Sẽ "giải cứu" toàn bộ du khách bị mắc kẹt ở đảo Cô Tô trong đêm nay
Trong một nỗ lực không mệt mỏi của lực lượng hải quân, bất chấp thời tiết bất lợi, hơn 1.000 du khách mắc kẹt ở Cô Tô đã được giải cứu trong ngày 31/7 và dự kiến, khoảng 1.000 người còn lại sẽ về đất liền trong đêm nay.
Hơn 1.000 du khách mắc kẹt ở Cô Tô đã vào đất liền, thời tiết vẫn rất phức tạp
Sáng 31/7, trong chuyến tàu đầu tiên xuất phát lúc 8 giờ sáng, tàu HQ634 đã đến đảo Cô Tô (Quảng Ninh) để tiếp tục đón du khách mắc kẹt vào đất liền. Hàng nghìn du khách đã dậy sớm đứng đợi ở cầu cảng với hy vọng sẽ thoát khỏi tình trạng mắc kẹt trên đảo giữa giông bão, nước sạch và thực phẩm khan hiếm dần. Trong chuyến này, tàu đón được 174 du khách do có mưa và sóng to, gió cấp 6, thủy triều rút, tàu không thể cập cảng mà phải đậu cách đó 1 km, lúc này cũng chỉ có duy nhất 1 tàu gỗ chở tối đa 60 khách trung chuyển từ cảng ra tàu hải quân.
Khách du lịch ra cầu cảng từ sớm mong được về đất liền. (Ảnh: Kênh 14/Trí thức trẻ)
Du khách bị mắc kẹt chờ tàu ở Cô Tô về đất liền - Ảnh: Người lao động
Khoảng 16 giờ, tàu hải quân HQ634 đã quay lại và chuyến thứ hai này, tàu đón được 634 khách du lịch rời đảo Cô Tô.
Như vậy, sau 2 ngày tiếp cận, tính đến 18 giờ ngày 31/7, đã có tổng cộng 3 chuyến tàu đón được gần 1.100 du khách mắc kẹt trên đảo Cô Tô về bờ. Tuy nhiên, trên đảo vẫn còn khoảng 1.200 du khách nữa bị mắc kẹt ngoài đảo do mưa lũ.
Trung tá Trần Quốc Hoàn thông tin với Vietnamnet, trong hôm nay (31/7), toàn bộ du khách còn mắc kẹt ở Cô Tô sẽ được tàu hải quân HQ634 đưa vào đất liền, vì theo dự báo, ngày 1/8, tình hình thời tiết trên biển còn diễn biến xấu hơn.
Thời tiết tại đảo Cô Tô chưa có dấu hiệu tốt lên, vẫn còn mưa nhỏ, sóng cấp 4. Tình hình thời tiết mưa lớn kéo dài cũng tiếp tục xuất hiện tại khu vực Vân Đồn (Quảng Ninh) khiến công tác vận chuyển hành khách gặp nhiều khó khăn. Khu vực điểm đồi giữa cầu Vân Đồn 2 với cầu Vân Đồn 3 tiếp tục bị sạt lở, đất đá tràn xuống đường nên việc di chuyển từ Cẩm Phả và Vân Đồn tạm thời bị ách tắc, công tác thu dọn bùn đất vẫn đang được triển khai để cố gắng thông xe sớm nhất có thể.
Các chiến sĩ hỗ trợ người dân cập cảng an toàn. (Ảnh: Tiền phong)
UBND tỉnh Quảng Ninh cũng vừa có công văn về việc hỗ trợ đưa khách du lịch từ Cô Tô về đất liền trong đợt mưa lũ. Theo đó, hỗ trợ 1 suất ăn tối trị giá 30.000 đồng cho mỗi du khách chuyển tải từ Cô Tô về cảng Cái Rồng, Vân Đồn (chỉ áp dụng đối với du khách trở về khi trời tối) và hỗ trợ tiền xe ô tô cho du khách trở về với mức 200.000 đồng/người.
Không có chuyện “chặt chém”, đuổi du khách trong bão, hỗ trợ 200.000 đồng nếu khách hết kinh phí
Trong những ngày các du khách bị mắc kẹt trên đảo Cô Tô, ngoài chuyện thời tiết bất lợi, một trong những nỗi lo với du khách là đến ngày thứ 6, 7 sau khi mưa lũ, nhiều thực phẩm trên đảo dần khan hiếm. Những thực phẩm thông dụng như trứng, rau xanh, nước sạch giảm dần. Lượng đồ hộp trong các hàng quán cũng giảm đi. Số tiền mặt mà các du khách mang theo cũng cạn dần, trong khi các bữa ăn cũng tăng giá nhẹ. Thực phẩm khan hiếm, tăng giá cũng là nỗi lo của ngay cả người dân trên đảo, vì nguồn thực phẩm cạn dần, trong khi tàu thì không thể ra vào để cung ứng.
Trong bối cảnh đó, theo báo Gia đình & Xã hội đưa tin, một vài du khách bị mắc kẹt ở đảo Cô Tô phản ảnh mình bị “chém” 50.000 đồng/gói mì tôm khi chờ đợi tàu hải quân ở cầu cảng.
Tuy nhiên, ông Hoàng Bá Nam, Chủ tịch UBND huyện đảo Cô Tô khẳng định, không có tình trạng “chặt chém” như thế xảy ra. Các mặt hàng nhu yếu phẩm trong những ngày mưa lũ có tăng giá do khan hiếm, tình hình mưa lũ ở Quảng Ninh khiến tàu thuyền không thể đi lại, nhất là rau xanh tăng giá do mưa lũ, ngập úng kéo dài khiến hoa màu bị hư hỏng. Tuy nhiên, ông vị này khẳng định, giá thực phẩm chỉ tăng nhẹ ở mức có thể chấp nhận được chứ không đến mức tăng quá cao.
Cũng theo ông Nam, hiện lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã khẩn trương cho tàu Hải Quân chở 7 tấn rau xanh, 28.000 gói mì, gạo, thịt và một số thực phẩm khác để ứng cứu cho huyện đảo Cô Tô.
Một thông tin khác cũng được ông Nam đính chính, đó là chuyện một số du khách phản ảnh, một khách sạn ở Cô Tô đã “đuổi” họ ra giữa cơn mưa bão vì khi hết hợp đồng để đón khách từ đất liền ra. Ông này cho rằng, đây là chuyện hiểu nhầm giữa hướng dẫn viên du lịch và lễ tân khách sạn.
Theo đó, đoàn khách 40 người của một công ty du lịch nghỉ tại 10 phòng của khách sạn T.H.. Khi đến ngày kết thúc hợp đồng, 26/7, nhân viên khách sạn đã yêu cầu đến dọn phòng để đón khách từ đất liền ra. Nếu sau đó, khách trong đất liền không ra được thì khách sạn sẽ tiếp tục cho đoàn này tiếp tục thuê phòng và giảm giá 30% như quy định. Tuy nhiên, hướng dẫn viên của đoàn không ở lại nên đã đưa đoàn sang nghỉ ở nơi khác.
Cũng liên quan đến chuyện “bắt bí” du khách bị mắc kẹt tại đảo Cô Tô, hôm 30/7, khách du lịch bị mắc kẹt, rời đảo Cô Tô trên chuyến tàu Hải quân 634 đầu tiên về đất liền phản ảnh, khi đến khu vực Cửa Đối, họ được chuyển tải sang tàu du lịch để về cảng Cái Rồng (huyện Vân Đồn) và đã có nhà tàu thu của họ 100.000 đồng/người phí vận chuyển.
Trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết thường khách du lịch mua vé 2 chiều từ Vân Đồn ra Cô Tô và ngược lại. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chỉ mua vé đi Cô Tô. Lợi dụng kẽ hở này, nhà tàu đã thu tiền của khách chưa mua vé về. Đến ngày 31/7, vấn đề này đã được xử lý triệt để.
Niềm vui của du khách khi tàu vào đến bờ. (Ảnh: báo Quảng Ninh)
Sáng 31/7, chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương về việc tiếp tục ứng phó với mưa lụt, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ huy PCTT&TKCN Nguyễn Đức Long nhấn mạnh, cần đảm bảo an toàn giao thông, trong đó có việc di chuyển du khách từ Cô Tô vào đất liền không được phép lấy tiền của du khách. Về đến Cẩm Phả, nếu du khách hết kinh phí, tỉnh sẽ hỗ trợ mỗi du khách 200.000 đồng.
Sáng 31/7, trong chuyến tàu đầu tiên xuất phát lúc 8 giờ sáng, tàu HQ634 đã đến đảo Cô Tô (Quảng Ninh) để tiếp tục đón du khách mắc kẹt vào đất liền. Hàng nghìn du khách đã dậy sớm đứng đợi ở cầu cảng với hy vọng sẽ thoát khỏi tình trạng mắc kẹt trên đảo giữa giông bão, nước sạch và thực phẩm khan hiếm dần. Trong chuyến này, tàu đón được 174 du khách do có mưa và sóng to, gió cấp 6, thủy triều rút, tàu không thể cập cảng mà phải đậu cách đó 1 km, lúc này cũng chỉ có duy nhất 1 tàu gỗ chở tối đa 60 khách trung chuyển từ cảng ra tàu hải quân.
Khách du lịch ra cầu cảng từ sớm mong được về đất liền. (Ảnh: Kênh 14/Trí thức trẻ)
Như vậy, sau 2 ngày tiếp cận, tính đến 18 giờ ngày 31/7, đã có tổng cộng 3 chuyến tàu đón được gần 1.100 du khách mắc kẹt trên đảo Cô Tô về bờ. Tuy nhiên, trên đảo vẫn còn khoảng 1.200 du khách nữa bị mắc kẹt ngoài đảo do mưa lũ.
Trung tá Trần Quốc Hoàn thông tin với Vietnamnet, trong hôm nay (31/7), toàn bộ du khách còn mắc kẹt ở Cô Tô sẽ được tàu hải quân HQ634 đưa vào đất liền, vì theo dự báo, ngày 1/8, tình hình thời tiết trên biển còn diễn biến xấu hơn.
Sóng dập dềnh kèm theo mưa lớn khiến việc di dời du khách sang tàu khác gặp khó khăn - Ảnh: Tuổi trẻ
Thời tiết tại đảo Cô Tô chưa có dấu hiệu tốt lên, vẫn còn mưa nhỏ, sóng cấp 4. Tình hình thời tiết mưa lớn kéo dài cũng tiếp tục xuất hiện tại khu vực Vân Đồn (Quảng Ninh) khiến công tác vận chuyển hành khách gặp nhiều khó khăn. Khu vực điểm đồi giữa cầu Vân Đồn 2 với cầu Vân Đồn 3 tiếp tục bị sạt lở, đất đá tràn xuống đường nên việc di chuyển từ Cẩm Phả và Vân Đồn tạm thời bị ách tắc, công tác thu dọn bùn đất vẫn đang được triển khai để cố gắng thông xe sớm nhất có thể.
Các chiến sĩ hỗ trợ người dân cập cảng an toàn. (Ảnh: Tiền phong)
UBND tỉnh Quảng Ninh cũng vừa có công văn về việc hỗ trợ đưa khách du lịch từ Cô Tô về đất liền trong đợt mưa lũ. Theo đó, hỗ trợ 1 suất ăn tối trị giá 30.000 đồng cho mỗi du khách chuyển tải từ Cô Tô về cảng Cái Rồng, Vân Đồn (chỉ áp dụng đối với du khách trở về khi trời tối) và hỗ trợ tiền xe ô tô cho du khách trở về với mức 200.000 đồng/người.
Không có chuyện “chặt chém”, đuổi du khách trong bão, hỗ trợ 200.000 đồng nếu khách hết kinh phí
Trong những ngày các du khách bị mắc kẹt trên đảo Cô Tô, ngoài chuyện thời tiết bất lợi, một trong những nỗi lo với du khách là đến ngày thứ 6, 7 sau khi mưa lũ, nhiều thực phẩm trên đảo dần khan hiếm. Những thực phẩm thông dụng như trứng, rau xanh, nước sạch giảm dần. Lượng đồ hộp trong các hàng quán cũng giảm đi. Số tiền mặt mà các du khách mang theo cũng cạn dần, trong khi các bữa ăn cũng tăng giá nhẹ. Thực phẩm khan hiếm, tăng giá cũng là nỗi lo của ngay cả người dân trên đảo, vì nguồn thực phẩm cạn dần, trong khi tàu thì không thể ra vào để cung ứng.
Trong bối cảnh đó, theo báo Gia đình & Xã hội đưa tin, một vài du khách bị mắc kẹt ở đảo Cô Tô phản ảnh mình bị “chém” 50.000 đồng/gói mì tôm khi chờ đợi tàu hải quân ở cầu cảng.
Tuy nhiên, ông Hoàng Bá Nam, Chủ tịch UBND huyện đảo Cô Tô khẳng định, không có tình trạng “chặt chém” như thế xảy ra. Các mặt hàng nhu yếu phẩm trong những ngày mưa lũ có tăng giá do khan hiếm, tình hình mưa lũ ở Quảng Ninh khiến tàu thuyền không thể đi lại, nhất là rau xanh tăng giá do mưa lũ, ngập úng kéo dài khiến hoa màu bị hư hỏng. Tuy nhiên, ông vị này khẳng định, giá thực phẩm chỉ tăng nhẹ ở mức có thể chấp nhận được chứ không đến mức tăng quá cao.
Cũng theo ông Nam, hiện lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã khẩn trương cho tàu Hải Quân chở 7 tấn rau xanh, 28.000 gói mì, gạo, thịt và một số thực phẩm khác để ứng cứu cho huyện đảo Cô Tô.
Một thông tin khác cũng được ông Nam đính chính, đó là chuyện một số du khách phản ảnh, một khách sạn ở Cô Tô đã “đuổi” họ ra giữa cơn mưa bão vì khi hết hợp đồng để đón khách từ đất liền ra. Ông này cho rằng, đây là chuyện hiểu nhầm giữa hướng dẫn viên du lịch và lễ tân khách sạn.
Theo đó, đoàn khách 40 người của một công ty du lịch nghỉ tại 10 phòng của khách sạn T.H.. Khi đến ngày kết thúc hợp đồng, 26/7, nhân viên khách sạn đã yêu cầu đến dọn phòng để đón khách từ đất liền ra. Nếu sau đó, khách trong đất liền không ra được thì khách sạn sẽ tiếp tục cho đoàn này tiếp tục thuê phòng và giảm giá 30% như quy định. Tuy nhiên, hướng dẫn viên của đoàn không ở lại nên đã đưa đoàn sang nghỉ ở nơi khác.
Cũng liên quan đến chuyện “bắt bí” du khách bị mắc kẹt tại đảo Cô Tô, hôm 30/7, khách du lịch bị mắc kẹt, rời đảo Cô Tô trên chuyến tàu Hải quân 634 đầu tiên về đất liền phản ảnh, khi đến khu vực Cửa Đối, họ được chuyển tải sang tàu du lịch để về cảng Cái Rồng (huyện Vân Đồn) và đã có nhà tàu thu của họ 100.000 đồng/người phí vận chuyển.
Trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, cho biết thường khách du lịch mua vé 2 chiều từ Vân Đồn ra Cô Tô và ngược lại. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chỉ mua vé đi Cô Tô. Lợi dụng kẽ hở này, nhà tàu đã thu tiền của khách chưa mua vé về. Đến ngày 31/7, vấn đề này đã được xử lý triệt để.
Niềm vui của du khách khi tàu vào đến bờ. (Ảnh: báo Quảng Ninh)
Sáng 31/7, chủ trì cuộc họp trực tuyến với các địa phương về việc tiếp tục ứng phó với mưa lụt, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ huy PCTT&TKCN Nguyễn Đức Long nhấn mạnh, cần đảm bảo an toàn giao thông, trong đó có việc di chuyển du khách từ Cô Tô vào đất liền không được phép lấy tiền của du khách. Về đến Cẩm Phả, nếu du khách hết kinh phí, tỉnh sẽ hỗ trợ mỗi du khách 200.000 đồng.