“Rớt nước miếng” với thịt lợn “đóng gông”

Giang Hoàng, nguồn ảnh aFamily.vn,
Chia sẻ

Lợn “đóng gông” hay lợn “cắp nách” là loại lợn đặc sản ở vùng cao. Ăn thịt lợn “cắp nách” chẳng khác nào ăn thịt thú rừng mà không phạm pháp.

Trên những nẻo đường vùng cao, chúng tôi cứ mắt tròn mặt dẹt khi bắt gặp những đàn lợn đen ước chừng chỉ 10-15kg chạy long nhong. Điều đặc biệt là con nào cũng được “đóng gông” với ba thanh tre tạo thành hình tam giác quanh cổ. Tò mò mãi mới biết những cái “gông” là để ngăn cản những chú lợn thả rông phá hoại vườn tược.

"Mắt tròn mặt dẹt" trước những đàn lợn thong thả kiếm ăn ven đường.

Con nào cúng được "đóng gông".

Còn cái tên lợn “cắp nách” cũng thú vị không kém. Do cân nặng chỉ dao động trong khoảng một yến nên bà con mỗi dịp về chợ phiên có thể đựng lợn trong rọ hoặc buộc chân cắp nách theo con lợn bán lấy tiền rồi nhâm nhi vài bát rượu ngô tới lúc say mèm.  

Lợn được buộc chân cắp nách về chợ.

"Hiện đại" hơn là nhốt trong bao tải.

Nằm thu lu giữa phiên chợ tấp nập.
 
Loài lợn này được thả rông vào trong rừng từ khi mới đẻ, tự kiếm ăn để sống. Chúng có sức chịu đựng rất giỏi, tự tìm củ, rễ cây rừng nhai lá cây là có thể sống được. Cả lũ lợn con đi kiếm ăn thành đàn đến khi nào trưởng thành, có thể sinh sản mới tự tách ra.

Lợn được thả rông và tự kiếm ăn trong rừng.

Loại lợn đã được đồng bào vùng cao thuần dưỡng.

Lợn thả rông, tự kiếm sống ở trong rừng, song chúng không bao giờ đi xa, chỉ quanh quẩn ở một khoảng cách nhất định. Bí quyết nằm ở chỗ đồng bào đã lấy gai rạch cho xước da  rồi sát muối vào người chúng từ lúc bé, thỉnh thoảng lại bắt chúng ăn muối, nên những chú lợn vì nhớ vị muối mặn mà không bao giờ đi xa.

Loại lợn này chắc thịt và rất ít mỡ.

Chính vì không được nuôi dưỡng nên lợn lửng thuộc loại siêu chậm lớn, mỗi năm chúng chỉ tăng trưởng vài kg. Ăn cỏ cây, lại chậm lớn nên thịt chúng rất thơm ngon, hầu như không có mỡ, miếng nào có một tý mỡ thì cũng không ngấy.

Món thịt lợn cắp nách.

Không thể thiếu được trong những phiên chợ vùng cao.

Hay những ngày vui của đồng bào dân tộc.

Có nhiều cách chế biến lợn cắp nách thành đặc sản như tiết canh, luộc, hấp, nướng, hun khói, xào… Hiện nay ở nhiều địa phương vùng cao đã xuất hiện rất nhiều quán đặc sản lợn "cắp nách".

Được chế biến thành nhiều món "đặc sản".

Thơm ngon như thịt thú rừng.

Món này có thể gọi là thịt rừng nhưng lại không phải là thịt rừng. Trong miếng thịt cả, nhận được cả hương vị của rừng hoang mà lại không "mắc tội" tiêu diệt động vật hoang dã. Hiện nay ở các thành phố lớn cũng đã xuất hiện các quán chế biến lợn cắp nách vùng cao nhưng có lẽ chỉ khi được ngồi giữa mây núi, bên bếp lửa hồng với bầu rượu ngô mới thấy hết được vị đậm đà thơm ngon của miếng thịt lợn “đóng gông”.
Chia sẻ