Sau khi bị bố mẹ mắng, trẻ có NÓI LẠI hay IM LẶNG? Lựa chọn khác nhau quyết định tính cách, tương lai cũng rất khác nhau

Hiểu Đan,
Chia sẻ

Cha mẹ nên học cách đồng cảm khi giáo dục con cái và nhìn nhận vấn đề nhiều hơn từ góc độ của con cái.

Chăm sóc con cái là một công việc đòi hỏi sự kiên nhẫn và hướng dẫn khoa học của cha mẹ. Trong khi đó, nhiều bậc cha mẹ sẵn sàng quát mắng con vì không chịu được tiếng ồn ào, quấy khóc của chúng hay những trò nghịch ngợm, rắc rối chúng gây ra. Mặc dù mọi người đều nói về "giáo dục chất lượng" và "giáo dục ấm áp" , nhưng thực tế, rất ít bậc cha mẹ có thể thực sự kiềm chế việc la mắng con cái. 

Năm nay, con trai Hồ Tử của chị Tiểu Linh lên lớp 2, thường rất hoạt bát và đôi khi có một số hành vi nghịch ngợm. Tuy nhiên, có lần Hồ Tử cãi nhau với bạn cùng lớp vì một số vấn đề nhỏ nhặt. Người mẹ nhận được điện thoại của giáo viên liền vội vàng đến trường đưa con về nhà. Khi hỏi con đã xảy ra chuyện gì thì Hồ Tử khẳng định mình không có lỗi, đó là lỗi của các bạn trong lớp.

Dù vậy, chị Lưu Linh vẫn chỉ trích nặng nề con, không ngờ cậu bé không những không thấy có lỗi mà còn cãi lại tay đôi. Điều này khiến người mẹ cảm thấy rất bất lực và không biết phải giáo dục Hồ Tử như thế nào. Chị lên mạng tâm sự và xin giải pháp. Câu chuyện cũng nhận về rất nhiều ý kiến trái chiều. 

Sau khi bị bố mẹ mắng, trẻ có NÓI LẠI hay IM LẶNG? Lựa chọn khác nhau quyết định tính cách, tương lai cũng rất khác nhau  - Ảnh 1.

Trên thực tế, không phải đứa trẻ nào bị la cứ im lặng chịu trận cũng là điều tốt. (Ảnh minh họa)

Một người kể, có hôm đến nhà bạn gái, cô ấy hướng dẫn con bài tập về nhà, không kiềm được nóng nảy và mắng con: "Con không làm được câu hỏi đơn giản như vậy. Con đã nghe cô giáo giảng bài nghiêm túc chưa?". 

Đứa nhỏ không những sợ sệt mà còn cãi lại: "Con mới học nên chưa thành thạo. Nếu lớn lên bằng tuổi của mẹ, con nhất định sẽ làm được..." . Người mẹ vừa nghe thấy lời này, "ba máu sáu cơn" nổi lên, mắng con không làm được bài tập còn viện cớ. Người bạn phải can thiệp mới giúp tình hình dịu xuống.

Trên thực tế, không phải đứa trẻ nào bị la cứ im lặng chịu trận cũng là điều tốt. Khi con bạn bị la, chúng có im lặng hay nói lại? Phản ứng khác nhau dẫn đến tính cách và tương lai cũng khác nhau: 

1. Đứa trẻ hay nói lại

Trong mắt mọi người, đứa trẻ kiểu này thực sự cảm thấy rất không nghe lời và cảm tính. Họ cho rằng trẻ con rất thích "ngụy biện". Mỗi khi mắc lỗi, chúng đều ương bướng cãi lại cha mẹ. Trẻ con có chủ kiến riêng, cảm thấy mình đúng và bố mẹ sai nên đương nhiên sẽ chọn cách nói lại.

Tuy nhiên, trong mắt một số bậc cha mẹ, việc trẻ nói lại chỉ đơn giản là một sai lầm lớn. Họ coi trẻ em như "phụ kiện" của riêng mình và cho rằng trẻ em nên hoàn toàn vâng lời mình và không nên có ý kiến riêng. Nhưng nói lại đồng nghĩa với việc trẻ có chính kiến, thế giới quan và nhận thức của riêng mình. 

Trẻ có thể nhận ra rằng sẽ bị mắng vì nói ra suy nghĩ thật của mình, nhưng chúng vẫn can đảm bày tỏ. Trẻ thích nói lại, cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc, chủ động thiết lập mối liên hệ với xã hội và làm chủ cuộc sống của chính mình, đó là một điều tốt.

Sau khi bị bố mẹ mắng, trẻ có NÓI LẠI hay IM LẶNG? Lựa chọn khác nhau quyết định tính cách, tương lai cũng rất khác nhau  - Ảnh 2.

Trẻ thích nói lại, cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc, chủ động thiết lập mối liên hệ với xã hội và làm chủ cuộc sống của chính mình.

Cha mẹ đừng vội dùng những phương pháp thô bạo để sửa thói quen nói ngược của trẻ, bởi trẻ rất thích nói lại, điều này có lợi rất nhiều. Trẻ thích nói lại, kỹ năng diễn đạt của trẻ sẽ được nâng cao và xử lý tốt các ý kiến khác nhau

Những đứa trẻ này khi lớn lên cũng rất độc lập và ngay thẳng, tuy nhiên chúng cũng dễ bị ghen tị vì tính cách cứng cỏi của mình.

2. Trẻ chọn cách im lặng

Đối mặt với sự la mắng của cha mẹ, những đứa trẻ thấy mình yếu thế và không đủ can đảm thường không có khả năng phản kháng tốt. Nói lại đôi khi dẫn đến những lời chỉ trích và hậu quả gay gắt hơn, vì vậy một số trẻ phải chọn cách im lặng. Tuy nhiên, sự im lặng này không phải là trẻ đồng ý với cha mẹ mà là trẻ phải đầu hàng trước "uy quyền". Ngay cả khi biết bố mẹ mình đã làm gì sai, trẻ vẫn chọn cách im lặng chấp nhận lời buộc tội.

Những đứa trẻ im lặng dường như là vâng lời trên bề mặt, nhưng là nổi loạn trong trái tim và sẽ không tiết lộ những suy nghĩ thực sự của mình cho cha mẹ. Điều này không có nghĩa là chúng không có kế hoạch của riêng mình. Khi những đứa trẻ cuối cùng cũng đến lúc "bùng nổ", tình hình sẽ còn tồi tệ hơn những đứa trẻ nói lại.

Sau khi bị bố mẹ mắng, trẻ có NÓI LẠI hay IM LẶNG? Lựa chọn khác nhau quyết định tính cách, tương lai cũng rất khác nhau  - Ảnh 3.

Những đứa trẻ người im lặng dường như là vâng lời trên bề mặt, nhưng là nổi loạn trong trái tim.

Không ai biết điều gì sẽ xảy ra, nhưng có thể đoán trước rằng con cái chắc chắn sẽ không có mối quan hệ tốt với cha mẹ, và tính cách của chúng cũng trở nên đen tối hơn.

Mặc dù quan niệm khoa học về cách nuôi dạy con cái đã trở nên rất phổ biến hiện nay, nhưng vẫn có một số bậc cha mẹ có thói quen quát mắng con cái, thậm chí đánh đập, mắng mỏ. Thời đại đã thay đổi, xin các bậc cha mẹ hãy từ bỏ chúng càng sớm càng tốt, để không làm chậm quá trình trưởng thành của trẻ, thậm chí làm sai lệch tính cách của trẻ.

Cha mẹ giáo dục con cái luôn cảm thấy rằng họ có nhiều kinh nghiệm hơn, vì vậy họ có thói quen sử dụng tư cách người lớn tuổi và thái độ trịch thượng của mình để đưa ra những chỉ dẫn bắt buộc đối với con cái. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể khơi dậy sự chống đối lớn hơn từ bọn trẻ. Cha mẹ nên học cách đồng cảm khi giáo dục con cái và nhìn nhận vấn đề nhiều hơn từ góc độ của con cái. Để trẻ biết rằng cha mẹ đang cố gắng thấu hiểu và giúp đỡ mình thì không dễ nảy sinh tâm lý nổi loạn, dễ đạt được hiệu quả giáo dục tốt.

Thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm của bạn dành cho con cái. Khi con lớn lên, sự giáo dục lạnh nhạt của cha mẹ sẽ chỉ kéo con càng xa. Nếu con cái ở nhà thích nói lại thì cha mẹ phải nhẫn nhịn, để con cái cảm nhận được sự quan tâm, ấm áp của cha mẹ, hiểu được lòng tốt của cha mẹ thì con cái mới bằng lòng và chấp nhận sự giáo dục của gia đình.

Chia sẻ