Sau tất cả, là số phận bi đát của những tấm ảnh cưới: Hết chặn rác che bếp lại đến làm bạt chống nắng

Lynk,
Chia sẻ

“Biết đâu sớm mai nắng anh phơi cuộc tình”...

Sau tấm hình ngọt ngào lãng mạn về đôi bạn trẻ cùng nhau đứng ngắm mưa trong khu tập thể Bách Khoa khiến người người nhà nhà xao xuyến bồi hồi, dân tình lại vừa chuyển sang mê mệt xuýt xoa với tác phẩm có tựa đề cực quyến rũ – “Biết đâu sớm mai nắng anh phơi cuộc tình” trên diễn đàn lớn dành cho giới mê nghệ thuật nhiếp ảnh.

ảnh cưới vứt đi
Bức ảnh tinh tế đang đốn tim cộng đồng mạng.

Đó là một buổi sáng đầy nắng mai hiếm hoi cuối tháng 8, khi bão vừa đi qua và những cơn mưa rào vẫn ngấp nghé đổ xuống bất cứ lúc nào. Trong khu tập thể cổ Văn Chương, ở ngõ Văn Chương (Đống Đa, Hà Nội), dưới cái ô tò vò của chiếc cầu thang cũ kỹ là một cụ ông đang lom khom làm gì đó giống như nấu bếp. Màu thời gian phủ khắp cả bức hình, với tường gạch ố vàng xám xịt, bong từng mảng.

Giữa khung cảnh già nua cũ kỹ ấy, lại xuất hiện một thứ rất nổi bật, ấn tượng, thu hút sự chú ý của tất cả những ai trông thấy ảnh - đó là tấm vải đỏ chót như cờ Tổ quốc, đằng trước in… ảnh cưới của một đôi vợ chồng trẻ.

Các thành viên diễn đàn vừa ngắm nghía bức hình, vừa khen ngợi hết lời vì sự trong trẻo, yên bình mà nó đem lại. Ẩn hiện trong đó, còn có ý nghĩa sâu xa về tấm vải in hình cưới bị đem ra để… che nắng nữa, mang lại nụ cười nhẹ nhàng cho mọi người.

“Hà Nội thật cổ kính, con người cảnh vật gì cũng quá là yêu”. Bạn Bống Bang thốt lên.

“Like mạnh cái tựa đề, rất hay, gợi cảm xúc”. Thành viên Duong Hoa My tỏ ra ngưỡng mộ.

Cũng có tâm hồn lãng mạn nào đó thưởng thức xong bức ảnh lại sinh nỗi cảm tác, đề thơ: “Biết đâu sớm mai gió tan cơn mộng lành”.

ảnh cưới vứt đi
Không biết mất bao lâu thì tác giả nghĩ được cái tựa đề quá tuyệt như kia cho bức ảnh.

Chia sẻ về tác phẩm để đời đang gây sốt mạng, cùng chi tiết tấm vải in hình cưới được mang ra che nắng, nhiếp ảnh gia Bao Vu (sinh năm 1977) cho biết: “Bức hình đó in bằng bạt ngoài trời, người ta hay dùng in quảng cáo đó, vì nắng to quá nên ông cụ mang ra che.

Theo mình quan sát thì bức ảnh trên bạt đó được làm từ khá lâu rồi, khi công nghệ ảnh cưới chưa phát triển như bây giờ, ai không có điều kiện sẽ in ảnh cưới lên bạt để tiết kiệm chi phí. Giờ thì nhiều chất liệu tốt, xịn hơn nên người ta không còn làm ảnh kiểu này nữa”.

Thông tin thêm về cặp đôi trong ảnh khiến dân mạng tò mò, tác giả nói: “Ông cụ khoảng tầm 80 tuổi nên mình đoán trên đó là ảnh con trai của cụ, vợ chồng họ chắc giờ cũng tầm trung niên rồi, vậy là cái ảnh đó cũng phải cách đây trên dưới 20 năm”.

Có một bí mật nho nhỏ là bức ảnh nhẹ nhàng hài hước này được chụp bằng máy phim cổ Pratika của Đức, và phim là FuJifilm SP-3000, không phải máy ảnh kỹ thuật số, nên nước ảnh khá đẹp. Những người rành về nhiếp ảnh sẽ hiểu máy móc quan trọng trong việc tạo ra thành quả thế nào, chiếc Pratika cổ chỉ chụp được theo kiểu một lần một chiếc, nên có thể thấy tác giả đã khá kỳ công mới chộp được khoảnh khắc độc đáo như trên.

Chi tiết gây chú ý nhất trong hình là tấm vải đỏ in cặp vợ chồng ngày cưới, quả thực xứng đáng góp mặt vào danh sách những kỷ vật kết hôn có số phận đáng thương. Thậm chí, nó còn độc nhất vô nhị vì không hề giống tấm ảnh cưới nào thường thấy bây giờ. Tuy nhiên, nó vẫn khá khẩm hơn những tấm ảnh cưới dưới đây:

ảnh cưới vứt đi

ảnh cưới vứt đi
Sau bao năm phục vụ với vai trò kỷ vật thiêng liêng của các cặp vợ chồng, ảnh cưới cũng chỉ để... che bếp.

ảnh cưới vứt đi
Chuẩn bị mổ xẻ đi... đốt bếp.

ảnh cưới vứt đi

ảnh cưới vứt đi

ảnh cưới vứt đi
Thê thảm hơn là những tấm ảnh cưới phải kết thúc vòng đời trong bãi rác.

ảnh cưới vứt đi
Chia sẻ