Sáng nào tỉnh giấc cũng thấy cơ thể "phản ứng kỳ lạ" thế này thì có thể thận của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng cần đi khám ngay

ĐỖ ĐỖ,
Chia sẻ

Trong cơ thể người, có một bộ phận giữ nhiệm vụ bài tiết chất thải, điều hòa cân bằng nước và điện giải... Nếu nó phát bệnh, nó thường bộc lộ nhiều dấu hiệu bất thường vào buổi sáng.

Bộ phận nội tạng mà chúng ta đang nói đến chính là thận. Theo Y học cổ truyền, tạng thận bao gồm 2 phần là thận âm và thận dương. Thận là gốc, là nguồn gốc của sự sống. Thận quyết định tính di truyền, khả năng phát dục, nếu thận bị ảnh hưởng thì những cơ quan này cũng bị ảnh hưởng, sẽ phát triển các bệnh có tính di truyền, những bệnh bẩm sinh. Nói chung, sức khỏe mỗi người như thế nào, tuổi thọ ra sao đều phụ thuộc vào sự suy yếu hay khỏe mạnh của thận.

Theo Y học hiện đại, thận là bộ phận có hình hạt đậu, nằm ở vùng thắt lưng, là cơ quan bài tiết quan trọng của cơ thể người. Thận giúp bài tiết chất thải, điều hòa cân bằng nước và điện giải, vì vậy nó đóng vai trò vô cùng quan trọng và không thể thay thế.

Sáng nào tỉnh giấc cũng thấy cơ thể "phản ứng kỳ lạ" như thế này chứng tỏ một bộ phận nội tạng đã mắc trọng bệnh - Ảnh 1.

Những người có thận yếu thường có 4 biểu hiện khác lạ sau khi thức dậy vào buổi sáng. Hãy kiểm tra xem bạn có dấu hiệu nào không để kịp thời đi khám.

Dấu hiệu 1: Chân phù nề

Buổi sáng thức dậy, nếu bạn nhận ra chân mình phù nề hơn hẳn những ngày trước thì cần xem xét sức khỏe của thận. Vốn dĩ thận là cơ quan có nhiệm vụ cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể, loại bỏ chất lỏng dư thừa. Khi thận bị suy yếu, không còn hoạt động bình thường thì cơ thể sẽ dễ bị tích nước dẫn đến chân bị phù nề hoặc kèm theo triệu chứng cao huyết áp. Lúc này bạn cần cẩn thận với bệnh viêm cầu thận.

Dấu hiệu 2: Đi tiểu thấy có màu bất thường

Sau khi thức dậy vào buổi sáng, việc chúng ta làm đầu tiên trong ngày đó là đi tiểu, lúc này sẽ thật dễ dàng để biết liệu nước tiểu của mình có gì bất thường hay không.

Sáng nào tỉnh giấc cũng thấy cơ thể "phản ứng kỳ lạ" như thế này chứng tỏ một bộ phận nội tạng đã mắc trọng bệnh - Ảnh 2.

Hãy cẩn thận khi nước tiểu có máu

Nếu bạn thấy nước tiểu có lẫn máu (chuyển thành màu hồng hoặc đỏ), ngoài ra nếu nước tiểu có nhiều bọt, bốc mùi kỳ lạ, tốt nhất bạn nên đi kiểm tra xem mình có bị những vấn đề liên quan đến suy thận hay không.

Dấu hiệu 3: Rụng tóc bất thường

Nếu bạn thức dậy vào buổi sáng và thấy rằng có rất nhiều sợi tóc rụng trên gối, tình trạng rụng tóc ngày một nhiều hơn thì chứng tỏ thận của bạn đang có vấn đề.

Theo Đông y, thận có nhiều nhiệm vụ, bao gồm lưu thông khí huyết, gọi là thận khí. Nếu thận khí yếu thì sức khỏe cũng sẽ giảm sút, cơ thể hao mòn, mất kinh nguyệt, răng yếu, tóc rụng. Đây cũng chính là nguyên nhân gây rụng tóc khi thận gặp vấn đề.

Sáng nào tỉnh giấc cũng thấy cơ thể "phản ứng kỳ lạ" như thế này chứng tỏ một bộ phận nội tạng đã mắc trọng bệnh - Ảnh 3.

Dấu hiệu 4: Kiệt sức, chân yếu

Nếu có sức khỏe tốt, thời điểm sau khi thức dậy buổi sáng nhẽ ra phải là khoảng thời gian bạn tràn đầy năng lượng nhất. Tuy nhiên, nếu ngủ dậy bạn vẫn thấy mệt mỏi, buồn ngủ, thậm chí đau nhức khắp cơ thể, đặc biệt phần chân rất yếu thì nên đi kiểm tra sức khỏe thận càng sớm càng tốt.

Muốn nuôi dưỡng thận, hãy ghi nhớ 3 việc quan trọng sau:

- Ăn uống: Nếu bạn thường xuyên ăn mặn, lượng natri trong cơ thể sẽ vượt quá tiêu chuẩn, dễ dàng tạo gánh nặng cho thận.

Nếu muốn nuôi dưỡng thận, bạn nên ăn uống khoa học, chủ yếu kiểm soát lượng muối tiêu thụ mỗi ngày, đối với người bình thường không nên ăn quá 6g muối mỗi ngày.

Ngoài ra, điều quan trọng là phải kiểm soát lượng protein, đặc biệt là protein trong thịt động vật, chẳng hạn như thịt bò và thịt cừu, thịt lợn và thịt gà. Cơ thể con người nên tiêu thụ 0,8g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.

- Uống nước: Nhịn tiểu trong thời gian dài sẽ làm tăng nồng độ nước tiểu. Về lâu dài, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập thận dọc theo niệu quản và gây viêm bể thận.

Để có thể đi tiểu đều đặn, việc uống nước nên được đề cao, uống nước sẽ hỗ trợ cho quá trình bài tiết độc tố trong cơ thể và giảm gánh nặng trao đổi chất lên thận. Những người khỏe mạnh nên uống không dưới 1500ml nước mỗi ngày. Khi uống nước, bạn nên uống chậm và nhấm nháp, như vậy sẽ có lợi cho sự hấp thụ độ ẩm của cơ thể.

- Ngủ đủ: Sinh hoạt hàng ngày nên phân bố thời gian làm việc, nghỉ ngơi khoa học. Tốt nhất bạn nên ngủ trước 11 giờ đêm, để đảm bảo 7-8 giờ ngủ mỗi đêm là phù hợp. Trước khi đi ngủ, bạn có thể ngâm chân bằng nước ấm, việc này rất tốt cho tuần hoàn máu và cũng giúp ích cho sức khỏe của thận.

Ngoài ra, Y học Trung Quốc cũng khuyên chuyện sinh hoạt vợ chồng cũng nên có chừng mực, nếu tần suất quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thận.

Nguồn: Sohu

Chia sẻ