Rớt nước mắt chuyện ông lão lấy vỉa hè làm nhà hơn 1 năm nay
Không nhà cửa, không vợ con, ông lão phải lấy vỉa hè làm nhà. Hàng ngày cuộc sống cô quạnh của tuổi già phải trông vào hơn 10 ngàn đồng nhờ thu lượm ve chai và sự hảo tâm của người dân quanh khu vực.
Hơn 1 năm nay, người dân sống quanh khu vực đầu đường Hoàng Diệu giao với Nguyễn Thái Học (Ba Đình - Hà Nội) đã quá quen thuộc với ông lão tóc bạc phơ, còm cõi lủi thủi chọn vỉa hè làm nhà. Tất cả tài sản của ông chỉ là chiếc bạt rách và chiếc ghế xếp thừa hưởng lại của một người quá cố.
Trò chuyện với chúng tôi, ông cho biết tên là Triệu Vân (67 tuổi - dân tộc Mường), nhưng khi nói về quê thì ông cụ lúc nói ở Lạng Sơn, lát sau lại nói ở Thái Nguyên.
Tài sản quý giá nhất của ông đó là chiếc bạt che nắng mưa và chiếc ghế xếp. "Mảnh bạt này hôm nào mưa tôi mới căng ra thôi chứ tạnh ráo thì cứ mặc kệ thôi, còn chiếc ghế xếp này tôi được thừa hưởng của một cụ già đã qua đời ở gần đây đấy".
Ngoài ra, ông còn sở hữu một "người bạn" vô cùng độc đáo đó là chiếc radio. Theo ông thì khi đêm xuống chiếc đài lúc nào cũng nói, nói đến không mỏi miệng, thậm chí ông cũng không nói lại được! Tuy nhiên, đây là "người bạn" thứ 4 hoặc thứ 5 gì đó bởi trước kia ông cũng từng được mấy bác xe ôm tặng 2-3 cái nhưng bị kẻ trộm "xơi tái".
Đôi dép da theo ông lão đó là "hàng tốt" nhặt được trong thùng rác cách đây không lâu!
Ông cũng cho hay: "Mình là kẻ rách rưới, ấy vậy mà hôm rồi tôi lượm được cái điện thoại mà đó là điện thoại cảm ứng hẳn hoi đấy nhé, thế mà đêm ngủ chẳng biết làm sao lại bị người ta trộm mất. Bây giờ vẫn còn tiếc ngẩn ngơ".
Hàng ngày công việc của ông là đi lang thang khắp nơi để nhặt nhạnh bất cứ thứ gì có thể đem bán cho cánh đồng nát được. Chiều muộn khi chúng tôi đến thì ông khoe: "Hôm nay bán được 11 ngàn đồng, đủ để mua chai bia cải thiện".
Một bữa tối được cho là thịnh soạn gồm nước tương, 1 que chả, vài cọng rau và chút cá được người dân thương cảm biếu ông.
Thú vui ông bao giờ bỏ đó là rượu và bia, tất nhiên ông cụ ít khi có tiền để mua mà hầu hết đều do những người bạn già, hàng xóm biếu. "Mỗi tối cứ phải làm cốc rượu thế này mới ấm bụng chú ạ, người ta thương mình thì mình xin nhận. Hôm nào hơi quá chén chút là chỉ biết nằm cả ngày thôi chứ không đi đâu được".
Anh Hiển, bác Vinh... là những người "hàng xóm" tốt bụng của ông Vân. Thi thoảng những người hàng xóm này thường ra trò chuyện với ông cho đỡ buồn.
Khi nói về vợ con thì ông cho biết: "Vợ chẳng có, con cũng không, nhà cửa cũng không có nốt nên tôi xuống dưới này lang thang làm bạn với những người làm xe ôm, nhặt rác. Ngày trước tôi tá túc dưới gầm cầu thang một khu chung cư nhưng người ta đuổi nên tôi chuyển về đây".
"Ngôi nhà" của ông Vân vẫn âm thầm, lặng lẽ giữa chốn đông người qua lại. Mọi sinh hoạt tối thiểu hằng ngày ông đều nhờ vả những người hàng xóm tốt bụng, các cơ quan gần đó. Theo ông thì bản thân tá túc ở đây thấy ổn vì đều gặp những người hàng xóm tốt, lại không bị phường đuổi. Đó là cả một niềm hạnh phúc vô bờ của tuổi già!?
Trò chuyện với chúng tôi, ông cho biết tên là Triệu Vân (67 tuổi - dân tộc Mường), nhưng khi nói về quê thì ông cụ lúc nói ở Lạng Sơn, lát sau lại nói ở Thái Nguyên.
Tài sản quý giá nhất của ông đó là chiếc bạt che nắng mưa và chiếc ghế xếp. "Mảnh bạt này hôm nào mưa tôi mới căng ra thôi chứ tạnh ráo thì cứ mặc kệ thôi, còn chiếc ghế xếp này tôi được thừa hưởng của một cụ già đã qua đời ở gần đây đấy".
Ngoài ra, ông còn sở hữu một "người bạn" vô cùng độc đáo đó là chiếc radio. Theo ông thì khi đêm xuống chiếc đài lúc nào cũng nói, nói đến không mỏi miệng, thậm chí ông cũng không nói lại được! Tuy nhiên, đây là "người bạn" thứ 4 hoặc thứ 5 gì đó bởi trước kia ông cũng từng được mấy bác xe ôm tặng 2-3 cái nhưng bị kẻ trộm "xơi tái".
Đôi dép da theo ông lão đó là "hàng tốt" nhặt được trong thùng rác cách đây không lâu!
Ông cũng cho hay: "Mình là kẻ rách rưới, ấy vậy mà hôm rồi tôi lượm được cái điện thoại mà đó là điện thoại cảm ứng hẳn hoi đấy nhé, thế mà đêm ngủ chẳng biết làm sao lại bị người ta trộm mất. Bây giờ vẫn còn tiếc ngẩn ngơ".
Hàng ngày công việc của ông là đi lang thang khắp nơi để nhặt nhạnh bất cứ thứ gì có thể đem bán cho cánh đồng nát được. Chiều muộn khi chúng tôi đến thì ông khoe: "Hôm nay bán được 11 ngàn đồng, đủ để mua chai bia cải thiện".
Một bữa tối được cho là thịnh soạn gồm nước tương, 1 que chả, vài cọng rau và chút cá được người dân thương cảm biếu ông.
Thú vui ông bao giờ bỏ đó là rượu và bia, tất nhiên ông cụ ít khi có tiền để mua mà hầu hết đều do những người bạn già, hàng xóm biếu. "Mỗi tối cứ phải làm cốc rượu thế này mới ấm bụng chú ạ, người ta thương mình thì mình xin nhận. Hôm nào hơi quá chén chút là chỉ biết nằm cả ngày thôi chứ không đi đâu được".
Anh Hiển, bác Vinh... là những người "hàng xóm" tốt bụng của ông Vân. Thi thoảng những người hàng xóm này thường ra trò chuyện với ông cho đỡ buồn.
Khi nói về vợ con thì ông cho biết: "Vợ chẳng có, con cũng không, nhà cửa cũng không có nốt nên tôi xuống dưới này lang thang làm bạn với những người làm xe ôm, nhặt rác. Ngày trước tôi tá túc dưới gầm cầu thang một khu chung cư nhưng người ta đuổi nên tôi chuyển về đây".
"Ngôi nhà" của ông Vân vẫn âm thầm, lặng lẽ giữa chốn đông người qua lại. Mọi sinh hoạt tối thiểu hằng ngày ông đều nhờ vả những người hàng xóm tốt bụng, các cơ quan gần đó. Theo ông thì bản thân tá túc ở đây thấy ổn vì đều gặp những người hàng xóm tốt, lại không bị phường đuổi. Đó là cả một niềm hạnh phúc vô bờ của tuổi già!?
Trao đổi với chúng tôi, anh Hiển (công nhân vệ sinh môi trường) cho hay: "Ông ấy sống lang thang, không có nghề nghiệp gì. Sáng ra thì đi nhặt rác bán lại cho cánh đồng nát được khoảng chục ngàn đồng, bản thân anh em chúng tôi thi thoảng vẫn gom chai lọ cho cụ. Khổ! người ta đến tuổi này đáng lẽ được vui đùa bên con cháu, đằng này...".
Ngày 10/3 chúng tôi liên hệ với UBND phường Điện Biên (Ba Đình – Hà Nội) để hỏi về trường hợp của ông Vân, tuy nhiên cán bộ tiếp dân cho biết các lãnh đạo có việc bận và hẹn làm việc vào một thời gian khác. Thế nhưng đến hết ngày 12/3 chúng tôi vẫn không thể tiếp xúc lãnh đạo phường.
Ngày 10/3 chúng tôi liên hệ với UBND phường Điện Biên (Ba Đình – Hà Nội) để hỏi về trường hợp của ông Vân, tuy nhiên cán bộ tiếp dân cho biết các lãnh đạo có việc bận và hẹn làm việc vào một thời gian khác. Thế nhưng đến hết ngày 12/3 chúng tôi vẫn không thể tiếp xúc lãnh đạo phường.