Sốc với clip học sinh cấp 2 đánh bài ăn tiền, văng tục trong lớp
Ngay trong lớp học, một nhóm học sinh đeo khăn quàng đỏ vô tư túm tụm đánh bài ăn tiền, văng tục, chửi bậy “hồn nhiên” như thể đó là chuyện thường ngày.
Clip “Mặc kệ cô giáo, học sinh hồn nhiên chơi bài” vừa được post lại tối qua 28/4 trên một tài khoản Facebook. Chỉ hơn 12 tiếng sau khi clip được post, tại Facebook này đã ghi nhận gần 600 lượt like, hơn 50 lượt share và gần 300 comment.
Đoạn clip có thời lượng gần 2 phút, được cho là do một học sinh trong lớp quay, ghi lại cảnh nhóm học sinh vô tư chơi bài ăn tiền, văng tục chửi bậy trong lớp học. Clip được mở đầu bằng hình ảnh một nhóm học sinh khoảng lớp 7 lớp 8, gồm cả nam lẫn nữ, vẫn đang đeo khăn quàng đỏ, túm tụm lại với nhau chơi bài ăn tiền ngay trong lớp. Hành động này được khá nhiều học sinh khác hưởng ứng, đến xung quanh để xem và... cổ vũ.
Các học sinh này vô tư chơi bài trong lớp.
Một nữ sinh đứng lên “làm cái” và chia bài khá điêu luyện cho các “tay chơi”. Các học sinh ngang nhiên chơi bài trong lớp, thỉnh thoảng lại văng tục, chửi bậy, tranh luận với nhau về các mánh lới đánh bài.
Vừa chơi, các em vừa văng tục, tranh cãi nhau về các "nước" đi.
Khi ván bài kết thúc, nữ sinh “làm cái” mở quyển vở, bên trong kẹp rất nhiều tiền để trả cho các “tay chơi”. Sau đó, nữ sinh này đốp chát với một người bạn: “50 nghìn, trừ tiền nợ vừa nãy thua, bây giờ trả tao 16 nghìn đây” Qua những trao đổi và hành động của các học sinh trong đoạn clip, có thể thấy hành động này thường xuyên diễn ra trong lớp.
Nữ sinh cầm "cái" (bên phải).
Ngoài nhóm bạn đang chơi bài và những “cổ động viên”, nhiều học sinh khác trong lớp cũng có mặt. Có em vẫn ngồi học bài nghiêm túc xung quanh, có em đang đùa giỡn nhau, nên có thể đoán clip này được ghi trong giờ ra chơi.
Trong lớp, một số học sinh đang chơi đùa ...
... một số khác ngồi học bài
Điều gây sốc nhất ở clip nói trên, dù có được ghi lại trong giờ ra chơi thật, là ngoài các học sinh còn có một nhân vật khác đứng trên bục giảng. Người phụ nữ này được cho là giáo viên của lớp và có vẻ đang chuẩn bị cho giờ dạy tiếp theo. Tuy nhiên, người phụ nữ không hề có phản ứng gì trước chuyện các học sinh ngang nhiên chơi bài ăn tiền cũng như không có biện pháp nào ngăn chặn hành động sai trái đó.
Trên bục giảng, (người được cho là) giáo viên cầm quyển vở ghi chép nhưng không có phản ứng gì trước hành động của nhóm học sinh.
Cộng đồng mạng có nhiều ý kiến xoay quanh clip này, chủ yếu là cảm thấy sốc và cực lực lên án những em học sinh trên cũng như cô giáo. Thành viên Leelongnb M... bức xúc cho rằng, hiện tượng này là “nỗi nhục của ngành giáo dục”. Thánh viên Square L... cũng khó chịu: “Đã chơi bài rồi còn đeo khăn đỏ. Làm xấu chiếc khăn quá!”. Quá sốc, thành viên Hoàng Tử A... cũng thở dài: “Bây giờ con gái mở miệng ra là nói bậy, thiếu văn hóa quá.” Nhiều thành viên lên tiếng phải truy ra nguồn gốc của clip cũng như danh tính của các “tay chơi” để có biện pháp xử lý.
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến bênh vực những “diễn viên” của clip. Thành viên Deeiay Giao N... cho rằng chuyện đánh bài trong lớp là “quá bình thường, không bằng trường mình”. Thành viên Manh N... thì tâm đắc nói với một số người bạn: “Ngày trước cũng như thế này nhở?”. Thành viên Buồn cũng cho rằng “Đời học sinh mà, cũng có lúc chơi đùa nghịch ngợm chứ” Những ý kiến này ít nhiều bị các thành viên khác “ném đá”, cũng có người nhân đà… thú tội: “Ngày trước mình cũng có chơi những cũng không dám công khai thế này”
Nhiều thành viên cũng bày tỏ bức xúc trước sự im lặng của “giáo viên”. Thành viên Nam CĐ bình luận: “Cô giáo này hiền thế, ở đó mà không bảo gì. Như cô giáo tôi thì các học sinh này bị mắng rồi.” Bạn Đức Li... chia sẻ: “Cô giáo trẻ quá, chắc mới ra trường, học sinh nó bắt nạt.” Cũng có thành viên bênh cô giáo: “Đây là giờ ra chơi, giáo viên chép bài trước để tý vào lớp đỡ phải chép thôi mà!” nhưng lập tức bị thành viên khác cự lại: “nhưng mà chửi bậy to quá. Cô giáo nghe thấy cũng không thèm nhắc.”
Một số thành viên cộng đồng mạng cho rằng, đây là clip được chính học sinh trong lớp quay. Một số người hoài nghi clip này là dàn dựng vì một học sinh trong nhóm đánh bài hỏi “Đang quay à?”; còn người được cho là giáo viên trên bục giảng thực chất là một học sinh khác đóng giả.
Được biết, clip này được phát tán lầu đầu trên mạng Youtube vào tháng 1/2013 và nhanh chóng lan truyền trên nhiều diễn đàn ở Việt Nam. Thông tin về danh tính của các học sinh cũng như tên ngôi trường nơi ghi clip vẫn chưa được phát hiện, nhưng theo giọng nói, có thể biết clip này được quay ở miền Bắc.
Dù clip này là giả hay thật, được ai quay và quay với mục đích gì, khó có thể chấp nhận hành động của nhóm học sinh nói trên. Việc đánh bài, đặc biệt là đánh bài ăn tiền cũng như văng tục, chửi bậy đều là những hành động không phù hợp với lứa tuổi của các em, huống hồ, những hành vi xấu ấy lại được thực hiện ngay trong môi trường sư phạm một cách thản nhiên và được cổ vũ. Những clip tương tự như clip học sinh diễn cảnh "người lớn", clip đánh hội đồng, lột quần áo bạn... được lan truyền trên các trang mạng xã hội, diễn đàn phần nào là những tiếng chuông báo động, cảnh báo cho người lớn, đặc biệt là các bậc phụ huynh và giáo viên về một "khuôn mặt" khác của trẻ nhỏ.
Đoạn clip có thời lượng gần 2 phút, được cho là do một học sinh trong lớp quay, ghi lại cảnh nhóm học sinh vô tư chơi bài ăn tiền, văng tục chửi bậy trong lớp học. Clip được mở đầu bằng hình ảnh một nhóm học sinh khoảng lớp 7 lớp 8, gồm cả nam lẫn nữ, vẫn đang đeo khăn quàng đỏ, túm tụm lại với nhau chơi bài ăn tiền ngay trong lớp. Hành động này được khá nhiều học sinh khác hưởng ứng, đến xung quanh để xem và... cổ vũ.
Các học sinh này vô tư chơi bài trong lớp.
Vừa chơi, các em vừa văng tục, tranh cãi nhau về các "nước" đi.
Nữ sinh cầm "cái" (bên phải).
Trong lớp, một số học sinh đang chơi đùa ...
... một số khác ngồi học bài
Trên bục giảng, (người được cho là) giáo viên cầm quyển vở ghi chép nhưng không có phản ứng gì trước hành động của nhóm học sinh.
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến bênh vực những “diễn viên” của clip. Thành viên Deeiay Giao N... cho rằng chuyện đánh bài trong lớp là “quá bình thường, không bằng trường mình”. Thành viên Manh N... thì tâm đắc nói với một số người bạn: “Ngày trước cũng như thế này nhở?”. Thành viên Buồn cũng cho rằng “Đời học sinh mà, cũng có lúc chơi đùa nghịch ngợm chứ” Những ý kiến này ít nhiều bị các thành viên khác “ném đá”, cũng có người nhân đà… thú tội: “Ngày trước mình cũng có chơi những cũng không dám công khai thế này”
Nhiều thành viên cũng bày tỏ bức xúc trước sự im lặng của “giáo viên”. Thành viên Nam CĐ bình luận: “Cô giáo này hiền thế, ở đó mà không bảo gì. Như cô giáo tôi thì các học sinh này bị mắng rồi.” Bạn Đức Li... chia sẻ: “Cô giáo trẻ quá, chắc mới ra trường, học sinh nó bắt nạt.” Cũng có thành viên bênh cô giáo: “Đây là giờ ra chơi, giáo viên chép bài trước để tý vào lớp đỡ phải chép thôi mà!” nhưng lập tức bị thành viên khác cự lại: “nhưng mà chửi bậy to quá. Cô giáo nghe thấy cũng không thèm nhắc.”
Một số thành viên cộng đồng mạng cho rằng, đây là clip được chính học sinh trong lớp quay. Một số người hoài nghi clip này là dàn dựng vì một học sinh trong nhóm đánh bài hỏi “Đang quay à?”; còn người được cho là giáo viên trên bục giảng thực chất là một học sinh khác đóng giả.
Được biết, clip này được phát tán lầu đầu trên mạng Youtube vào tháng 1/2013 và nhanh chóng lan truyền trên nhiều diễn đàn ở Việt Nam. Thông tin về danh tính của các học sinh cũng như tên ngôi trường nơi ghi clip vẫn chưa được phát hiện, nhưng theo giọng nói, có thể biết clip này được quay ở miền Bắc.
Dù clip này là giả hay thật, được ai quay và quay với mục đích gì, khó có thể chấp nhận hành động của nhóm học sinh nói trên. Việc đánh bài, đặc biệt là đánh bài ăn tiền cũng như văng tục, chửi bậy đều là những hành động không phù hợp với lứa tuổi của các em, huống hồ, những hành vi xấu ấy lại được thực hiện ngay trong môi trường sư phạm một cách thản nhiên và được cổ vũ. Những clip tương tự như clip học sinh diễn cảnh "người lớn", clip đánh hội đồng, lột quần áo bạn... được lan truyền trên các trang mạng xã hội, diễn đàn phần nào là những tiếng chuông báo động, cảnh báo cho người lớn, đặc biệt là các bậc phụ huynh và giáo viên về một "khuôn mặt" khác của trẻ nhỏ.