và bảo vệ bình an cho gia đình.
Khi dán tranh Môn Thần, cần chú ý đặt tranh sao cho khi nhìn từ bên trong nhà ra, tranh sẽ đối diện với người đi vào. Nếu dán ngược lại, tức là sai vị trí, sẽ làm mất tác dụng của tranh.
Nguồn: Aboluowang