So sánh hình tượng yêu tinh xinh đẹp trong 3 phiên bản "Tây Du Ký"

Bài Phong (TH),
Chia sẻ

Một điều không thể phủ nhận, phiên bản "Tây Du Ký" năm 1986 dù non kém về kỹ xảo hình ảnh nhưng lại là tác phẩm thành công nhất mà đến nay, không một phiên bản nào có thể vượt qua.

Tây Du Ký là 1 trong 4 danh tác vĩ đại nhất trong văn học cổ điển Trung Hoa và được xem là tác phẩm kinh điển nổi tiếng nhất cho thế hệ trẻ, câu chuyện xoay quanh 4 thầy trò Đường Tăng đến Tây Thiên thỉnh kinh đã là câu chuyện quen thuộc và gắn liền ký ức tuổi thơ của mọi người.

Được chuyển thể thành nhiều phiên bản điện ảnh, truyền hình và các loại hình văn hóa nghệ thuật khác, tuy nhiên có thể nói tác phẩm truyền hình Tây Du Ký năm 1986 của đạo diễn Dương Khiết là thành công nhất. Hình tượng của Tôn Ngộ Không, Đường Tăng, Quan Âm, Phật Tổ Như Lai... trong phim đã trở thành kinh điển và không một tác phẩm nào sau đó có thể thay thế được trong lòng người hâm mộ.

Cùng so sánh và ngắm nhìn lại hình tượng nhân vật trong tác phẩm nổi tiếng này và hai phiên bản Tây Du Ký gây tranh cãi nhiều nhất gần đây của đài truyền hình Triết Giang và đạo diễn Trương Kỷ Trung vừa ra mắt.

Bạch Cốt Tinh

Dương Xuân Hà trong phiên bản kinh điển nắm 1986 với ánh mắt sắc lạnh vừa xuất hiện đã khiến khán giả giật mình dù tạo hình không cầu kì.

Hàn Tuyết trong phiên bản Triết Giang với nét đẹp rạng ngời trẻ trung

An Dĩ Hiên trong phiên bản của Trương Kỷ Trung được khán giả mệnh danh là "Bạch Cốt Tinh đẹp nhất trong lịch sử"

Nhền Nhện Tinh

Tạo hình Nhền Nhện Tinh trong phiên bản Triết Giang được xem là quái gở nhất khi gắn cả hình nộm con nhện khổng lồ trên đầu quá lộ liễu, trang phục bị chê là khá dung tục.

Phiên bản của Trương Kỷ Trung khiến khán giả lắc đầu ngán ngẩm với những hình ảnh khoe da thịt nhạy cảm.

Nhền Nhện Tinh trong phiên bản kinh điển 1986 xem ra lại có vẻ "ngoan hiền" nhất
 
Thiết Phiến Công Chúa

Nhân vật Thiết Phiến Công Chúa của Vương Phụng Hà trong phiên bản năm 1986 được xem là thành công nhất, dù sau này có khá nhiều diễn viên thể hiện trong kinh kịch, điện ảnh truyền hình nhưng vẫn không vượt qua được hình ảnh kinh điển của cô.

Lưu Tư trong phiên bản Triết Giang lại có ngoại hình đoan trang mộc mạc nhưng khá non nớt.

Vai công chúa Thiết Phiến của Hồ Khả trong phiên bản Trương Kỷ Trung tạo điểm nhấn riêng nhờ diễn xuất dày dạn kinh nghiệm của cô.

Ngọc Thố Tinh

Diễn viên Lý Ngọc lần đầu tiên thể hiện đóng phim đã nhận vai thỏ ngọc trong phiên bản Tây Du Ký kinh điển năm 1986, vai diễn thành công đến nỗi đã trở thành nhân vật tiêu biểu trong sự nghiệp diễn xuất của cô.

Trần Đức Dung vào vai Ngọc Thố Tinh trong phiên bản Triết Giang lại già dặn và tạo hình được xem là khác xa hình tượng của nhân vật.

Cố Hiên trong phiên bản của Trương Kỷ Trung mang vẻ đẹp sắc sảo của một cô gái Ấn Độ nhưng lại mất đi nét "yêu quái" của nhân vật.
Chia sẻ