Sản phụ bị triệt sản oan
Trong khi sản phụ 34 tuổi đang phải mang "án tử" treo trên người vì những cục máu đóng trong bụng sau khi cắt tử cung thì phía bệnh viện lại tìm cách trốn tránh trách nhiệm.
Khóc ròng vì mổ đẻ lại bị "triệt sản"
Sản phụ Hoàng Thị Quỳnh Như (34 tuổi, quê ở tổ 11, Nam Đế, TP. Đồng Hới, Quảng Bình) bức xúc cho biết, ngày 18/10 chị nhập viện mổ sinh để lấy con ra tại Khoa phụ sản - vô sinh, Bệnh viện Quốc tế Trung ương Huế. Đến 4h30 bác sỹ An đã quyết định tiến hành mổ cho chị và lấy thai nhi nam nặng 2,8 kg ra ngoài.
Chưa kịp mừng với niềm vui mẹ tròn con vuông, thì trưa 19/10, chị Như thấy bụng phình trướng, có triệu chứng sốt cao. Chị Như ngay lập tức được các bác sỹ đưa đi siêu âm và phát hiện trong bụng có máu vón cục, thành khối. Lúc này, bác sỹ An đã yêu cầu gia đình chị Như đến ký giấy mổ lần 2 và cắt bỏ luôn tử cung của chị Như...
Bệnh nhân Hoàng Thị Quỳnh Như đau đớn đi mổ đẻ đến 2 lần tại bệnh viện Quốc tế lại bị cắt luôn tử cung.
Sản phụ Quỳnh Như cho biết thêm: "Sau khi tôi được mổ lần 2, mấy ngày sau siêu âm vẫn phát hiện máu cục trong bụng, máu đã đóng thành khối cứng, và lên đến thành bên trái. Gia đình tôi đã phản ánh sự việc này đến bác sỹ An, thì bác sĩ này cho rằng 'không thể có chuyện đó xảy ra'… Lần trước tôi mổ lần 2 ra thấy toàn nước dịch chứ không phải máu cục. Nghe vậy, tôi buộc phải đi siêu âm ngoài thì bác sỹ kết luận: Tôi bị máu đã vón cục đóng thành khối và phải vào bệnh viện Trung ương Huế nhập viện ngay".
Kết quả siêu âm tại Phòng khám đa khoa Medic cho thấy: "Ở mõm cắt có khối tụ máu lan lên tới cực dưới thận trái kích thước 17x9 cm; khối máu tụ ở hố chậu(T) 125x70 mm và vùng hạ vị ở mõm cắt tử cung". (Kết quả siêu âm ngày 31/10 do bác sỹ Như Hảo và Trương Trọng Hưng thăm khám, nghĩa là sau 10 ngày, qua 2 lần mổ tại bệnh viện Trung ương Huế)…
Ngay sau khi sự cố xảy ra, trước sự bức xúc của dư luận và gia đình nạn nhân vào chiều 10/11 lãnh đạo Trung tâm điều trị theo yêu cầu và Bệnh viện Quốc tế gồm PGS.TS Nguyễn Văn Hỷ (Phó giám đốc Trung tâm), bác sỹ Bạch Cẩm An, trưởng khoa sản, bệnh viện Trung ương Huế, trực tiếp ca mổ hôm đó và bác sỹ Hồ Thị Phương Thảo đã có cuộc gặp gỡ với gia đình, tại bệnh viện.
Tại đây các bác sĩ đã giải thích với người nhà sản phụ rằng: Sai sót này là do kỹ thuật không ai mong muốn sự việc này xảy ra cả, hiện vẫn còn khối máu trong bụng thời gian tới sẽ triệt tiêu và hẹn gia đình 1 tháng vào viện tái khám lại".
Ông Hoàng Văn Tuấn, em ruột của chị Quỳnh Như nói: "Tôi nói với bệnh viện, chị tôi đã nằm ở bệnh viện lâu lắm rồi, nên đề nghị cho chị tôi ra về. Tuy nhiên trước khi ra về đề nghị bệnh viện phải ký xác nhận, chị tôi sau 2 lần mổ vẫn có cục máu đã đóng thành khối trong bụng, và chị bị cắt tử cung, nhưng họ không dám ký vào. Sau đó, tôi làm dữ nên họ mới chịu.
Mấy ngày trước khi ra viện, họ bỏ rơi chị tôi một mình trong phòng 419, tầng 4 của bệnh viện, họ cắt luôn thuốc uống, và chẳng ai đến thăm khám cho chị tôi cả. Thật quá nhẫn tâm. Cho đến ngày ra viện, tôi phản ứng lắm, họ mới vào thăm khám, và cho chị đi siêu âm. Chừ chị tôi đang mang cái án tử treo trên người mà bác sỹ nói, cả 1.000 ca chỉ có 1 đến 2 ca gặp phải trường hợp này. Gia đình bệnh nhân không ký vào thì cả bạc tỷ tôi cũng không dám mổ"…?!.
Cục máu tự tan?
Trong khi người dân hoang mang, lo lắng gọi điện thoại đến báo chí và cần câu trả lời chính thức từ bệnh viện, thì lãnh đạo BV Trung ương Huế lại cho biết: "Tôi tưởng có đơn khiếu nại thì trả lời, quý báo cứ nói họ gửi đơn đến bệnh viện tôi trả lời, còn tôi không có quyền trả lời báo chí".
Hồ sơ bệnh án của sản phụ Hoàng Thị Quỳnh Như.
Câu nói của ông PGS.TS Nguyễn Duy Thăng, Tỉnh ủy viên, Phó giám đốc bệnh viện Trung ương Huế khiến chúng tôi hết sức… ngạc nhiên. Mặc dù trước đó, phóng viên đã liên hệ, và ông Thăng, Phó giám đốc đã đồng ý và hẹn 16h làm việc.
Riêng Trưởng khoa sản bệnh viện Trung ương Huế- BS Bạch Cẩm An thì giải thích: Phải cắt bỏ tử cung vì để cứu lấy tính mạng sản phụ. Và sản phụ Quỳnh vì mổ đẻ đến 2 lần vẫn gặp phải sự cố, sau mổ vẫn chưa yên, máu vẫn ụ thành khối, đông thành cục bên trong bụng…
Gia đình sản phụ Quỳnh thì luôn cho rằng họ nghi ngờ bác sỹ đã làm tắc trách khiến xảy ra sự cố cho người thân của mình. Sau gần 1 tháng sinh con và bị "triệt sản" oan, chị Hoàng Thị Quỳnh Như nói trong nước mắt: "Phụ nữ thì họ chẳng ham muốn gì chuyện ấy. Nhưng, cái đó là để duy trì hạnh phúc của gia đình. Khi nghe họ cắt luôn tử cung khiến tinh thần tôi hết sức suy sụp.
Đó là nỗi đau lớn của người đàn bà, một nỗi đau mà từ nay tôi không thể nào sinh con được nữa, không thể đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu tất yếu của người chồng. Ai sẽ giúp tôi giữ được hạnh phúc vợ chồng?... Tôi rất cần câu trả lời từ bệnh viện, các các sĩ đã gây ra nỗi đau quá lớn này cho tôi sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào?".
Theo chị Như, trước đó, vì nghe người dân Quảng Bình đồn tai nhau rằng, đi mổ sinh dịch vụ tại khoa sản, Bệnh viện Quốc tế Huế làm rất nhanh, bác sỹ giỏi, vì thế nên mới tin tưởng đến đây để khám và mổ, mặc dù ở Bệnh viện Quốc tế Huế với giá đắt đỏ, với khoản tiền lớn, mỗi ngày nằm tốn tiền giường phòng cả 1 triệu đồng.
Một ca mổ đẻ phải điều trị đến 23 ngày, ngốn gần 50 triệu... Nhưng chị không ngờ họ vì lợi ích, chạy "xô" ca mổ, để xảy ra hậu quả này. Và khi sự cố xảy ra, thì bác sỹ An lại phủi trách nhiệm, cứ giải thích mập mờ, khi thì nói hết rồi, toàn nước dịch, khi thì nói dần dần nó sẽ triệt tiêu. Nhưng khi siêu âm thì vẫn còn.
Để làm rõ sự việc "mổ đẻ, cắt luôn tử cung của sản phụ" đang gây chấn động dư luận tại Thừa Thiên - Huế nhiều ngày qua, ngày 15/11 phóng viên đã liêc lạc với GS.TS Bùi Đức Phú, giám đốc bệnh viện Trung ương Huế. Tuy nhiên GS.TS Bùi Đức Phú trả lời đang bận họp Quốc hội. Ông cũng cho biết hiện vẫn chưa nhận được báo cáo từ các khoa liên quan đến trường hợp sản phụ Hoàng Thị Quỳnh Như. Ông hẹn phóng viên sau khi họp Quốc Hội xong, ông sẽ có câu trả lời cho báo chí.
Sản phụ Hoàng Thị Quỳnh Như (34 tuổi, quê ở tổ 11, Nam Đế, TP. Đồng Hới, Quảng Bình) bức xúc cho biết, ngày 18/10 chị nhập viện mổ sinh để lấy con ra tại Khoa phụ sản - vô sinh, Bệnh viện Quốc tế Trung ương Huế. Đến 4h30 bác sỹ An đã quyết định tiến hành mổ cho chị và lấy thai nhi nam nặng 2,8 kg ra ngoài.
Chưa kịp mừng với niềm vui mẹ tròn con vuông, thì trưa 19/10, chị Như thấy bụng phình trướng, có triệu chứng sốt cao. Chị Như ngay lập tức được các bác sỹ đưa đi siêu âm và phát hiện trong bụng có máu vón cục, thành khối. Lúc này, bác sỹ An đã yêu cầu gia đình chị Như đến ký giấy mổ lần 2 và cắt bỏ luôn tử cung của chị Như...
Bệnh nhân Hoàng Thị Quỳnh Như đau đớn đi mổ đẻ đến 2 lần tại bệnh viện Quốc tế lại bị cắt luôn tử cung.
Sản phụ Quỳnh Như cho biết thêm: "Sau khi tôi được mổ lần 2, mấy ngày sau siêu âm vẫn phát hiện máu cục trong bụng, máu đã đóng thành khối cứng, và lên đến thành bên trái. Gia đình tôi đã phản ánh sự việc này đến bác sỹ An, thì bác sĩ này cho rằng 'không thể có chuyện đó xảy ra'… Lần trước tôi mổ lần 2 ra thấy toàn nước dịch chứ không phải máu cục. Nghe vậy, tôi buộc phải đi siêu âm ngoài thì bác sỹ kết luận: Tôi bị máu đã vón cục đóng thành khối và phải vào bệnh viện Trung ương Huế nhập viện ngay".
Kết quả siêu âm tại Phòng khám đa khoa Medic cho thấy: "Ở mõm cắt có khối tụ máu lan lên tới cực dưới thận trái kích thước 17x9 cm; khối máu tụ ở hố chậu(T) 125x70 mm và vùng hạ vị ở mõm cắt tử cung". (Kết quả siêu âm ngày 31/10 do bác sỹ Như Hảo và Trương Trọng Hưng thăm khám, nghĩa là sau 10 ngày, qua 2 lần mổ tại bệnh viện Trung ương Huế)…
Ngay sau khi sự cố xảy ra, trước sự bức xúc của dư luận và gia đình nạn nhân vào chiều 10/11 lãnh đạo Trung tâm điều trị theo yêu cầu và Bệnh viện Quốc tế gồm PGS.TS Nguyễn Văn Hỷ (Phó giám đốc Trung tâm), bác sỹ Bạch Cẩm An, trưởng khoa sản, bệnh viện Trung ương Huế, trực tiếp ca mổ hôm đó và bác sỹ Hồ Thị Phương Thảo đã có cuộc gặp gỡ với gia đình, tại bệnh viện.
Tại đây các bác sĩ đã giải thích với người nhà sản phụ rằng: Sai sót này là do kỹ thuật không ai mong muốn sự việc này xảy ra cả, hiện vẫn còn khối máu trong bụng thời gian tới sẽ triệt tiêu và hẹn gia đình 1 tháng vào viện tái khám lại".
Ông Hoàng Văn Tuấn, em ruột của chị Quỳnh Như nói: "Tôi nói với bệnh viện, chị tôi đã nằm ở bệnh viện lâu lắm rồi, nên đề nghị cho chị tôi ra về. Tuy nhiên trước khi ra về đề nghị bệnh viện phải ký xác nhận, chị tôi sau 2 lần mổ vẫn có cục máu đã đóng thành khối trong bụng, và chị bị cắt tử cung, nhưng họ không dám ký vào. Sau đó, tôi làm dữ nên họ mới chịu.
Mấy ngày trước khi ra viện, họ bỏ rơi chị tôi một mình trong phòng 419, tầng 4 của bệnh viện, họ cắt luôn thuốc uống, và chẳng ai đến thăm khám cho chị tôi cả. Thật quá nhẫn tâm. Cho đến ngày ra viện, tôi phản ứng lắm, họ mới vào thăm khám, và cho chị đi siêu âm. Chừ chị tôi đang mang cái án tử treo trên người mà bác sỹ nói, cả 1.000 ca chỉ có 1 đến 2 ca gặp phải trường hợp này. Gia đình bệnh nhân không ký vào thì cả bạc tỷ tôi cũng không dám mổ"…?!.
Cục máu tự tan?
Trong khi người dân hoang mang, lo lắng gọi điện thoại đến báo chí và cần câu trả lời chính thức từ bệnh viện, thì lãnh đạo BV Trung ương Huế lại cho biết: "Tôi tưởng có đơn khiếu nại thì trả lời, quý báo cứ nói họ gửi đơn đến bệnh viện tôi trả lời, còn tôi không có quyền trả lời báo chí".
Hồ sơ bệnh án của sản phụ Hoàng Thị Quỳnh Như.
Câu nói của ông PGS.TS Nguyễn Duy Thăng, Tỉnh ủy viên, Phó giám đốc bệnh viện Trung ương Huế khiến chúng tôi hết sức… ngạc nhiên. Mặc dù trước đó, phóng viên đã liên hệ, và ông Thăng, Phó giám đốc đã đồng ý và hẹn 16h làm việc.
Riêng Trưởng khoa sản bệnh viện Trung ương Huế- BS Bạch Cẩm An thì giải thích: Phải cắt bỏ tử cung vì để cứu lấy tính mạng sản phụ. Và sản phụ Quỳnh vì mổ đẻ đến 2 lần vẫn gặp phải sự cố, sau mổ vẫn chưa yên, máu vẫn ụ thành khối, đông thành cục bên trong bụng…
Gia đình sản phụ Quỳnh thì luôn cho rằng họ nghi ngờ bác sỹ đã làm tắc trách khiến xảy ra sự cố cho người thân của mình. Sau gần 1 tháng sinh con và bị "triệt sản" oan, chị Hoàng Thị Quỳnh Như nói trong nước mắt: "Phụ nữ thì họ chẳng ham muốn gì chuyện ấy. Nhưng, cái đó là để duy trì hạnh phúc của gia đình. Khi nghe họ cắt luôn tử cung khiến tinh thần tôi hết sức suy sụp.
Đó là nỗi đau lớn của người đàn bà, một nỗi đau mà từ nay tôi không thể nào sinh con được nữa, không thể đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu tất yếu của người chồng. Ai sẽ giúp tôi giữ được hạnh phúc vợ chồng?... Tôi rất cần câu trả lời từ bệnh viện, các các sĩ đã gây ra nỗi đau quá lớn này cho tôi sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào?".
Theo chị Như, trước đó, vì nghe người dân Quảng Bình đồn tai nhau rằng, đi mổ sinh dịch vụ tại khoa sản, Bệnh viện Quốc tế Huế làm rất nhanh, bác sỹ giỏi, vì thế nên mới tin tưởng đến đây để khám và mổ, mặc dù ở Bệnh viện Quốc tế Huế với giá đắt đỏ, với khoản tiền lớn, mỗi ngày nằm tốn tiền giường phòng cả 1 triệu đồng.
Một ca mổ đẻ phải điều trị đến 23 ngày, ngốn gần 50 triệu... Nhưng chị không ngờ họ vì lợi ích, chạy "xô" ca mổ, để xảy ra hậu quả này. Và khi sự cố xảy ra, thì bác sỹ An lại phủi trách nhiệm, cứ giải thích mập mờ, khi thì nói hết rồi, toàn nước dịch, khi thì nói dần dần nó sẽ triệt tiêu. Nhưng khi siêu âm thì vẫn còn.
Để làm rõ sự việc "mổ đẻ, cắt luôn tử cung của sản phụ" đang gây chấn động dư luận tại Thừa Thiên - Huế nhiều ngày qua, ngày 15/11 phóng viên đã liêc lạc với GS.TS Bùi Đức Phú, giám đốc bệnh viện Trung ương Huế. Tuy nhiên GS.TS Bùi Đức Phú trả lời đang bận họp Quốc hội. Ông cũng cho biết hiện vẫn chưa nhận được báo cáo từ các khoa liên quan đến trường hợp sản phụ Hoàng Thị Quỳnh Như. Ông hẹn phóng viên sau khi họp Quốc Hội xong, ông sẽ có câu trả lời cho báo chí.