Sau "đàn quân vịt" có nguy cơ không được ra trận, Trung Quốc dự định đưa gần 50 loại nấm biến đổi gen đối đầu với 400 tỷ "giặc" châu chấu

Hy Li,
Chia sẻ

Trung Quốc đưa ra nhiều biện pháp để đối phó với dịch châu chấu đang tiến gần đến biên giới quốc gia này.

Thảm họa châu chấu ở Châu Phi đang ngày càng nghiêm trọng, hiện tại đã lan đến biên giới Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc. Nhiều ngày trước, chính quyền Trung Quốc đã ra một quyết định cực kỳ ấn tượng: Phái 100 nghìn con vịt đến biên giới chiến đấu với 400 tỷ con châu chấu đang chực chờ ập vào lãnh thổ.

Ngày 27/2, một nhóm các nhà nghiên cứu người Trung Quốc đã lên đường đến Pakistan khảo sát tình hình thực tế: "Phái đoàn quân vịt đến Pakistan để diệt châu chấu vẫn đang là một kế hoạch, mọi thứ sẽ được công bố sau khi kết thúc chuyến đi thực nghiệm ở Tân Cương". Các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành một thí nghiệm trong khoảng 2 tháng để xác định tính khả thi của đội quân vịt. 

Sau "đàn quân vịt", thông tin Trung Quốc có thể đưa gần 50 loại nấm biến đổi gen đối đầu với 400 tỷ "giặc" châu chấu tiếp tục khiến dư luận sửng sốt - Ảnh 1.

Liệu kế hoạch sử dụng "đàn quân vịt" có được thực hiện hay không?

Sử dụng đoàn quân vịt được cho là ít tốn kém và ít gây hại cho môi trường hơn thuốc trừ sâu. Đồng thời, vì vịt thích sống theo đàn nên dễ quản lý hơn gà, chúng còn có khả năng thích nghi tốt. Một chú vịt có thể "xử" hơn 200 con châu chấu mỗi ngày, trong khi một chú gà chỉ có thể "giải quyết" 70 con châu chấu/ngày.

Tuy nhiên, theo một giáo sư đến từ trường Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, những chú vịt không phù hợp với điều kiện sống tại Pakistan: "Vịt cần nước nhưng Pakistan hầu như là sa mạc, nhiệt độ cũng rất cao". Ông khuyên nên sử dụng thuốc trừ sâu hóa học hoặc sinh học để diệt châu chấu. 

Theo Daily Star, Trung Quốc có thể sẽ sử dụng gần 50 loài nấm đã được biến đổi gen để đối đấu với dịch châu chấu.  Khi đã bám vào châu chấu, nấm sẽ từ từ xâm nhập qua lớp vỏ cứng bên ngoài và "đầu độc" bản thể từ bên trong. Bởi vì chúng sẽ khiến đối tượng bị "đầu độc" thành màu xanh lá nên các nhà khoa học đã đặt tên là "nấm thây ma xanh".

Được biết, vì tình hình dịch COVID-19 nên quá trình sản xuất loại nấm này đã bị hoãn lại. 

Nguồn: Sina, Daily Star

Chia sẻ