Sạp rau củ lạ hút gần 100 ngàn lượt like ở hội bếp núc đình đám, nữ chủ nhân tiết lộ thời gian để "thu hoạch" 1 bắp ngô 2cm mất 7 tiếng đồng hồ

ĐX,
Chia sẻ

Rau củ gì mà bé xíu, để mãi không bao giờ hỏng khiến "hiệp hội nữ đầu bếp" ở nhóm Yêu Bếp (Esheep Kitchen family) toàn những chị em cao thủ cũng phải ngả mũ thán phục đến vậy? Và chủ nhân của nó là ai?

"Quầy rau củ" lạ hút gần 100 ngàn lượt like?

Gần đây có 1 người phụ nữ đã làm mưa làm gió trong nhóm "bếp núc đình đám" Yêu bếp (Esheep Kitchen family) với bài viết gần 100 ngàn lượt like khi cô chia sẻ về quầy rau củ tự "trồng" của mình. Vậy điều gì đã khiến hội chị em toàn những cao thủ bếp núc cũng phải ngả mũ đến vậy?

Chủ nhân của bài viết là Nguyễn Như Quỳnh, cô hài hước khoe "ưu điểm vượt trội" của món rau củ tự tay mình làm là... chỉ để ngắm, chứ không ăn được. Vậy cớ gì mà mấy món rau củ chỉ làm cảnh của cô lại khiến chị em sốt xình xịch như thế?

Thực tế những sản phẩm Quỳnh làm thì đúng là ai nhìn thấy đều không phải mắt chữ a, mồm chữ o vì phục lăn. Sản phẩm bé xíu nhưng tỉ mỉ đến từng chi tiết, 100% handmade, sản phẩm dài nhất được tiết lộ chỉ 2cm. Đó là những loại rau củ mini có màu sắc, hình dạng y như thật, tinh tế vô cùng khiến chị em phát cuồng vì sản phẩm quá đẹp và phục vô đối với đôi bàn tay tạo ra nó.

Có gì bên trong "quầy rau củ không lớn được" hút gần 100 ngàn lượt like khiến hội mẹ đảm Yêu bếp phải ngả mũ khâm phục? - Ảnh 1.

Sạp rau củ gây sốt của Nguyễn Như Quỳnh trong nhóm Yêu bếp với gần 100k lượt like.

Như Quỳnh nói vui về "quầy rau củ" của mình như thế này: "Do được trồng dưới một loại đất đặc biệt, dồi dào chất dinh dưỡng cùng bàn tay chăm sóc đầy kinh nghiệm trong nghề làm vườn mà củ nào củ ấy, quả nào quả ấy cứ gọi là... không lớn được Bé xíu xìu xiu nhỏ nhỏ xinh xinh nhưng tươi ngon quanh năm suốt tháng, trường tồn vĩnh cửu; cam kết không dùng bất cứ loại thuốc độc hại nào".

Sự thật đó là những sản phẩm của bộ môn nghệ thuật có tên gọi là miniature food (đồ ăn mini mô phỏng). Miniature là trò chơi bằng đất sét để bạn có thể tự sáng tạo ra những món ăn/ đồ vật mini trông như thật. Dù đây không phải là bộ môn nghệ thuật mới trên thế giới, thậm chí cả ở Việt Nam, nhưng khi Quỳnh chia sẻ những sản phẩm của mình trong hội nhóm Yêu bếp thì với nhiều người loại hình này lần đầu họ được tiếp cận.

Miniature food đã có mặt ở Nhật từ năm 1917. Cách đây vài thập kỷ thì miniature food là một nhánh con trong miniature arts (nghệ thuật mô phỏng). Đến năm 2014 thì miniature food chính thức "bùng nổ" và tạo cơn sốt khi một kênh youtube của Nhật tên là Miniature Space bắt đầu up những clip hướng dẫn làm miniature meal (những món ăn mini mô phỏng đồ ăn thật). Ngày nay có hai dạng miniature food: Ăn được và không ăn được. Những set đồ miniature food ăn được thường có nguyên liệu từ bột mì, đường, sữa… còn đồ để trưng bày sẽ được làm chủ yếu từ đất sét và bột màu.

Có gì bên trong "quầy rau củ không lớn được" hút gần 100 ngàn lượt like khiến hội mẹ đảm Yêu bếp phải ngả mũ khâm phục? - Ảnh 2.

Sạp rau củ lạ hút gần 100 ngàn lượt like ở  hội bếp núc đình đám, nữ chủ nhân tiết lộ thời gian để "thu hoạch" 1 bắp ngô 2cm mất 7 tiếng đồng hồ - Ảnh 3.

Có gì bên trong "quầy rau củ không lớn được" hút gần 100 ngàn lượt like khiến hội mẹ đảm Yêu bếp phải ngả mũ khâm phục? - Ảnh 3.

Như Quỳnh, người tạo ra sạp rau củ mini gây sửng sốt cộng đồng chị em bếp núc Yêu bếp.

Với các sản phẩm của Như Quỳnh ai cũng phải phục lăn vì quả chuối, bắp ngô, từng cây nấm, trái chanh, bắp cải... những món đồ nhỏ xíu xìu xiu mà tinh tế đến từng chi tiết, độ sống động như thật mà lại còn siêu tí hon nữa nên thấy được độ khó của nó.

Nói về cơ duyên đến với những món đồ bé xíu mà tinh xảo bằng đất sét này, Quỳnh kể: "Thời đó, mình là một đứa rảnh rỗi suốt ngày chúi mũi vào xem phim trên mạng rồi shopping online, nhưng lại có cảm giác khá mất phương hướng. Cho đến một hôm cô vô tình xem được một clip về miniature food trên youtube thì thực sự là mình bị hớp hồn luôn. Thứ đồ chơi cứ tưởng chỉ dành cho trẻ con ấy hóa ra cần nhiều sự tỉ mỉ và công sức hơn mình tưởng. Thế rồi từ thích thú, mình tò mò muốn làm thử xem sao".

Cô lên các trang mạng tìm hình ảnh của những nghệ nhân người nước ngoài để học hỏi. Mà không đơn giản Quỳnh xem cho vui, cô nghĩ ngay đến việc tìm hiểu cách làm sản phẩm thực tế.

Chủ nhân của sạp rau củ là ai?

Như Quỳnh hiện tại đang sống cùng gia đình nhỏ của mình tại Gia Lâm và có 1 cậu con trai 6 tuổi. Điều đáng ngạc nhiên là dù làm nhiều quá mà không đếm được số miniature food mình làm ra và tâm huyết với nó. Nhưng nữ chủ nhân này lại đang sở hữu 1 thương hiệu thời trang thiết kế và đây mới là nghề chính của cô, Quỳnh đã "tạm gác" công việc liên quan đến miniature food toàn tâm toàn ý 100% trước đây và chỉ dừng lại ở đam mê để relax, chinh phục chính mình.

Tuy nhiên, 1 trong những người khởi đầu ở Việt Nam với nghề này chính là Quỳnh. Dù không học về mỹ thuật nhưng nhờ đam mê mà cô có thể tạo ra những sản phẩm cực kỳ tinh tế như thế. Ở Việt Nam theo như Quỳnh nói thì khi cô bắt đầu hầu như chưa thấy có ai làm và để sống bằng nghề cũng khó do người Việt đồ handmade chưa hẳn chuộng, giá thành sản phẩm lại còn cao nữa, người sản xuất thì tốn quá nhiều thời gian.

Dù trước đây tính từ cái bắt tay đầu tiên Quỳnh đã "chơi" với nó, thâm niên 11 năm, đã có thời sống bằng đam mê để đồ sản xuất ra luôn trong tình trạng "cháy hàng" chỉ sau vài nốt nhạc. Thậm chí cô cũng từng đào tạo học viên làm nghề này.

Lúc đầu theo đuổi cái thú chơi có vẻ phù phiếm này đầy khó khăn vì lúc đó ở Việt Nam chưa có nhiều shop bán nguyên liệu làm đất sét nên cứ tìm tòi mãi cũng chỉ mua được vài sản phẩm làm chơi thôi. Thời điểm đó học hỏi trong nước gần như là chuyện không tưởng, vì thế Quỳnh đành phải gánh vai... người tiên phong. Cách duy nhất để học chỉ là lên mạng tìm tòi, đọc hiểu, xem cách làm và thấm về nó, còn thực tế chưa có vì khó kiếm nguyên liệu.

Sản phẩm đầu tiên cô làm là chiếc kẹo mút, nó còn thô sơ lắm nhưng Quỳnh trân trọng đến bây giờ. Vì làm bằng đất sét trẻ em, thành phẩm là đất sét đơn thuần nên không thể cứng lại sau khi khô và cô phải nghĩ cách để tìm 1 loại đất để khi sản phẩm khô nó sẽ giữ mãi được. Sau này thì Quỳnh tiếp tục nghiên cứu và mày mò mà càng ngày càng mê nên... không dứt ra được nữa.

"Thú chơi" không dễ dàng

Quỳnh kể lúc bắt đầu với miniature arts khó khăn nhiều vô số kể vì ngày đó ở Việt Nam chưa có nhiều shop bán nguyên liệu làm đất sét nên Quỳnh cứ tìm tòi mãi cũng chỉ mua được vài sản phẩm để chơi thôi. Thêm nữa là đồ ăn đất sét mini khi đó cũng còn là khái niệm mới mẻ tại Việt Nam nên tìm được người đi trước đã có kinh nghiệm để học hỏi gần như là không có.

Nguyên liệu thiếu, không có người hướng dẫn, nhưng cô vẫn quyết tâm theo đuổi đam mê. Ngày ngày Quỳnh "cày" clip hướng dẫn trên mạng và bắt chước theo, sai hỏng sửa chữa, rút kinh nghiệm và dần dần nâng cao được tay nghề.

Sạp rau củ lạ hút gần 100 ngàn lượt like ở  hội bếp núc đình đám, nữ chủ nhân tiết lộ thời gian để "thu hoạch" 1 bắp ngô 2cm mất 7 tiếng đồng hồ - Ảnh 6.

Sạp rau củ lạ hút gần 100 ngàn lượt like ở  hội bếp núc đình đám, nữ chủ nhân tiết lộ thời gian để "thu hoạch" 1 bắp ngô 2cm mất 7 tiếng đồng hồ - Ảnh 7.

Dù đam mê nhưng làm miniature arts không phải dễ. Mỗi loại có đặc thù riêng và khi tạo hình không sản phẩm nào giống sản phẩm nào. Trong các bước làm sản phẩm theo Quỳnh bước phức tạp nhất đó là đánh màu và tạo màu 1 sản phẩm, làm sao để cho ra 1 sản phẩm giống với sản phẩm thật nhiều nhất. Hơn nữa vì sản phẩm là dạng mini, sản phẩm lớn nhất cô làm có chiều dài 2,5cm; sản phẩm nhỏ nhất có thể chỉ 0,2cm (hoa trên bánh gato, quả dâu tây...), trong khi thực tế thì sản phẩm càng nhỏ làm càng khó.

Lúc đầu làm sản phẩm vì đam mê, nhưng sau này nhiều người thích thú với nó và hỏi mua nên cô bán sản phẩm. Vì sản phẩm 100% là handmade nên làm rất kỳ công, mất thời gian và có tính nghệ thuật cao nên một sản phẩm miniature được bán với giá nhiều người cho rằng khá cao. Trung bình một chiếc bánh ngọt mini cỡ hơn 1cm có giá từ 30-40k, bánh gato khoảng 2,5 có giá khoảng 60-120k tùy loại. Còn đồ ăn mặn thì trung bình một món lẻ cỡ vài chục có món tới vài trăm ngàn đồng. Còn thường Quỳnh chọn cách bán theo set (bao gồm nhiều món ăn), mỗi set có giá cỡ vài trăm đến hơn 1 triệu đồng.

Ngoài ra thì cô cũng sản xuất cả khuôn cho những bạn có nhu cầu thích tự làm, tự set up đồ ăn theo ý thích. Khi mua được vài món có thể giúp tạo hình cơ bản thì Quỳnh sẽ tự mua nguyên liệu về đổ khuôn. Thường thì khuôn có giá từ 30k trở lên tùy món.

Như Quỳnh trong lĩnh vực tay phải, nghề thiết kế thời trang và may mặc.

Để sống với nghề không dễ

Khách hàng thứ 1 của Quỳnh chủ yếu là các chị có con nhỏ, họ thích mua về chơi với con, tập cho con thói quen biết đam mê từ bé, tập tính kiên nhẫn và một chút khéo léo.

Đối tượng thứ 2 là những bạn muốn kinh doanh nhưng theo hình thức tự làm mô hình để bán thì họ sẽ mua khuôn của cô về và tự làm ra thành phẩm để bày bán.

Đối tượng thứ 3 là học sinh cũng đam mê chơi đất sét, họ sẽ 1 là mua thành phẩm có sẵn về bày vào nhà búp bê của mình, 2 là mua khuôn và tự làm những set đồ ăn xinh xinh để bày hoặc tặng bạn bè.

Có gì bên trong "quầy rau củ không lớn được" hút gần 100 ngàn lượt like khiến hội mẹ đảm Yêu bếp phải ngả mũ khâm phục? - Ảnh 8.

Gia đình nhỏ của bà chủ "sạp rau củ nổi tiếng".

Cái khó của Quỳnh cho việc kinh doanh theo những sản phẩm xinh xắn này là công sức quá lớn, giá thành cao nên chỉ có 1 số đối tượng không lớn quan tâm.

Sản phẩm tạo hình lâu nhất của cô là 7 tiếng cho 1 bắp ngô dài 2,5cm, sau này thành thạo thì ít nhất vẫn phải mất 5 tiếng vì sản phẩm làm khá lâu công và cầu kỳ, phải tạo hình từng hạt ngô và gắn lại nên không thể rút ngắn thời gian được. Vì mất nhiều công như thế nên việc định giá cho bắp ngô không biết thế nào cho vừa mà đáp ứng được tiêu chí mức giá người ta dễ chấp nhận.

"Tạm gác" rồi quay trở lại?

Trước đây Quỳnh từng đào tạo nhiều học viên, bán sản phẩm. Nhưng vài năm gần đây công việc chính của Quỳnh hiện tại là thiết kế và kinh doanh về thời trang, đồ ăn mini bằng đất sét đã từng gác lại dừng ở sở thích riêng. Quỳnh vẫn tiếp tục làm sản phẩm cho chính mình để chinh phục những sản phẩm khó, cô cũng vẫn mua những sản phẩm mini để sưu tập, kể cả những máy móc mini bằng kim loại.

Hiện giờ thỉnh thoảng Quỳnh vẫn làm sản phẩm, nhưng cũng thỉnh thoảng thôi vì nó tốn khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, khi tạo hình xong 1 sản phẩm thì vẫn giữ nguyên như ngày đầu làm chiếc kẹo mút, làm xong 1 sản phẩm đó là 1 cảm giác hạnh phúc khó tả.

"Hãy theo đuổi đam mê đến cùng, đừng nản lòng, hãy xem và tham khảo thật nhiều những sản phẩm của những nghệ nhân trong nước cũng như quốc tế để từ đó có hướng phát triển cho riêng mình. Quan trọng phải kiên nhẫn và không bỏ cuộc giữa chừng. Làm đồ miniature lâu bạn sẽ nhận ra chính bộ môn này rèn luyện cho bạn rất nhiều về lòng kiên nhẫn, sự bình tĩnh, tỉ mỉ và chú ý đến tiểu tiết. Trong thời đại ai cũng sống nhanh sống gấp sống ảo như bây giờ thì mình nghĩ miniature là một giải pháp xả stress và "detox" lại tâm hồn cũng như cuộc sống cực kỳ ổn", Quỳnh nói.

Như vậy dù đã có thời gian gần như phải "cất" đi niềm đam mê của mình hoặc gác lại vì công việc và mưu sinh.

Nhưng gần đây Quỳnh tuyên bố cô sắp trở lại với nó: "Qua mấy năm tự mày mò kinh doanh, thấy nhu cầu các bạn về lĩnh vực này có vẻ tăng lên, nhiều bạn làm đồ rất đẹp nữa nên càng thấy vui hơn vì đem lại niềm đam mê cho rất nhiều bạn trẻ. Vậy nên thời gian tới mình dự tính sẽ qauy trở lại với đất sét để nhiều người biết đến bộ môn này hơn nữa. Mình sẽ nhận đào tạo và kết hợp với vài bên để làm 1 số dự án. Mình cũng đang có "tham vọng" ra sách về miniature food và cũng mong muốn được phát triển mạnh mẽ nó, biết đâu lại đóng góp được gì đó cho ngành du lịch của nước mình".

- Nguồn nhân vật cung cấp từ chia sẻ tại nhóm Yêu Bếp (Esheep Kitchen family) -  

Sạp rau củ lạ hút gần 100 ngàn lượt like ở  hội bếp núc đình đám, nữ chủ nhân tiết lộ thời gian để "thu hoạch" 1 bắp ngô 2cm mất 7 tiếng đồng hồ - Ảnh 11.

 

Chia sẻ