Sau khi dịch bệnh bị đẩy lùi, cha mẹ nên giúp con hình thành tư duy độc lập như thế nào?

Thanh Hương,
Chia sẻ

Sau một thời gian nghỉ dịch, nhiều trẻ nhỏ đã quen với nếp sống chậm và khó lấy lại cân bằng khi đi học trở lại. Làm thế nào để giúp trẻ hình thành tư duy độc lập và sớm quay lại cuộc sống thường ngày là vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm.

Thời gian trước, do những ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên trẻ nhỏ đã được trải nghiệm "kỳ nghỉ Tết dài nhất lịch sử". Thời khóa biểu bị xáo trộn, thời gian rảnh rỗi quá nhiều khiến không ít trẻ trở nên chậm chạp, lười biếng hơn. Sau những ngày "sống chậm", trẻ nhỏ dần quay trở lại trường, gặp gỡ bạn bè, thầy cô và tiếp tục công việc học tập. 

Tuy nhiên từng ấy điều cũng không thể giúp trẻ kịp thích ứng, bắt nhịp với nếp sống trước dịch. Nhiều trẻ vẫn quen thói thức khuya, dậy muộn, ngáp ngắn, ngáp dài trong lớp học. Lại có em cảm thấy ngỡ ngàng khi phải đến trường đi học trở lại và luôn quyến luyến quãng thời gian nghỉ lúc trước. Bên cạnh đó, không ít trẻ nảy sinh tính chây ì, lười biếng và phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ trong các công việc sinh hoạt hàng ngày.

Để trẻ quay trở lại nhịp sống cũ thì việc trở lại trường thôi là chưa đủ. Bố mẹ cần có sự tác động cho con về mặt tư tưởng. Cụ thể là việc giúp con hình thành tư duy độc lập, trở nên nhanh nhẹn hơn cả về mặt thể chất và tinh thần bằng 4 cách sau:

1. Dạy con biết chờ đợi

Chờ đợi là một kỹ năng sống quan trọng mà bố mẹ cần dạy cho con từ nhỏ. Thông qua việc chờ đợi, con sẽ học được nhiều về các phép lịch sự tối thiểu, khuyến khích các hành vi tích cực, tăng khả năng giao tiếp, ứng xử,... Mặc dù dạy trẻ chờ đợi chưa bao giờ là điều dễ dàng nhưng bố mẹ vẫn có thể rèn giũa cho con thông qua những hoạt động, tình huống hàng ngày.

Dạy con hiểu về thời gian: Để con biết chờ đợi, điều đầu tiên bố mẹ cần làm là dạy con hiểu các khái niệm về thời gian. Hãy chỉ cho con thấy sự khác nhau giữa 10 phút, 30 phút và 1 tiếng. Bố mẹ có thể áp dụng những điều này vào các tình huống thực tế. Chẳng hạn như đặt ra các mốc thời gian với con: "Xem tivi thêm 10 phút nữa rồi đi ngủ nhé", "30 phút nữa con phải ngồi vào bàn học",...

Sau khi dịch bệnh bị đẩy lùi, cha mẹ nên giúp con hình thành tư duy độc lập như thế nào? - Ảnh 1.

Dạy con những trò chơi có thể chơi một mình: Chơi một mình không đồng nghĩa với việc khiến con trở nên nhút nhát, rụt rè. Đôi khi việc chơi đùa một mình sẽ giúp con học cách tự tìm, sáng tạo niềm vui cho mình. Tất nhiên, bạn cần đặt ra những trò chơi được phép cho con chẳng hạn như tô màu, đọc sách, giải câu đố. Bố mẹ tuyệt đối không để con một mình và làm bạn với tivi, iPad,...

Dạy con biết chờ đợi những sự kiện, ngày lễ lớn: Mọi đứa trẻ đều mong chờ đến các ngày lễ lớn như sinh nhật, giáng sinh,... để được bố mẹ tặng quà. Tuy nhiên, do chưa ý thức được khái niệm thời gian nên trẻ thường hỏi đi hỏi lại bố mẹ khi nào mới đến ngày lễ.

Bố mẹ có thể tận dụng luôn bản tính tò mò này để dạy con bài học về sự chờ đợi. Cụ thể hãy mua cho con một quyển lịch, chỉ rõ ngày lễ và dạy con tính xem còn bao nhiêu lâu thì đến ngày lễ. Mỗi khi đến cột mốc đó, bố mẹ có thể tặng cho con một món quà nho nhỏ. Điều này cũng giúp con hiểu muốn đạt được những điều tương tự thì cần phải biết chờ đợi.

2. Khích lệ con tự tìm giải pháp

Mỗi khi con gặp rắc rối, nhiều bậc cha mẹ thường có thói quen "xông pha", giúp con giải quyết luôn vấn đề. Tất nhiên bố mẹ tự làm thì đỡ tốn thời gian hơn con tự loay hoay tìm giải pháp. Nhưng về lâu về dài việc được giúp đỡ quá nhiều sẽ khiến con không thể sống độc lập và nảy sinh bản tính ỷ lại, dựa dẫm vào người lớn. Đây là một trở ngại lớn trong cuộc sống sau này của con, đặc biệt là khi sống một mình, phải rời xa vòng tay chăm sóc của bố mẹ.

Thay vì làm giúp, bố mẹ hãy ở bên quan sát, khích lệ con tự tìm giải pháp. Đừng chỉ luôn đáp án mà hãy đưa cho các manh mối, từ đó gợi ý khả năng suy nghĩ, giải quyết vấn đề của con. Chẳng hạn khi con làm sai bài tập, bố mẹ hãy gợi ý: "Hay là con thử giải bằng cách này xem sao". Khi con làm đúng, bố mẹ hãy lập tức khen ngợi, để con thấy được sự nỗ lực, kiên trì của mình đã đem lại thành quả tốt như nào.

Con có thể thất bại 1 lần, 2 lần, thậm chí 3, 4 lần nhưng dần dần con sẽ rèn luyện được tính độc lập, biết suy nghĩ, cân nhắc các giải pháp và không ỷ lại vào bố mẹ.

Sau khi dịch bệnh bị đẩy lùi, cha mẹ nên giúp con hình thành tư duy độc lập như thế nào? - Ảnh 2.

3. Cho con thời gian rảnh rỗi một mình

Nhiều cha mẹ thường không hài lòng khi thấy con có nhiều thời gian rảnh rỗi, không làm gì cả. Họ nghĩ rằng đó là lãng phí thời gian và cố gắng sắp xếp thêm cho con các lịch trình học tập, hoạt động ngoại khóa,... Điều này thực chất chẳng những không giúp ích mà còn khiến con mệt mỏi. Đến một mức độ stress nào đó, con sẽ trở nên lười biếng và không muốn làm bất kỳ việc gì.

Bố mẹ thông minh hãy cho con những khoảng thời gian rảnh rỗi một mình. Miễn sao con không dùng khoảng thời gian đó để sa đà vào trò chơi điện tử, tivi, các món đồ công nghệ. Nếu cần, bố mẹ có thể hướng dẫn con sắp xếp, sử dụng thời gian rảnh rỗi đúng cách. Đôi khi những hoạt động trong thời gian rảnh có thể khiến con học được tính sáng tạo và cả tự lập hơn.

Sau khi dịch bệnh bị đẩy lùi, cha mẹ nên giúp con hình thành tư duy độc lập như thế nào? - Ảnh 3.

4. Biến những thứ con mơ ước thành động lực

Bố mẹ có thể giúp con học được tính độc lập bằng cách treo phần thưởng khi con đạt được mục tiêu nào đó. Chẳng hạn con thích một chiếc máy bay đồ chơi, bố mẹ có thể mua tặng nếu con tự làm được một bài toán khó hay hoàn thành công việc nhà đã giao. Hãy biến những con mơ ước thành động lực, giúp con rèn được tính độc lập, trở nên chăm chỉ hơn.

Tuy nhiên việc trao thưởng cần có nguyên tắc và khuôn khổ. Nếu lạm dụng, con có thể bị nhiễm tính thực dụng. Khi không được treo thưởng, con cũng mất động lực phấn đấu.

Sữa nước Nestlé với công thức Nutristrong độc quyền từ Nestlé Thụy Sỹ. Mỗi hộp sữa Nestlé cung cấp 25% nhu cầu canxi mỗi ngày giúp xương chắc khỏe, cho cơ thể mạnh mẽ luôn đồng hành cùng ý chí của bé.

Sữa Nestlé giới thiệu bốn hương vị thơm ngon cho bé gồm sữa trắng có đường, sữa trắng ít đường, sữa việt quất và sữa dâu trắng.

Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng trong các lựa chọn thức uống dinh dưỡng, Nestlé đồng thời ra mắt sữa chua uống dinh dưỡng đầu tiên có chứa tổ yến Nestlé YOGU.

Mỗi hộp sữa chua Nestle YOGU có chứa tổ yến và 5 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho trẻ như Vitamin A, Vitamin D, Canxi, Kẽm & Chất Xơ; giúp trẻ Mạnh Mẽ & luôn sẵn sàng trước mọi thử thách.

Chia sẻ