Sán lợn đặc biệt nguy hiểm với sức khỏe
Một khi đã vào cơ thể, ấu trùng sán lợn có thể gây tổn thương ở nhiều bộ phận trong cơ thể như da, cơ, gan, phổi, não...
Những ngày gần đây, dư luận lại xôn xao về hình ảnh những miếng thịt lợn đầy nang sán (thịt lợn gạo) trên các trang mạng xã hội. Đặc biệt, dư luận đang hết sức hoang mang bởi có thông tin cho rằng ấu trùng sán không chỉ có trong thịt sống mà khi đun chín cũng không diệt được loại ký sinh trùng này.
Từ nhiều năm nay, người dân đều biết giun sán sống ký sinh ở các loại động vật như lợn, bò, gà, cá... Thậm chí một số loại rau cỏ cũng có thể có sán. Loại ký sinh trùng này có thể thâm nhập vào con người thông qua các loại thực phẩm mà chúng ta ăn, chủ yếu là từ thịt động vật.
Nếu ăn phải thức ăn có nhiễm trứng sán, ấu trùng sán sẽ chui qua niêm mạc dạ dày, xuyên qua thành ruột, theo vòng tuần hoàn máu mà đi “chu du” khắp cơ thể rồi cư trú ở một cơ quan nào đó, kể cả não.
Thông tin nang sán có trong thịt lợn lại đang làm xôn xao dư luận. Ảnh chụp từ Facebook
Thông tin nang sán có trong thịt lợn lại đang làm xôn xao dư luận. Ảnh chụp từ Facebook
Một khi đã vào cơ thể, ấu trùng sán lợn có thể gây tổn thương ở nhiều bộ phận trong cơ thể như da, cơ, gan, phổi, não... Nếu chúng “làm ổ” ở gan, phổi sẽ làm giảm chức năng của hai cơ quan này, còn khi đã “ăn” vào não, nó giải phóng bào tử não dẫn đến những hậu quả như tăng áp lực sọ não, ở cơ tim có thể gây tim đập nhanh, tiếng tim bị biến đổi, bệnh nhân hay bị ngất xỉu… Trường hợp nặng có thể còn khiến bệnh nhân bị liệt, dẫn tới tử vong.
Ngoài ra, có rất nhiều bệnh nhân bị ấu trùng sán chui vào mắt. Nang ấu trùng có thể nằm trong hốc mắt, mi mắt, trong kết mạc, thuỷ tinh thể... gây giảm thị lực hoặc bị mù tuỳ theo vị trí của ấu trùng trong mắt.
Theo một nghiên cứu của chuyên ngành Bệnh da và hoa liễu của Học viện Quân y, bệnh nhiễm trùng sán lợn là một bệnh mạn tính có tổn thương ở da, cơ, não... căn nguyên do các u nang sán lợn gây nên. Biểu hiện lâm sàng tuỳ theo vị trí khu trú của nang, ví dụ ở da ảnh sẽ hưởng tới thẩm mỹ, ở não có thể gây động kinh, giảm trí nhớ hoặc rối loạn vận động ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống...
Tuy nhiên, theo bác sĩ H.Đô (chuyên khoa Tiêu hóa – Viện Y học cổ Truyền QĐ) thì loại nang sán này có thể bị “tiêu diệt” ở 80 độ C trở lên.
Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của mình, việc quan trọng là người dân cần thực hiện đúng nguyên tắc ăn chín uống sôi để đề phòng nhiễm ấu trùng sán từ các loại thực phẩm. Tuyệt đối không được ăn các loại thịt sống hoặc thịt chưa chín kĩ (ví dụ như nem chua hay các món tái…).
Nhiễm sán lá gan vì thói quen ăn đồ tái