Sợ khám bằng BHYT khi có bệnh
Việc điều chỉnh giá 400 dịch vụ y tế đã được thông báo sẽ áp dụng từ tháng 5.2012, mặc dù Bộ Y tế khẳng định sẽ không ảnh hưởng nhiều đến người dân vì đã có 62% dân số tham gia BHYT.
Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn còn 38% các đối tượng “trắng” BHYT, trong số đó đối tượng nghèo và cận nghèo không tham gia BHYT rất lớn...
38% dân số chưa tham gia BHYT
Theo BHXH Việt Nam, các đối tượng không bị ảnh hưởng lần này chính là người có công với cách mạng, trẻ em dưới 6 tuổi được Nhà nước mua thẻ BHYT, khi khám - chữa bệnh (KCB) thanh toán 100% chi phí. Các đối tượng hưu trí, người thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn đã được Nhà nước bảo đảm kinh phí để mua thẻ BHYT (14,7 triệu người thuộc đối tượng này đã được cấp thẻ BHYT, chiếm 17% dân số), được thanh toán 100% khi KCB tại trạm y tế xã; trường hợp phải chuyển lên tuyến trên được thanh toán tiền vận chuyển và được thanh toán 95% khi KCB tại các BV công lập (từ tuyến huyện trở lên). Học sinh, sinh viên (đã được Nhà nước hỗ trợ 30% để tham gia BHYT) khi KCB phải chi trả 20% chi phí (BHYT trả 80%).
Ông Phạm Lương Sơn - Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT - Bảo hiểm xã hội VN cho rằng, khi áp dụng giá viện phí mới, người bệnh sẽ được BHYT thanh toán toàn bộ mà không phải đóng thêm bất cứ một khoản thu nào khác; nhưng vẫn còn 38% dân số chưa có thẻ BHYT sẽ bị ảnh hưởng do tăng giá lần này.
Do chỉ điều chỉnh giá của 445/3.000 dịch vụ, nên các đối tượng này vẫn có khả năng chi trả. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người thuộc đối tượng này trong trường hợp mắc bệnh nặng, chi phí điều trị lớn sẽ khó có thể chi trả khi giá viện phí tăng.
Thậm chí, các đối tượng người nghèo, diện gia đình chính sách... khi áp dụng viện phí mới vẫn phải đồng chi trả 5% chi phí KCB BHYT.
Đừng vội lạc quan
Ở một khía cạnh khác cần phải nhìn nhận, đó chính là tính đến thời điểm này, 90% đối tượng cận nghèo chưa tham gia tham gia BHYT. Thực tế cho thấy, kể từ năm 2010, Nhà nước hỗ trợ cho hộ cận nghèo 50% phí bảo hiểm nhưng họ vẫn không mặn mà tham gia. Việc tăng viện phí sẽ là gánh nặng lớn khi họ chẳng may bị tật bệnh trong việc phải tự bỏ tiền túi ra chi trả.
Theo BHXH, Chính phủ đã đồng ý nâng mức hỗ trợ tối thiểu đến 70% (thay vì 50% như hiện hành) đối với các đối tượng cận nghèo khi tham gia BHYT và tiến đến đạt mục tiêu BHYT toàn dân vào năm 2014. Tuy lý thuyết là thế nhưng trên thực tế, việc tuyên truyền để đối tượng thuộc diện cận nghèo tham gia mua BHYT là điều không dễ.
Lâu nay, tại nhiều tỉnh, thành, bên cạnh việc Nhà nước hỗ trợ 50% phí bảo hiểm cho các hộ cận nghèo, nhiều nhà hảo tâm, tổ chức xã hội tham gia hỗ trợ với tổng nguồn lên đến 80% và số còn lại do đối tượng này đóng góp chỉ 20%, nhưng họ vẫn không tham gia. Minh chứng rõ nhất là con số 90% đối tượng cận nghèo không có thẻ BHYT cũng cần phải suy nghĩ.
Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh tăng giá viện phí lần này, ngành y tế cũng cần phải điều chỉnh lại thái độ ứng xử trong việc khám, điều trị, cải cách thủ tục hành chính để tránh sự phân biệt khám bệnh với những người sử dụng thẻ BHYT.
Trên thực tế, lâu nay, nhiều người có BHYT nhưng không bao giờ sử dụng đến vì chất lượng dịch vụ quá kém. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2010, quy định KCB cho bệnh nhân có bảo hiểm phải đúng tuyến để giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, khiến bệnh nhân gặp khá nhiều rắc rối, phiền hà.
Tại các BV ở TPHCM: Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Trãi, Gia Định, Chợ Rẫy, Tai - Mũi - Họng, Chấn thương chỉnh hình..., nhiều người bệnh đến khám và điều trị có thẻ BHYT vẫn không sử dụng thẻ và chấp nhận khám, điều trị dịch vụ. Thống kê mới nhất của Sở Y tế TPHCM, chỉ tính riêng tại BV Nhi Đồng 1, số bệnh nhi tự đến khám không theo phân tuyến năm 2011 lên đến 38.721 trẻ - tăng 81,5%. Trong số đó, phần lớn không sử dụng thẻ BHYT dành cho trẻ dưới 6 tuổi.
Việc tăng viện phí lần này, ngành y tế khoan vội đánh giá 62% dân số đã có thẻ BHYT sẽ không bị ảnh hưởng khi tăng giá viện phí. Thực tế cần phải nhìn nhận, nhiều người có thẻ BHYT vẫn sợ khám BHYT khi có bệnh!
38% dân số chưa tham gia BHYT
Theo BHXH Việt Nam, các đối tượng không bị ảnh hưởng lần này chính là người có công với cách mạng, trẻ em dưới 6 tuổi được Nhà nước mua thẻ BHYT, khi khám - chữa bệnh (KCB) thanh toán 100% chi phí. Các đối tượng hưu trí, người thuộc hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn đã được Nhà nước bảo đảm kinh phí để mua thẻ BHYT (14,7 triệu người thuộc đối tượng này đã được cấp thẻ BHYT, chiếm 17% dân số), được thanh toán 100% khi KCB tại trạm y tế xã; trường hợp phải chuyển lên tuyến trên được thanh toán tiền vận chuyển và được thanh toán 95% khi KCB tại các BV công lập (từ tuyến huyện trở lên). Học sinh, sinh viên (đã được Nhà nước hỗ trợ 30% để tham gia BHYT) khi KCB phải chi trả 20% chi phí (BHYT trả 80%).
Nhiều bệnh nhân đến khám tại BV Chấn thương chỉnh hình TPHCM bỏ thẻ BHYT để được khám dịch vụ. Ảnh: V.T
Ông Phạm Lương Sơn - Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT - Bảo hiểm xã hội VN cho rằng, khi áp dụng giá viện phí mới, người bệnh sẽ được BHYT thanh toán toàn bộ mà không phải đóng thêm bất cứ một khoản thu nào khác; nhưng vẫn còn 38% dân số chưa có thẻ BHYT sẽ bị ảnh hưởng do tăng giá lần này.
Do chỉ điều chỉnh giá của 445/3.000 dịch vụ, nên các đối tượng này vẫn có khả năng chi trả. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người thuộc đối tượng này trong trường hợp mắc bệnh nặng, chi phí điều trị lớn sẽ khó có thể chi trả khi giá viện phí tăng.
Thậm chí, các đối tượng người nghèo, diện gia đình chính sách... khi áp dụng viện phí mới vẫn phải đồng chi trả 5% chi phí KCB BHYT.
Đừng vội lạc quan
Ở một khía cạnh khác cần phải nhìn nhận, đó chính là tính đến thời điểm này, 90% đối tượng cận nghèo chưa tham gia tham gia BHYT. Thực tế cho thấy, kể từ năm 2010, Nhà nước hỗ trợ cho hộ cận nghèo 50% phí bảo hiểm nhưng họ vẫn không mặn mà tham gia. Việc tăng viện phí sẽ là gánh nặng lớn khi họ chẳng may bị tật bệnh trong việc phải tự bỏ tiền túi ra chi trả.
Theo BHXH, Chính phủ đã đồng ý nâng mức hỗ trợ tối thiểu đến 70% (thay vì 50% như hiện hành) đối với các đối tượng cận nghèo khi tham gia BHYT và tiến đến đạt mục tiêu BHYT toàn dân vào năm 2014. Tuy lý thuyết là thế nhưng trên thực tế, việc tuyên truyền để đối tượng thuộc diện cận nghèo tham gia mua BHYT là điều không dễ.
Lâu nay, tại nhiều tỉnh, thành, bên cạnh việc Nhà nước hỗ trợ 50% phí bảo hiểm cho các hộ cận nghèo, nhiều nhà hảo tâm, tổ chức xã hội tham gia hỗ trợ với tổng nguồn lên đến 80% và số còn lại do đối tượng này đóng góp chỉ 20%, nhưng họ vẫn không tham gia. Minh chứng rõ nhất là con số 90% đối tượng cận nghèo không có thẻ BHYT cũng cần phải suy nghĩ.
Ngoài ra, nhiều ý kiến cho rằng, việc điều chỉnh tăng giá viện phí lần này, ngành y tế cũng cần phải điều chỉnh lại thái độ ứng xử trong việc khám, điều trị, cải cách thủ tục hành chính để tránh sự phân biệt khám bệnh với những người sử dụng thẻ BHYT.
Trên thực tế, lâu nay, nhiều người có BHYT nhưng không bao giờ sử dụng đến vì chất lượng dịch vụ quá kém. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2010, quy định KCB cho bệnh nhân có bảo hiểm phải đúng tuyến để giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, khiến bệnh nhân gặp khá nhiều rắc rối, phiền hà.
Tại các BV ở TPHCM: Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Trãi, Gia Định, Chợ Rẫy, Tai - Mũi - Họng, Chấn thương chỉnh hình..., nhiều người bệnh đến khám và điều trị có thẻ BHYT vẫn không sử dụng thẻ và chấp nhận khám, điều trị dịch vụ. Thống kê mới nhất của Sở Y tế TPHCM, chỉ tính riêng tại BV Nhi Đồng 1, số bệnh nhi tự đến khám không theo phân tuyến năm 2011 lên đến 38.721 trẻ - tăng 81,5%. Trong số đó, phần lớn không sử dụng thẻ BHYT dành cho trẻ dưới 6 tuổi.
Việc tăng viện phí lần này, ngành y tế khoan vội đánh giá 62% dân số đã có thẻ BHYT sẽ không bị ảnh hưởng khi tăng giá viện phí. Thực tế cần phải nhìn nhận, nhiều người có thẻ BHYT vẫn sợ khám BHYT khi có bệnh!