Sau 5 năm làm kế toán, cô gái ở Hà Nội phát hiện ra những “chi phí ẩn” trong cuộc sống thật đáng sợ!
"Từ kinh nghiệm thực tế của chính mình, tôi muốn nói với các bạn rằng, những khoản chi phí ẩn này tuy nhỏ nhưng có khả năng hao mòn số tiền trong ví của bạn cực nhanh", Diệp Chi (32 tuổi, ở Hà Nội) chia sẻ.
Suy cho cùng, bạn có đủ tự tin để có tiền, nhưng tiết kiệm tiền không phải là một việc dễ dàng. Bạn đã bao giờ phát hiện ra rằng dù kiếm được bao nhiêu tiền cũng không thể tiết kiệm được và có bao nhiêu lần tự hỏi bản thân, tại sao thu nhập hàng tháng không ít nhưng số dư còn lại trong tài khoản chẳng đáng là bao? Và có bao nhiêu lần tự hỏi không biết ông bà, bố mẹ đã làm cách nào để có thể tiết kiệm?
Đó là vì môi trường sống của chúng ta đã thay đổi, tiêu chuẩn vật chất được cải thiện và có rất nhiều “chi phí tiềm ẩn” xung quanh chúng ta mà bạn không thể chạm tới hay nhìn thấy.
Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền, Diệp Chi (Kế toán trưởng cho một công ty xuất nhập khẩu ở Hà Nội) khuyên bạn nên học cách ghi sổ tài khoản. Đây chính là bước đầu tiên cho hành trình tiết kiệm của bạn.
"Thông qua việc tính toán, kiểm kê và phân tích hàng tháng, bạn có thể làm rõ những chi phí tiềm ẩn trong cuộc sống của mình.
Tôi đã thực hiện được 5 năm và tôi có thể nói với bạn từ kinh nghiệm của mình rằng những khoản chi tiêu tiềm ẩn trong cuộc sống có thể để lại "tàn dư" rất khủng khiếp và tiếp tục tiêu hao ví của bạn. Điều đáng sợ hơn nữa là nhiều người vẫn còn mù mờ, chưa hiểu biết", Diệp Chi nói.
01. "Bẫy" trà sữa
Chẳng cần dạo một vòng quanh phố, chỉ cần lướt điện thoại và nhìn vào những quán trà sữa phủ đầy trên mọi nền tảng, bạn sẽ biết ngày nay người ta yêu thích uống trà sữa đến mức nào. Quả thực, thức uống này có thể mang lại cho chúng ta những giá trị tinh thần.
Nhưng những người yêu thích trà sữa đã bao giờ tính xem mình chi bao nhiêu tiền mua trà sữa trong một tháng chưa? Và bạn đã bao giờ phát hiện ra rằng uống trà sữa thậm chí có thể "gây nghiện", khiến bạn dễ dàng chi tiền để mua liên tục và hao hết số tiền trong ví, thậm chí có khi vô tình rơi vào hiệu ứng latte.
"Đừng đánh giá thấp loại trà sữa có giá vài chục nghìn đồng. Nếu bạn mua quá nhiều, ví của bạn sẽ trống rỗng. Hơn nữa, uống quá nhiều trà sữa còn không tốt cho cơ thể. Hãy giảm bớt khoản chi phí tiềm ẩn này. Thay vào đó, khi ra ngoài, hãy cố gắng tự pha trà hoa quả, vừa tốt cho sức khỏe, vừa rẻ lại tiết kiệm tiền", Diệp Chi nói.
02. Tính năng tự động gia hạn trên điện thoại
Hãy nhớ kiểm tra xem bạn đã bật chức năng gia hạn tự động hay chưa. Đôi khi, bạn vô tình mua tư cách thành viên ứng dụng chỉ với vài chục nghìn đồng và không chú ý nhiều đến nó. Nhưng đến một lúc nào đó, bạn rất có thể sẽ ngạc nhiên vì sao hóa đơn điện thoại của mình lại cao như vậy.
Đặc biệt là những người trung niên và người già không quá thành thạo trong việc sử dụng điện thoại thông minh. Khi xem video và mua sắm trực tuyến, họ vô tình không biết mình đăng ký những gì. Và đó là lý do dẫn tới việc tốn tiền về sau.
03. Bẫy mua hàng giảm giá
Khi mua sắm trực tuyến, chúng ta thường bắt gặp các chương trình mà bạn có thể được giảm giá cho một đơn hàng bổ sung tiếp theo. Nhiều người cho rằng sẽ thật lãng phí nếu họ không sử dụng phiếu giảm giá đó. Nhưng bạn có chắc chắn rằng, sản phẩm bạn mua để được giảm giá đó đúng như mong muốn của bạn không?
Hầu hết chúng ta không mua sản phẩm một cách chủ quan mà chỉ để mong cầu về việc được giảm giá. Nhiều người cho rằng như vậy cũng là 1 cách tiết kiệm và chính kiểu suy nghĩ này khiến chúng ta vô thức rơi vào các phương pháp tiếp thị của người bán.
"Thực tế, nói một cách thẳng thắn, chính bạn là người mất tiền. Bạn mua một đống thứ mà bạn không sử dụng chỉ để được giảm giá. Đây là một sự lãng phí tiền bạc", Diệp Chi giải thích.
04. Cước phí sử dụng điện thoại
Bây giờ đã có cuộc gọi video, rất ít người sử dụng thẻ điện thoại di động để gọi điện. Các gói trước đây cũng rất đắt và không cần thiết chút nào. Chưa kể, khi sử dụng vượt quá giới hạn dữ liệu khi đi ra ngoài, bạn sẽ tiếp tục phải đăng kí và đương nhiên, những lần đăng kí sau luôn hết nhanh hơn so với lần đầu tiên.
"Sau một năm, tôi đã chi gần 4 triệu đồng để chi trả cho gói cước sử dụng điện thoại. Tôi không biết điều đó nhưng sau đó tôi đã bị sốc. Sau đó, tôi liền ngưng sử dụng để tiết kiệm thêm 1 khoản cho bản thân", Diệp Chi bày tỏ.
05. Chi phí sinh hoạt tăng cao
Bạn có nhận thấy cuộc sống của chúng ta đang thay đổi không? Bạn cho rằng đây là sự cải thiện về chất lượng nhưng thực chất đó là chi phí sinh hoạt đang âm thầm tăng lên. Ví dụ, trước đây chúng ta chỉ dùng bột giặt để giặt quần áo. Nhưng hiện nay trên thị trường có đủ các loại bột giặt, hạt gel giặt, hạt thơm, nước giặt đồ lót, nước giặt cổ áo, nước xả vải chỉ để giặt quần áo...
Muốn giặt sạch một bộ quần áo, bạn phải liên tục đầu tư vào rất nhiều sản phẩm. Đây chẳng phải là chi phí sinh hoạt ngày càng tăng sao?
"Trước đây mình dùng xà phòng để tắm nhưng bây giờ mình dùng sữa tắm. Không những tốn kém mà còn phải dùng cọ tắm. Nhìn có vẻ tinh tế hơn nhưng thực chất chỉ là một loại chi phí sinh hoạt", Diệp Chi nói thêm.
"Dưới sự tác động của môi trường chung, tôi nhận thấy nhiều bạn trẻ đã bắt đầu tích cực tiết kiệm tiền. Họ từng tiêu tiền một cách lãng phí nhưng giờ đây họ đã biết tiết kiệm.
Điều này không có nghĩa là những khoản chi tôi kể bên trên không nên chi tiêu, nhưng nếu muốn tiết kiệm thì bạn cần chi làm sao cho hợp lý. Hãy nhớ không tiêu dùng quá mức, duy trì nhu cầu sinh hoạt ở trạng thái cơ bản là đã để bạn có thể sống vui, sống khoẻ, sống có ích rồi", Chi nhấn mạnh.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về những điều này?