Từ các ca mắc Covid-19 tại sân bay, nhắc lại giải đáp của WHO về băn khoăn: "Virus SARS-CoV-2 có lây qua hành lý ký gửi không?"

Tiểu Vy,
Chia sẻ

Nhiều người băn khoăn và đặt câu hỏi liệu việc gửi hành lý bằng hình thức ký gửi thì có thể lây SARS-CoV-2 từ người bệnh hay không?

Thời gian gần đây, Việt Nam đã ghi nhận một ổ dịch COVID-19 mới ở sân bay Tân Sơn Nhất với 5 ca bệnh. Qua truy vết và xét nghiệm, cơ quan chức năng đã phát hiện thêm 24 ca tại 6 quận, huyện của TP Hồ Chí Minh.

Bộ Y tế nhận định rằng, các trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 mới được xác định trong khu vực bốc xếp, vận chuyển hàng hóa của sân bay Tân Sơn Nhất có thể đã xuất hiện từ trước đây. Nguồn lây và đường đi của bệnh chưa được xác định rõ.

Cảng hàng không là cửa ngõ giao thông, mỗi ngày tiếp đón hàng vạn người từ nhiều vùng miền đến và đi, nguy cơ dịch bệnh có thể tiềm ẩn bất cứ lúc nào. Trước thông tin các ca nhiễm là nhân viên bốc xếp hàng hóa dẫn đến nhiều người băn khoăn đặt câu hỏi rằng: Vậy nếu chúng ta gửi hành lý bằng hình thức ký gửi thì có thể lây nhiễm SARS-CoV-2 hay không?

Lay_may_tai_TSN_34.jpg

Lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Zing.

Chúng ta có thể lây nhiễm COVID-19 khi gửi hàng hóa tại sân bay không?

Thực tế, trước đây Tổ chức Y tế thế giới WHO đã từng trả lời về vấn đề này. Theo đại diện của WHO, SARS-CoV-2 chủ yếu lây lan khi người bệnh tiếp xúc gần với người khác, lây qua các giọt đường hô hấp giữa những người tiếp xúc gần với nhau. WHO nhấn mạnh virus corona chủng mới không thể lây qua hành lý vì chúng không thể tồn tại một thời gian dài trong bưu phẩm hoặc là hàng hóa.

Trả lời trên tờ Health, Tiến sĩ Meyer (một bác sĩ về bệnh truyền nhiễm tại Yale Medicine) cho rằng: "Mặc dù virus SARS-CoV-2 về mặt lý thuyết có thể sống trên các bề mặt vô tri trong thời gian rất dài, nhưng điều này không có nghĩa là nó được truyền từ người sang người theo cách này. Cách lây truyền chính vẫn là liên lạc giữa người với người qua các giọt bắn".

Theo thông tin của Tổng cục Y tế (thuộc Bộ Y tế Pháp), SARS-CoV-2 có thể tồn tại trên bề mặt khô như bàn, tay nắm cửa... Tuy nhiên, thời gian cho mỗi chuyến bay ngắn nhất ở Việt Nam ít nhất rơi vào khoảng 2 tiếng đồng hồ (chưa bao gồm thời gian nhận hành lý). Thời gian này khá dài để virus có thể sống sót, hơn nữa quá trình vận chuyển loại virus này cũng sẽ khó để trải qua điều kiện nhiệt độ quá khắc nghiệt để tồn tại.

ca8c-ha-ng-ha-ng-kho-ng-my-va-n-duy-tri-ca8c-chuye-8n-bay--1586089126-width1000height562.png

Bàn cụ thể về trường hợp ổ dịch COVID-19 mới ở sân bay Tân Sơn Nhất, bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm - Nội Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1) cho rằng: Không thể có chuyện lây nhiễm COVID-19 từ hành lý ký gửi.

Bác sĩ cho rằng, rất có thể bệnh nhân 1979 (nhân viên sân bay sống ở Bình Dương cùng với người em trai) không phải là F0. Trước đó bệnh nhân 1979 đã đi ăn, có tiếp xúc với người khác rồi mới bắt đầu sốt, ho. Vì vậy có thể bệnh nhân này đã bị lây nhiễm trước đó.

Lưu ý để phòng chống dịch bệnh tại sân bay

Dù vậy, khi là nhân viên xử lý hàng hóa và hành lý tại sân bay, hoặc là hành khách tham dự chuyến bay, bạn vẫn có khả năng nhiễm COVID-19 nếu tiếp xúc quá gần với người bệnh, hoặc chạm, nắm vào các bề mặt có chứa virus sau đó đưa tay lên miệng.

Để đảm bảo an toàn nhất cho bạn, CDC Hoa Kỳ đưa ra khuyến cáo những việc cần làm ở sân bay như sau:

- Hạn chế tiếp xúc gần với người khác bằng cách duy trì khoảng cách tối thiểu 6 thước Anh hoặc 2 mét, khi có thể.

- Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt thường bị đụng chạm. Những vật này gồm máy quét, radio hai chiều thông thường/dùng chung hay thiết bị di động khác, xe cộ, thiết bị vận chuyển hành lý hoặc hàng hóa.

unnamed (1).jpg

- Vệ sinh tay đúng cách là một biện pháp kiểm soát lây nhiễm quan trọng. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng dung dịch sát trùng tay chứa cồn có ít nhất 60% cồn.

- Những thời điểm chính để rửa tay thông thường bao gồm: Trước, trong và sau khi chuẩn bị thức ăn. Trước khi ăn. Sau khi đi vệ sinh. Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.

Ngoài ra, nên rửa tay khi: Trước và sau ca làm việc. Trước và sau khi nghỉ giải lao. Sau khi xử lý, chất lên và dỡ xuống hành lý, kiện hàng hoặc hàng hóa. Sau khi chạm vào các bề mặt thường bị đụng chạm. Sau khi đeo, chạm vào hoặc tháo khẩu trang vải.

- Tránh chạm tay chưa rửa vào mắt, mũi hoặc miệng.

Chia sẻ