Sóng gió lớn nhất trong cuộc hôn nhân "cổ tích" của Nữ hoàng Elizabeth II

Thạch Anh,
Chia sẻ

Mặc dù có hôn nhân mẫu mực hơn 70 năm, mối gắn kết của Nữ hoàng và Hoàng tế Philip không tránh khỏi những sóng gió dữ dội.

16/10/1956, Hoàng tế Philip có chuyến đi "solo" quan trọng trong sự nghiệp phục vụ Hoàng gia lâu dài của mình, khi ông bước chân lên du thuyền Hoàng gia Britannia để công du đến Úc, Nam Cực và nhiều vùng đất hải ngoại của Anh trong nhiều tháng trời không có vợ mình - Nữ hoàng Elizabeth II.

Nhưng điều Hoàng tế có lẽ không ngờ đến là khi bước chân lên con tàu ấy, ông sắp phải đối mặt với những con sóng lớn, không phải từ biển cả mà là từ dư luận sục sôi trong nước.

Mặc dù được Ciing tước xứ Edinburgh gọi là một "sứ mệnh ngoại giao", chuyến hải trình còn xa mới là một cuộc du hành chỉ-làm-chứ-không-chơi. Hoàng tế khi đó 35 tuổi, phong độ và "vô cùng đẹp trai" - theo lời tác giả Kitty Kelley trong cuốn sách The Royals về thâm cung bí sử trong Hoàng gia, xuất bản năm 1997.

Tin đồn bủa vây

Kelley nhận định vẻ ngoài của Hoàng tế giúp ông không gặp chút khó khăn nào để hấp dẫn người khác giới - và đồng thời thu hút cả một guồng quay tin đồn không ngừng xuất bản và giật tít về chuyến đi.

Sóng gió lớn nhất trong cuộc hôn nhân "cổ tích" của Nữ hoàng Elizabeth II: Tin đồn Hoàng tế ngoại tình làm chao đảo cả xứ sở sương mù - Ảnh 2.

Hoàng tế Philip tại Thế vận hội Melbourne 1956.

Bản thân việc ở trên một chiếc thuyền toàn đàn ông, với thủy thủ đoàn luôn sẵn sàng bảo mật sự riêng tư của ông khỏi công chúng, cũng không giúp ích gì trong việc dập tắt các tin đồn ác ý.

Kelley viết: "Chuyến đi của ông đến Úc đã trở thành một vấn đề nhạy cảm đối với những người viết tiểu sử vốn cố gắng điều tra điều gì đã xảy ra và cho cả những người bạn cố gắng bảo vệ ông trước những cáo buộc thô thiển".

Trên thực tế, khi đã để lại sau lưng người vợ và 2 con nhỏ, người sát cánh bên Hoàng tế trong chuyến hải trình trên Britannia là một nhân vật hết sức phức tạp - bạn thân và hầu cận, cánh tay phải đắc lực của ông, Michael Parker.

Tin đồn về những cuộc ăn chơi từa tựa như tiệc độc thân của các chàng trai trẻ, hay những mối tình chớp nhoáng vốn đã lan khắp nước Anh từ khi chuyến hải trình bắt đầu không lâu, được bơm thổi thêm bởi cái gọi là Câu lạc bộ Thứ Năm dành riêng cho cánh đàn ông. Nhưng ngọn núi lửa sục sôi của dư luận chỉ thực sự tuôn trào, khi vợ Michael - Eileen Parker đệ đơn ly hôn vì nghi chồng ngoại tình.

Sóng gió lớn nhất trong cuộc hôn nhân "cổ tích" của Nữ hoàng Elizabeth II: Tin đồn Hoàng tế ngoại tình làm chao đảo cả xứ sở sương mù - Ảnh 3.

Hoàng tế Philip và Michael Parker năm 1957.

Tất nhiên, Eileen có đủ bằng chứng để tin rằng chồng mình đã không chung thủy và báo chí Anh bắt đầu xâu xé tin tức đó như chim săn mồi. Với sự thân thiết khăng khít khó rời giữa Michael và Hoàng tế, thật khó để nghĩ rằng có trường hợp "gần mực mà không đen".

Vụ ly hôn của Eileen với Michael tạo dư chấn tới nhiều năm sau này, khi bà xuất bản cuốn sách năm 1982 với tựa đề Step Oútide for Royalty, cáo buộc chồng cũ và Hoàng tế tận hưởng việc lẻn ra khỏi điện Buckingham với các tên giả là "Murgatroyd và Winterbottom", cùng nhiều hoạt động ăn chơi bí ẩn liên quan đến Câu lạc bộ Thứ Năm.

Đó là suy luận từ một phía của câu chuyện. Nhưng trên thực tế, mặc dù đã bị liên hệ với nhiều bóng hồng như nữ văn sĩ Daphne du Maurier hay ngôi sao cabaret Helene Cordet, người ta không thể tìm thấy bằng chứng nào cho thấy Hoàng tế đã ngoại tình.

Tuy nhiên, Michael không được may mắn thế. Áp lực từ cuộc ly hôn và tình cảnh liên quan mật thiết đến danh tiếng của Hoàng tế đã buộc ông phải đưa ra lựa chọn từ chức, rời Britannia chỉ trong vòng 24h sau tin tức về vụ ly hôn và bay về London. Không rõ Hoàng tế có gây áp lực hay bắt người bạn thân của mình làm vậy hay không.

Như cáo phó của tờ Daily Telegraph sau sự qua đời của Michael vào năm 2002, "Chính cuộc ly hôn của ông với Eileen, được báo chí đăng tải nhiều trước khi cáo chung vào năm 1958, đã buộc Parker phải từ chức Thư ký riêng của Công tước".

Nhưng kể cả sự từ chức của Michael vào thời điểm đó cũng đã quá muộn. Tại thời điểm này, Phillip chỉ đơn thuần là Công tước xứ Edinburgh, nhưng ông đã mau chóng được phong tước Thân vương. Điều đó là để giúp ông tránh khỏi trát hầu tòa làm chứng trong vụ ly hôn của Michael - theo tạp chí Who.

Sự dò xét của công chúng vào cặp đôi Hoàng gia lúc đó căng thẳng tới mức Cung điện đã phải đưa ra một tuyên bố hiếm hoi, khẳng định: "Không hề có rạn nứt nào giữa Nữ hoàng và Công tước".

Sóng gió lớn nhất trong cuộc hôn nhân "cổ tích" của Nữ hoàng Elizabeth II: Tin đồn Hoàng tế ngoại tình làm chao đảo cả xứ sở sương mù - Ảnh 4.

Nhưng Michael không phải vấn đề duy nhất khơi mào hàng loạt những tin đồn liên quan đến sự không chung thủy của Hoàng tế. Một tin đồn khẳng định rằng Philip có con ngoài giá thú với một phụ nữ Úc.

Kelley nói: "Ngay cả một người theo chủ nghĩa quân chủ sùng đạo như Barbara Cartland, vốn tôn sùng Hoàng gia, cũng nói về một mối tình bí mật mà bà ấy biết được từ cậu của Philip, Lãnh chúa Mountbatten", Kelley khẳng định.

"Tôi biết tất cả về đứa con gái ngoài giá thú của Philip ở Melbourne" - trả lời trong một cuộc phỏng vấn, nhưng Kelley vẫn khẳng định trong The Royals, "Nhưng tôi sẽ không nói về nó".

Tin đồn không chỉ dừng ở Úc. Theo lời tác giả về Hoàng gia Brian Hoey, một vài nhân viên đánh máy đã được đưa lên du thuyền Hoàng gia từ Singapore, nhưng "Có tin đồn là họ chẳng gõ gì nhiều".

Cũng theo tờ Express dẫn lời Kelley, địa vị của Philip và vợ ông dường như tạo ra một "lá chắn" giúp không ai dám động vào những khía cạnh nhạy cảm hơn của cuộc hôn nhân. Dù sao, vào năm 1956, Nữ hoàng vẫn là một hình tượng bất khả xâm phạm.

Thông điệp đập tan những nghi ngờ

Trong khi hệ thống báo lá cải và dư luận Anh sục sôi với tin tức giữa cuộc khủng hoảng PR của Nữ hoàng cũng như Hoàng tế, người đứng đầu Hoàng gia Anh dường như khá lãnh đạm, không có một phản ứng trực tiếp nào, tất nhiên là trừ phát biểu công khai trên của Cung điện.

Giáng sinh năm đó, trùng hợp thay, cũng là Giáng sinh cuối cùng 2 người ở cách xa nhau. Và trong thông điệp hàng năm của mình nhân dịp sum vầy truyền thống này, Nữ hoàng đã có cử chỉ chứng tỏ sự đĩnh đạc, sâu sắc và tinh tế xứng đáng với một quân vương.

Xin trích dịch vài đoạn của thông điệp toàn dân Nữ hoàng phát trực tiếp tới công chúng ngày Giáng sinh năm ấy, và tới chồng bà - lúc đó đang ở Nam Cực.

Từ tất cả các vùng của Khối thịnh vượng chung, và từ những không gian xa xôi, hiu quạnh của Nam Cực, từng lời nói và suy nghĩ, lấy cảm hứng từ sự ra đời của đứa trẻ ở Bethlehem (ám chỉ Jesus - PV) thuở xưa, đã được sẻ chia giữa chúng ta trên đôi cánh vô hình của khoa học thế kỷ 20.

Cả những thế kỷ dài và đầy khó khăn đã trôi qua kể từ khi đứa trẻ đó được sinh ra, cũng như những phát triển khoa học phức tạp của thời đại chúng ta, đã không làm lu mờ niềm vui giản dị và hy vọng tươi sáng mà tất cả chúng ta cảm thấy khi kỷ niệm sinh nhật của Người. Niềm vui và hy vọng ấy tìm được sự viên mãn nhất trong vòng yêu thương của một gia đình đoàn kết.

Vì vậy, các bạn sẽ hiểu, khi tôi nói với bạn rằng trong tất cả những giọng nói mà chúng tôi đã nghe chiều nay, không có thanh âm nào mang lại cho con tôi và bản thân tôi niềm vui lớn hơn tiếng nói của chồng tôi.

Với anh ấy, tôi nhắn nhủ: "Từ tất cả các thành viên trong gia đình tụ tập ở đây hôm nay, những lời chúc tốt đẹp nhất của mình gửi đến anh và tất cả đồng đội trên tàu Britannia, khi các anh cùng nhau du hành ở vùng biển phía Nam xa xôi. Giáng sinh yên vui, từ cả nhà".

Tất nhiên, thật buồn cho chúng tôi khi phải chia xa vào ngày này, và tất nhiên cả hai mong chờ khoảnh khắc tất cả lại được ở bên nhau. Tuy nhiên, sự vắng mặt của chồng tôi vào thời điểm này càng khiến tôi ý thức hơn trước về may mắn được trở thành một phần của một gia đình gắn kết.

(...)

Nếu chồng tôi không thể ở nhà vào ngày Giáng sinh, tôi không mong ước gì hơn là anh ấy đang du hành các vùng đất của Khối Thịnh vượng chung. Trên hành trình của mình, anh ấy đã trở lại nhiều nơi mà chúng tôi đã cùng nhau đến thăm, và tới cả những nơi khác mà tôi chưa từng thấy.

Trong chuyến hành trình trở lại Anh Quốc, anh ấy sẽ ghé thăm một số nơi ít người đến nhất trên thế giới, những hòn đảo ở Nam Đại Tây Dương ngăn cách với chúng ta bởi những dải đại dương bao la, nhưng lại gắn kết với chúng ta bằng tình anh em và niềm tin cậy.

(...).

Bài phát biểu đó, trên truyền thông chính thức, ít nhất đã dập tắt những hoài nghi về rạn nứt trong cặp đôi Hoàng gia. Nhưng có lẽ minh chứng rõ ràng và đanh thép nhất chính là cuộc hôn nhân kéo dài hơn 73 năm giữa bà và Hoàng tế - người mà bà coi là chỗ dựa và nguồn sức mạnh lớn nhất.

Nguồn: Tổng hợp

Chia sẻ